Thứ Ba, 28 tháng 2, 2023

 THỐNG KÊ SƠ LƯỢC VỀ STHIỆT HẠI CỦA NGA VÀ UKRAINE SAU 1 NĂM XUNG ĐỘT

Nhìn về cuộc chiến xâm lược của Nga cách đây một năm để ghi lại những mất mát và tỗn thất của hai phía. Sự mất mát nhiều nhất mà phiá Ukraine phải hứng chịu đó là về phiá thường dân vô tội, trước sự bạo ngược của quân Putin. Nhà cửa bị tàn phá bởi bom đạn, làm mất đi cuộc sống yên bình cuả người dân Ukraine. Chính vì sự tàn bạo của Putin, đã làm xúc động các nước yêu chuộng hoà bình trong thế giới tự do , nên họ đã đoàn kết bên cạnh Ukraine, để giúp đở và xoa dịu phần nào những thiệt hại do chiến tranh gây ra cho dân tộc và đất nước nhỏ bé Ukraine. Cuộc chiến tại Ukraine đã làm xáo trộn cuộc sống hầu hêt của các nước láng giềng chung quanh.

Dựa trên dữ liệu từ các quốc gia, Cao ủy Liên Hợp Quốc (LHQ) về người tị nạn (UNHCR) ước tính châu Âu và Mỹ đã tiếp nhận khoảng 8 triệu người tị nạn từ Ukraine. Theo tờ USA Today, đây là cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến II.


Theo thống kê của Liên hợp quốc, từ khi bắt đầu chiến tranh đến ngày 15 tháng 2 năm 2023, đã có7.519 thường dân trưởng thành và 487 trẻ em đã thiệt mạng ở Ukraine và 12.333 người lớn và 954 trẻ em bị thương, một số khác đã bị thương nặng. Con số thiệt mạng về nhân mạng tại Ukaine tuy chưa được công bố cụ thể sau một năm, nhưng con số nảy ước tính cao hơn con số ban đầu gắp 5 lần,

Tờ Kyiv Independent cũng đưa ra con số thiệt hại về nhân sự gần như tương tự. Ngoài ra, gần 70.000 tội ác chiến tranh của Nga đang bị điều tra và khoảng 8 triệu người Ukraine đã là nạn nhân. Phần lớn những thông tin tổng kết của hai phiá không mang tính chính xác về số lượng binh sĩ thiệt mạng. Tuy nhiên, theo nhiều ước tính khác nhau, con số có thể chấp nhận được là vào khoảng 150.000 đến 180.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng và hơn 100.000 từ phía Ukraine.

Việc xâm lược của Nga vào Ukraine đều bị các quốc gia trên thế giới lên án, LHQ đã ra nghị quyết vào ngày 23.2.2023, buộc Nga: ngừng bắn, rút quân ra khỏi Ukraine, điều tra về tội ác chiến tranh đã gây ra ở Ukraine. Nghị quyết này có 141 phiếu thuận (có Cam Bốt, Myanmar), 7 nước chống (có Nga, Belarus, Bắc Hàn...) và 32 phiếu trắng (có Việt Nam, TQ, Lào, Cuba).


Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, làm người Việt tị nạn hải ngoại nhớ lại bản chất hiếu chiến và khát máu của cộng sản bắc Việt khi xé toan hiệp định Genève 1954 và Hiệp định Paris 1973 xua quân vào tấn công khắp các tỉnh thành ở miền nam vào tết nguyên đán Mậu Thâm 1968 và tiến chiếm miền nam VN vào 30 tháng tư năm 1975. Đám người khát máu này đã dùng mỹ từ " Giải phóng miền nam" để che đậy tham vọng thôn tính miền nam VN, đã gây không biết bao nhiêu là tội ác với dân miền nam VN.

Họ đã làm thiệt hại tài sản và nhân mạng người dân miền nam, trong trận tấn công vào dịp Tết 1968, gần 5.000 người (con số chính xác là 4.954) và gần 16.000 người bị thương. Phía quân đội Mỹ có 3.895 người thiệt mạng và khoảng 19.000 người bị thương. Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa hình như chỉ coi trận Tết Mậu Thân là vào dịp Tết nên không có những con số cho đợt 2 và đợt 3, chỉ có thống kê thiệt hại cho cả năm 1968 theo đó quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã có 28.800 người thiệt mạng, quân đội Mỹ và đồng minh 16.000 người.

Rồi đến năm 1975 sau khi chiếm được miền nam VN, cộng sản đã áp dụng chính sách bóc lột và trả thù tàn ác lên nhân dân miền Nam là nguyên nhân chính đưa đến việc làm hai triệu dân phải bỏ hết tài sản và sự nghiệp để chạy ra nước ngoài cũng trong 20 năm liên tiếp với khoảng 300,000 người thiệt mạng trên đường mạo hiểm tìm kiếm tự do.

Theo các con số của Liên Hiệp Quốc, cho tới khi quốc tế chính thức chấm dứt chương trình tị nạn Việt Nam năm 1995, tổng số người miền nam b nước ra đi lên tới 2,164,000 người. 


Nhìn lại cuộc chiến tại Ukraine, sự đau khổ và mất mát đã làm thế giới rúng động và dang tay ra giúp đở tận tình đất nước này. Chúng tôi sẽ không so sánh sâu về bản chất của cuộc chiến ở Ukraine và VN cách đây hơn nửa thế kỷ.

CHI PHÍ TIÊU HAO CHO CUỘC CHIẾN Ở UKRAINE

Tuy các con số về chi phí của cuộc chiến mới chỉ là sơ lược, đã được thực hiện ghi nhận từ phiá Ukraine. Tại Kiev, bất kỳ thiệt hại nào xảy ra đối với các tòa nhà hoặc cơ sở hạ tầng của đất nước đều được ghi chép lại một cách cẩn thận. Vì đó là việc sẽ buộc Nga phải chịu trách nhiệm sau khi chiến tranh kết thúc và phải bồi thường chiến tranh cho phiá Ukraine.


Các ước tính về chi phí của cuộc chiến rất khác nhau, từ nửa tỷ euro đến một tỷ euro mỗi ngày cho các vũ khí, đạn dược và các chiến cụ khác tuỳ theo mức độ tấn công nhiều hay ít.

Tính từ tháng 2 cho tới 7 năm 2022 - sau sáu tháng đầu tiên của cuộc chiến - Thủ tướng Ukraine Denys Schmyhal đã ước tính số tiền cần để tái thiết đất nước vào khoảng 720 tỷ euro. Con số này tăng nhiều sau 1 năm xung đột.

Ukraine đã dự kiến sự ​​thâm hụt ngân sách khoảng 36 tỷ euro cho năm 2023 vì cuộc chiến tranh xâm lược của Nga.

H
ẬU QUẢ THIỆT HẠI KINH TTỪ PHÍA NGA:
Ngoài việc có nhiều binh sĩ thiệt mạng, cuộc chiến còn gây ra những hậu quả thiệt hại về kinh tế đáng kể cho Nga. Cuộc chiến xâm lược do Nga khởi xướng đưa đến sụp đổ nền kinh tế đất nước này, như phương Tây đã ước đoán do các lệnh trừng phạt được ban ra.
Trong năm đầu tiên của cuộc chiến, trong năm 2022, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chính thức do phiá Nga đã giãm 2,2%, con số này từ thông tin của Nga, nhưng giới kinh tế gia không tin, vì Nga đã phải chi phí cho cuộc chiến ở Ukraine quá nhiều. Thế nên, nếu như chiến tranh kết thúc ngay trong lúc này, giới kinh tế gia tin rằng, nền kinh tế Nga phải chờ đến năm 2030, mới có thể phục hồi và trở lại mức trước năm 2022.
Tỷ lệ lạm phát ở Nga trung bình là 11,9% vào năm 2022, đây là vấn đề đáng lo ngại do mức tiết kiệm thấp của người dân. Hàng trăm nghìn người Nga cũng đã rời khỏi đất nước để tránh bị bắt đi lính. trốn khỏi quê hương của họ.

Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund – IMF) đã nhiều lần điều chỉnh các dự báo trong năm 2022 đối với nền kinh tế Nga, nói rằng nó sẽ thu hẹp lại ít hơn so với dự đoán. Tháng 10, IMF dự đoán ​​nền kinh tế Nga sẽ giảm 3.4% trong năm nay, mức giảm nhỏ hơn nhiều so với mức 6% dự báo vào tháng 7 và mức 8.5% dự báo vào tháng 4.

Chiến tranh xâm lược của Nga vào Ukraine đã đưa thế giới vào một thách thức giửa độc tài và dân chủ tự do. T Le Figaro đã nói về « Cuộc đối đầu vĩ đại »: cuộc xâm lăng Ukraina đã bất ngờ đánh thức sự đối kháng giữa thế giới dân chủ và các chế độ độc tài. Trong lúc mọi chú ý đang hướng về căng thẳng Mỹ-Trung xung quanh Đài Loan, ngay vào thời điểm đó, chính tại châu Âu chiến tranh đã nổ ra.

Nguy cơ vỡ nợ của Nga chừng như khó thể tránh khỏi. Les Echos nhận thấy cả ba cơ quan đánh giá tín nhiệm đều xếp Nga vào loại « C », giai đoạn cuối cùng trước khi bị rơi vào « D » (tức défaut, mất khả năng chi trả). Hiếm khi một quốc gia ít nợ nần (chiếm 20% GDP) lại rơi vào tình cảnh này. Giờ của sự thật đang đến gần : ngày 16/03 Nga phải trả 117 triệu đô la trái phiếu đến hạn, nhưng các nhà đầu tư hầu như không còn hy vọng. Dự kiến GDP của Nga sẽ sụt ít nhất 12%.

Hiện Nga phải nhập 20% nông sản và ngành chăn nuôi không thể cung cấp đủ thịt cho 145 triệu dân. Người Nga cũng phải làm quen với một cuộc sống thiếu vắng những cột trụ của quyền lực mềm phương Tây : trong số 340 tập đoàn đa quốc gia hiện diện ở Nga, chỉ còn khoảng hơn một chục thương hiệu trong ngành thực phẩm là chưa ngưng hoạt động.


Theo quan sát của các chuyên gia và nhà báo trên thực địa, Putin đang thất bại, phải trả giá cho những sai sót của chính mình như : tổ chức kém, khinh địch. Một số đơn vị của Nga đã có hiện tượng đào ngũ. 

Tới nay, chưa có một tín hiệu nào cho thấy cuộc chiến sớm chấm dứt. Cuối cùng cuộc chiến ở Ukraine đã đào sâu khác biệt giữa các bên, thúc đẩy căng thẳng địa chính trị và chạy đua vũ trang giữa lúc kinh tế toàn cầu còn ảm đạm. Thế giới sẽ trở lại tình trạng phân cực và khối NATO sẽ chào mừng sự gia nhập của ít nhất 3 quốc gỉa ,đó là Phần Lan, Thuỵ Điển và Ukraine.

Các nguồn tham khảo:

Người lính già Trịnh Khánh Tuấn 28.2.2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét