Thứ Bảy, 24 tháng 7, 2021

 TRONG KHi KHẮP NƠI ĐỀU NGĂN SÔNG CẤM CHỢ - THÌ HÀNG HÓA CHỢ BÚA KIÊN GIANG VẨN ĐƯỢC LƯU THÔNG BÌNH THƯỜNG

Giống như những tỉnh thành khác, Kiên Giang khai triển giãn cách xã hội trên toàn địa bàn theo Chỉ thị 16 từ 0 giờ ngày 19.7.  Kiên Giang từ ngày 31.5 đến nay có 144 ca mắc Covid-19, trong đó có 76 ca được phát hiện tại các ổ dịch, chùm ca bệnh trong cộng đồng. Hiện tổng số ca cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh hơn 3.600 người, cách ly tại cơ sở y tế 81 người, cách ly tại nhà 6.579 người, một con số không nhỏ nhiễm Covid 19 trên 1,7 triệu dân. Quan đầu tỉnh này tương đối sáng suốt hơn các quan đầu tỉnh Pắc Bó khác. thi hành một chính sách mềm hơn. Có thể coi đó là một cách an dân trong mùa dịch. Không hổn loạn như thành "hồ", một nơi trọng điểm về dân số , cũng là trung tâm kinh tế lớn nhất nước, đã bị các đầu lĩnh chóp bu NGU DỐT VỀ CHUYÊN MÔN chen vào sự điều hành của địa phương, để chứng tỏ tài năng xuất chúng về chống dịch của mình. 

QUYẾT ĐỊNH SÁNG SUỐT CỦA LÂM MINH THÀNH

Không ngu ngốc như các lãnh đạo khác trên toàn quốc. Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành đã có quyết định sáng suốt là không dùng biện pháp ngăn sông cấm chợ để chống dịch Vũ Hán. Đây là tỉnh duy nhất trong 63 tỉnh của VN, không dập dịch để triệt hạ kinh tế của Kiên Giang. Không như những nơi khác, vừa chống dịch vừa đập gãy chân mình. Xem thêm tiểu sư Lâm Minh Thành nơi: https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A2m_Minh_Th%C3%A0nh

Ngày 23-7-2021, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Kiên Giang họp giao ban trực tuyến toàn tỉnh thường kỳ (2 ngày 1 lần). Tại cuộc họp, nhiều ý kiến băn khoăn về danh mục hàng hóa thiết yếu, hàng hóa dễ hư hỏng, cần sớm ban hành chi tiết, thống nhất để dễ áp dụng.

Đại diện lãnh đạo các địa phương nuôi tôm đang tới kỳ thu hoạch ở vùng U Minh Thượng (gồm 4 huyện: An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận) đề nghị bổ sung tôm càng xanh, tôm sú, tôm thẻ chân trắng và một số loại hải sản khác vào danh mục hàng hóa dễ hư hỏng để ưu tiên qua chốt. 

Bởi hiện tại, có trường hợp phương tiện của thương lái không tới được hộ dân, rồi hộ dân cũng không chở được tôm tới chỗ thu mua vì… chưa có trong danh mục.

Đại diện ngành công thương Kiên Giang thì phản ánh hiện nay danh mục hàng hóa thiết yếu được phép lưu thông không tỉnh nào giống tỉnh nào, đề nghị UBND tỉnh Kiên Giang góp ý để các bộ, ngành bổ sung kịp thời, thống nhất thực hiện cho đúng.

Trước nhiều ý kiến như vậy, ông Lâm Minh Thành, chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, nhận định nếu các ngành, các địa phương cứ ngồi cân nhắc xem mặt hàng nào thiết yếu, mặt hàng nào không để đưa vô danh mục thì biết tới khi nào mới đủ.

Chưa kể, khi ban hành danh mục hàng hóa thiết yếu, hàng hóa dễ hư hỏng rồi áp dụng làm sao, các chốt không lẽ cứ phải dò từng món trong mấy chục, mấy trăm món hàng lưu thông ngoài thị trường.

Ông Thành đề nghị, cứ xe chở hàng hóa là được qua chốt (kiểm soát phòng chống dịch). Theo ông Thành, các bộ, ngành đã quy định hết rồi, đi nội tỉnh làm sao, đi liên tỉnh làm sao, cứ như vậy mà áp dụng.

"Tôi đề nghị không áp dụng danh mục hàng hóa khi kiểm soát các xe tải qua chốt, nếu có thì chỉ nên tham khảo thôi. Chốt ở đây là để kiểm soát, ngăn chặn những người cố tình đi lại không cần thiết, còn người ta lưu thông hàng hóa thì ngăn cản làm gì", ông Thành nói.

Cũng liên quan tới việc áp dụng giãn cách theo chỉ thị 16, ông Thành cho hay hiện tại có nơi phát phiếu đi chợ cho các hộ dân, ghi luôn phải đi chợ này, chợ nọ, thậm chí có nơi tới giờ này chưa phát phiếu. 

"Việc đi chợ nào, mua cái gì, mua bao nhiêu là quyền của người dân. Họ phải ăn, uống mới sống được. Đâu phải chợ nào cũng giống chợ nào. Có chợ ở phường này, xã này bán thứ này, chỗ khác bán thứ khác, cho nên không được cứng nhắc khi áp dụng, mà phải linh động, phải hiểu nhu cầu thực tế của người dân.

Ở vùng sâu, vùng xa, người ta đất ít, trồng ít được 1 bó rau, mớ hành cũng phải để cho dân chở đi bán, để ở nhà 2, 3 ngày rau cải hư hỏng hết. Người có nông sản bán được thì người mua mới có để mà mua. Mình chống dịch chặt chẽ, nhưng không được ngăn sông cấm chợ", ông Thành nói thêm. Nguồn: https://tuoitre.vn/chu-tich-kien-giang-chi-dao-luu-thong-hang-hoa-khong-can-dung-danh-muc-20210723174219204.htm

Đây là một quyết định được coi là khá cởi mở và sáng suốt nhất trong hàng ngũ các lãnh đạo tỉnh thành phố hiện nay. Việc hàng hóa thực phẩm không bị ngăn sông cấm chợ, sẽ không làm rối loạn thị trường sinh hoạt hàng ngày của người dân,  tiềm năng phát triển kinh tế của giới tiểu thương trong mùa dịch không bị thiệt hại nhiều so với thành "hồ", đồng thời cũng là một biện pháp khôn ngoan để chống dịch có hiệu quả. Đám gian thương cấu kết với quan tham không có cơ hội để tăng giá cao.

Ở nước người, như ở khối Liên Hiệp Châu Âu (EU), trong suốt mùa dịch , họ chưa bao giờ đóng cửa hay ngăn sông cấm chợ như Sài Gòn. Một nơi mà ai cũng giành quyền chỉ đạo trong việc chống dịch.

TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ CỦA KIÊN GIANG.

Năm 2018, Kiên Giang là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 11 về số dân , xếp thứ 20 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 31 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 39 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.723.067 người dân, GRDP đạt 87.284 tỉ Đồng (tương ứng với 3,7908 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 48,21 triệu đồng (tương ứng với 2.084 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,51%.

Tổng giá trị sản phẩm trong tỉnh (GRDP) của Kiên Giang năm 2020 đạt 72.713 tỷ đồng. Sản lượng lương thực đạt 4.350.000 tấn; Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản 692.000 tấn (sản lượng tôm nuôi 82.000 tấn); Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 51.697,4 tỷ đồng (tăng 9,28% so với năm 2019); Tổng kim ngạch xuất khẩu 780 triệu USD; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 129.000 tỷ đồng; Huy động vốn đầu tư toàn xã hội 50.000 tỷ đồng; Thu ngân sách dự kiến đạt 10.946 tỷ đồng. Giải quyết việc làm cho 35.000 lượt người.

Kiên Giang là tỉnh có vùng biển rộng khoảng 63.290km2, với 5 quần đảo, trong đó có 3 thành phố ven biển: Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc cùng với 5 huyện: An Biên, An Minh, Hòn Đất, Kiên Hải và Kiên Lương.

Kiên Giang cũng là tỉnh nằm trong ngư trường Kiên Giang - Cà Mau. Đây là ngư trường lớn nhất nước ta. Năm 2020, bất chấp đại dịch COVID-19, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của tỉnh Kiên Giang ước đạt 836.175 tấn, vượt 10,75% kế hoạch, gồm: Khai thác đánh bắt hơn 572.000 tấn, nuôi trồng 264.105 tấn, trong đó tôm nuôi 92.490 tấn, vượt 8,8% kế hoạch, tăng 11,7% so với năm 2019.

Tổng hợp từ Hậu Duệ VNCH Lê Kim Anh 24.7.2021

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét