Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2023

  "NHÀ GHÉT CHỢ RẪY" CÓ THỂ BỊ TẠM NGƯNG HOẠT ĐỘNG  

Mấy ngày qua, rộ tin Bệnh Viện Chợ Rẫy có thể tạm ngừng hoạt động vì thiéu thuốc men, máy móc...chửa trị cho các bện nhân. Một tin hết sức đáng chú ý, vì đó là chuyện nghịch lý của cái gọi là " Nhà Ghét" của hệ thống điều trị trên toàn quốc trong thời độc đảng. Gọi là độc đảng, vì sự đốc đáo trong phong cách điều hành và quản lý của các đỉnh cao trí tuệ Bộ Y Tế.


VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

Sài Gòn trước 1975 có nhiều bệnh viện công do nhà nước quản lý như nhà thương Chợ Rẫy, nhà thương Chợ Quán, Bình Dân, Nguyễn Văn Học, Từ Dũ, Hùng Vương hay nhà thương Hồng Bàng, Vì Dân…Bệnh nhân vào chữa trị ở các bệnh viện này đều được miễn phí hoàn toàn, nên còn gọi là nhà thương thí. Mang danh nhà thương thí nhưng y bác dĩ vẫn tận tâm, chữa trị đến nơi đến chốn. Lương y trong thời VNCH điều hành đã làm đúng trách nhiệm của một "lương y như từ mẫu", mặt dù không có phong bì như các bác sĩ y tá thời nay.

Đương nhiên ở nhà thương thí thì điều kiện sinh hoạt không được tốt như những nhà thương tư. Nhưng không bao giờ có cảnh ba bốn người một giường hay điều kiện vệ sinh quá t như một số bệnh viện bây giờ. Cũng không có cảnh phải phong bì bồi dưỡng từ công nhân viên, y tá đến bác sĩ như bây giờ.

Bệnh viện hay nhà thương Chợ Rẫy, được xây dựng từ năm 1900 dưới thời Pháp thuộc với tên ban đầu là Hôpital Municipal de ChoLon tại Sài Gòn. 

Đây là một trong những cơ sở y tế do Pháp thành lập ở Việt Nam sớm nhất, cùng với Viện Pasteur Sài Gòn thành lập vào năm 1891. Nhà thương Chợ Rẫy được xây dựng trên nền đất cao có diện tích trên 50.000m2 với các tòa nhà kiểu pháp, cao 2 tầng, vốn trước đây là chợ mua bán của người Hoa, có tên là chợ Rẫy. Và từ đó, người dân vẫn quen gọi đó là bệnh viện Chợ Rẫy và tên này được dùng chính thức cho đến ngày nay.

Người miền Nam trước 1975 gắn liền nhà thương với tình thương, là nơi thể hiện tình cảm của những người làm ngành y tế với bệnh nhân.Tiếng “nhà thương” bắt nguồn từ ý nghĩa nhà chữa trị cho người thương tật bịnh hoạn. 

Ở những nhà thương công bệnh nhân đi khám bịnh, điều trị thì miễn phí, không tốn đồng xu nào. Vì vậy, nó còn được gọi là nhà thương thí, (bố thí) cho người dân. Ở Sài gòn lúc trước người có tiền thì người ta đi nhà thương Đồn Đất, hay mấy nhà thương của bang hội người Hoa như Triều Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến, Sùng Chính…

Đương nhiên nhà thương công thì chật chội, không thoải mái tiện nghi, nhưng bù lại các ca bệnh nặng ngặt nghèo thì phải vô nhà thương công, sanh con so thì phải vô Từ Dũ hay Hùng Vương, vì đó là mấy nhà thương thực tập của trường y Saigon, tập trung các thầy, các cô, giáo sư, bác sĩ ưu tú của miền Nam. 

Lịch sử của Nhà thương Chợ Rẫy, có nhiều lần đã thay đổi tên:

Năm 1919: đổi tên thành Hôpital Indigene de Cochinchine.

Năm 1938: đổi tên thành Hôpital Lalung Bonnaire.

Năm 1945: đổi tên thành Hôpital 415. Sau đó, tách thành hai phòng khám Hàm Nghi và Nam Việt. Từ năm 1957, hai phòng khám trên sáp nhập lại thành nhà thương Chợ Rẫy, tồn tại cho đến ngày nay.

Năm 1971 đến 6/1974, Nhà thương Chợ Rẫy được tái xây dựng trên diện tích 53.000 m2, với tòa nhà 11 tầng, trở thành một trong những bệnh viện lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ. Nhà thương Chợ Rẫy lúc đó có đến 647 giường, là bệnh viện đa khoa có số giường bệnh lớn nhất lúc bấy giờ. Nhà thương Chợ Rẩy trực thuộc Bộ Y tế VNCH. 

Năm 1971, chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa (qua hình thức bồi thường chiến tranh) để tái xây dựng nhà thương Chợ Rẫy trên diện tích 53.000 m². Được trang bị với các máy móc tối tân tối tân, Chợ Rẫy trở thành một trong những bệnh viện lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ. Công trình được hoàn thành vào tháng sáu năm 1974 với tòa nhà 11 tầng.

NHÀ THƯƠNG THÀNH NHÀ GHÉT SAU 1975.

Sau khi cộng sản cướp miền nam vào tháng 4/1975, một sự thay đổi bộ mặt xã hội của toàn miền nam. Tính nhân bản không còn tồn tại nơi các nhà thương và tiếng nhà thương lùi dần vào quá khứ,  chẳng còn ai gọi bệnh viện là nhà thương nữa. Vì bây giờ, các nơi ấy chẳng còn tình thương, không còn là nơi để chia s những đau đớn của bệnh nhân nữa. 

Cũng từ dạo đó, người cộng sản bắt đầu làm tình làm tội các bệnh nhân khi đến chửa trị. Nào là phải có phong bì từ khi buớc vào cổng bệnh viện cho tới khi được nằm lên giường bệnh để được chửa trị. Các bệnh viện đã trở thành nơi kinh doanh, có nơi tiền phòng đắt như khách sạn bốn năm sao. Vào nhập viện dù đang cấp cứu sắp chết thì cũng phải đóng tiền mới có người đến khám. Mọi sinh hoạt đều phải trả tiền, từ miếng nước cho đến giấy chùi cầu, từ ngọn đèn cho đến bông băng. Chẳng còn phân biệt công tư, chỗ nào cũng phải có tiền mới chữa. Giờ mang bệnh thì giàu có không nói làm chi, chứ khá sẽ xuống nghèo, nghèo xuống mạt và chẳng còn chi để sống, bán vợ đợ con, bán hết đất hết vườn hết ruộng hết nhà một khi mang bệnh tật đến bệnh viện để được chửa trị. Từ dạo, có cuộc cách mạng đổi đời do người cộng sản tạo ra từ tháng tư 1975, các nhà thương ở miền nam lần lượt biến mất. Nhà thương, nơi chửa trị mang đậm tính nhân bản của chế độ VNCH, vì dân tuyệt đối và đúng nghiã, bổng chốc đã trở thành các "nhà ghét", trong con mắt của người miền nam.

Bệnh viện hiện nay là nơi tổ chức thực hành và đào tạo sau đại học cho hơn 2.500 sinh viên y khoa và 600 bác sĩ mỗi năm. Bệnh viện Chợ Rẫy có quy mô 2000 giường bệnh, sử dụng 2.270 cán bộ y tế trong đó có 500 y bác sĩ và dược sĩ, hàng năm khám chữa bệnh cho khoảng 457.000 bệnh nhân ngoại trú và 67.000 bệnh nhân nội trú.

BÊNH VIỆN CHỞ RẪY SẮP TẠM NGƯNG HOẠT ĐỘNG.

Vừa qua, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy đã gửi Bộ Y tế và Vụ Pháp chế báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 144/NQ-CP ngày 5-11-2022, những khó khăn vướng mắc trong công tác mua sắm tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Liên quan đến vấn đề này, phóng viên Báo Người Lao Động đã phỏng vấn bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, về Quản lý trang thiết bị y tế và thông tin bệnh viện có nguy cơ tạm ngưng hoạt động cũng như những kiến nghị quan trọng, cấp bách của Bệnh viện Chợ Rẫy.

Trong thực tế hiện nay có rất nhiều trang thiết bị y tế, hóa chất và vật tư y tế tiêu hao thiết yếu trong điều trị. Trong quá trình triển khai xây dựng giá gói thầu, Bệnh viện Chợ Rẫy không thể nhận được đầy đủ 3 báo giá trên địa bàn và cũng không thu thập được báo giá trên địa bàn khác. Vấn đề này đã gây rất nhiều trở ngại cho công tác điều trị và cấp cứu bệnh nhân. Nguồn:https://baomoi.com/vi-sao-benh-vien-cho-ray-dung-truoc-nguy-co-tam-ngung-hoat-dong/c/45127861.epi

Trước tin bệnh viện Chợ Rẫy, một trong những nơi tận tình hút máu dân Sài Gòn từ hơn 4 thập niên qua, để làm giàu cho đảng và nhóm lợi ích, đang gặp khó khăn, sắp đưa đến tình trạng tạm ngưng hoạt động, cho thấy việc kinh doanh nhà ghét Chợ Rẫy đã có nhiều vấn đề còn tồn tại

Ngành y tế nước chxhcnVN, từ lâu là một ổ ký sinh, quan tham nhiều hơn bệnh nhân. Nhìn từ các vụ cung cấp thuốc giả thời bà Nguyễn Th Kim Tiến làm Bô trưởng Bộ Y Tế, cho đến vụ tán "  kít xét nghiệm Covid.19" của công ty Việt Á, rồi vụ bà Nguyễn Thanh Nhàn AIC gần đâyđể thấy ngành y dược xhxhcnVN là một ổ tham quan chưa được đưa vào lỏ của Trọng Lú. Mt khác, người đứng đầu ngành YT hiện nay lại không có chuyên môn về y khoa, nên khó khăn chồng khó khăn.

Nhà thương thí Chợ Rẫy từ thời Pháp thuộc cho đến VNCH quản lý và điều hành một thời gian dài 75 năm, chưa một lần gặp khó khăn để đưa đến tình trạng tạm ngưng hoạt động, mặc dù chưa bao giờ thu phí chửa trị của người dân một đồng xu cắc bạc nào. 

Nhưng sau 48 năm điều hành bộ, ban, ngành, các đỉnh cao trí tuệ đưa "nhà ghét Chợ Rẫyđi vào một tình trang thiếu thốn thuốc men, vật liệu, máy móc....Đây đúng là thời kỳ phá sản toàn bộ đất nước vì nạn tham quan trong đảng và bộ máy cầm quyền hiện nay. Đất nước mình ngộ quá phải khơng anh??

Người lính già xa quê hương Trịnh Khánh Tuấn, 25.2.2023.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét