Thứ Bảy, 10 tháng 7, 2021

BÊN CẠNH VIỆC LOCKDOWN LIỆU SÀI GÒN CÓ ĐŨ PHÒNG ICU ĐỂ ĐIỀU TRỊ CHO NHỮNG BỆNH NHÂN NHIỄM COVID.19 NẶNG ??

Tình trạng trang bị y khoa của chxhcnvn vẩn còn yếu kém, nhất là từ lâu BV ở các tỉnh không trang bị phòng ICU ( phòng hồi sức cấp cứu) một cách đúng mức. Nên khi dịch Vũ Hán bùng phát mạnh thì những bệnh nhân nhiễm Covid 19 nặng sẽ không có cơ hội sống sót. Thực tế khi dịch bùng phát mạnh thi VN sẽ là Ấn Độ thứ II, vì thiếu thốn nhiều thứ cần thiết như: phòng hồi sức cấp cứu ICU, Vaccine và...Đừng tin vào các cái loa phường của Phạm Minh Chính, Nguyễn Xuân Phúc, Vũ Đức Đam, Nguyễn Thanh Long, Phạm Bình Minh,  Vũ Đức Huệ, Trương Hòa Bình....một đám đánh võ miệng, không có kiến thức về việc phòng chống  dịch Vũ hán lan rộng. 


Nếu trường hợp dịch lan mạnh người dân nghèo sẽ không còn cơ hội sống sót, lý do:

1. Không đũ tiền để chửa trị, một khi phải điều trị tại phòng ICU chi phí rất cao.  Chi phí trung bình vào năm 2010 cho mỗi ngày nằm tại phòng hồi sức tích cực ở Mỹ là 4.300 USD. Số tiền này đã tăng 61% so với năm 2000 (2.669 USD). 

CHI PHÍ CHO BỆNH NHÂN NẰM PHÒNG ICU Ở VN:

1.1 Ngày điều trị Hồi sức tích cực (ICU)/ghép tạng hoặc ghép tủy hoặc ghép tế bào gốc 782,000 (BV hạng đặc biệt); 705,000 (BV Hang I): 602,000 ( BV Hạng II)   

1.2 Ngày nằm trên giường bệnh Hồi sức cấp cứu: 458,000 đồng (BV hạng đặc biệt) 427,000(BV Hang I); 325,000(BV Hang II); 282,000(BV Hang III); 251,500(BV Hang IV).

Theo Thông tư số 13/2019/TT-BYT  ngày 05/7/2019 của Bộ Y tế thì chi phí phía trên là căn bản, còn nếu sử dụng thêm các dụng cụ y khoa khác vào việc điều trị thì sẽ tính thêm vào. Xem nguồn: http://benhvien115.com.vn/bang-gia-phong-cac-loai/gia-dich-vu-giuong-benh/20170630040947232

Ngoài ra, để điều trị một bệnh nhân bị nhiễm Covid.19 quá nặng thì cần phải điều trị bằng ECMO, nhưng chi phí để duy trì ECMO ở BV rất tốn kém, trung bình số tiền để chạy ECMO một ngày khoảng 20 triệu đồng, chưa tính khoảng 200 triệu đồng cho lần đặt máy đầu tiên và các vật tư tiêu hao như thay màng ECMO, thay ống canuyn… Tình trạng bệnh nhân rất nặng nên đến thời điểm này, các bác sĩ cũng không đưa ra tiên lượng gì về khả năng hồi phục của bệnh nhân phi công này. Xem kỹ thuật ECMO nơi đường link: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/tim-hieu-ve-ky-thuat-ecmo-tim-phoi-nhan-tao/?link_type=related_posts

Phi công người Anh là người bệnh Covid số 91, được điều trị tại BV Chợ Rẩy, sau khi lành bệnh phải trả tới 3,5 tỷ đồng. Người nghèo và trung lưu ở VN làm sao có thể trang trải chi phí này?? Nguồn:https://ncov.moh.gov.vn/-/chi-phi-ieu-tri-cho-phi-cong-nguoi-anh-tai-benh-vien-benh-nhiet-oi-tp-ho-chi-minh-khoang-3-5-ty-ong

2. VN hiện số  phòng ICU (intensive care unit) vẩn còn quá giới hạn, các phòng ICU là để điều trị bệnh nhân bị nhiễm Sars- Cov2 nặng cần phải điều trị ở các phòng ICU, là nơi có trang bị  đũ các dụng cần thiết cho những bệnh nhân nặng.

Sài Gòn hiện có bốn bệnh viện Chợ Rẫy (BV củ của VNCH), Bệnh Nhiệt đới TP HCM (BV Chợ Quán của VNCH), BV Nhân dân Gia Định (BV Nguyễn Văn Học củ của VNCH) và Nhân dân 115 (Bệnh viện Trần Ngọc Minh của QY.VNCH). Để đáp ứng với dịch Vũ Hán đang tăng mạnh, các nơi nầy đang chuẩn bị gia tăng len 1.000 giường hồi sức tích cực (ICU), dành cho những  bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch. Tuy dịch bùng phát lên con số vài chục ngàn thì các BV có giường ICU tức khắc quá tải. Nên nhớ dân Sài Gòn hiện nay thực tế là 14 triệu.

Cụ thể, bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh Nhiệt đới TP HCM mỗi nơi sẽ chuẩn bị  tăng 300 giường, Bệnh viện Nhân dân 115 chuẩn bị 250 giường và Bệnh viện Nhân dân Gia Định 150 giường. Để tăng 1.000 giường hồi sức này, hai bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh Nhiệt đới sử dụng giường hiện hữu tại các khoa lâm sàng sẵn có, với điều kiện tối thiểu gồm oxy, khí nén, hệ thống hút... Tuy Sài Gòn là nơi có giường ICU nhiều nhất VN nhưng cũng không thể thỏa mãn nhu cầu tăng đột ngột vì sự chỉ đạo ngu dốt của đám lãnh đạo Pắc Bó.

Ở VN chỉ có một số ít  tỉnh ở phía nam là có đầu tư để trang bị phòng ICU ( Phòng Hồi Sức Cấp Cứu) tiếng viết tắt của intensive care unit, riêng các BV ở phía Bắc vẩn còn thiếu thốn rất nhiều Trung tâm ICU lớn nhất ở phía Bắc với 101 giường hồi sức, mới vừa được hoàn thành vào tháng 6/2021 vừa qua. Nên, khi dịch bùng phát thì không thể đáp ứng được nhu cầu, các chuyên viên ICU vẩn còn đang được đào tạo. Cách dập bệnh của các loa phường là nước lên đến đâu đấp đê đến đấy. Không có một chiến lược cụ thể để chống dịch.

Thế nên, trường hợp ở Bắc Giang, khi ổ dịch đầu tiên ở VN bùng phát Bộ Y Tế đã phải điều bác sĩ bệnh viện Chợ Rẩy chuyên viên về ICU, ra Bắc Giang để hướng dẩn dựng phòng ICU và điều trị điều trị tại tâm dịch này. Bắc Giang được Tập Đoàn SUN Group tài trợ để xây dựng các phòng ICU để điều trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid 19 nặng, nhưng sau khi có các phòng ICU này của Ấn Độ thì băng đảng Mafia cộng sản ở BV Bắc Giang sẽ bắt đầu kiếm lời, như trường hợp các cầu Mỹ Thuận, Cần Thơ, Rạch Miểu...đều do ngoại quốc xây cho dân VN xài, nhưng bọn tham quan thì thâu phí. Không biết rồi đây các mạnh thường quân Ấn Độ của tập đoàn Sun Group có biết việc này không??

Phòng hồi sức tích cực (Intensive care units hay ICU) là một nơi trong bệnh viện thường được dành để chữa trị cho các bệnh nhân bị bệnh nặng hoặc những người cần được chăm sóc đặc biệt. Đội ngũ y tế ở đây gồm bác sĩ, y tá, bác sĩ trị liệu hô hấp, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng, dược sĩ...

Ở Úc, trừ trường hợp nhập viện khẩn cấp thì bệnh nhân sẽ chỉ vào ICU, khi được bác sĩ chỉ định. Bệnh nhân ở phòng hồi sức tích cực có thể vào đây theo kế hoạch sau phẫu thuật, nhập viện bất ngờ sau tai nạn nghiêm trọng hoặc tình trạng sức khỏe giảm sút đột ngột và rất nghiêm trọng. Ở Đức thì giường ICU được trang bị rất nhiều, trong đợt dịch đầu tiên ở Châu Âu, các BV Đức đã cứu các công dân Ý và Pháp vì tình trạng thiếu các phòng hồi sinh cấp cứu đặc biệt ICU nơi các quốc gia của họ. Và các nước này không đáng trách vì đợt đầu xuất hiện thình lình không kịp trở tay. Còn VN thì sao? hơn 2 năm đã không có một chuẩn bị gì cho việc phòng chống dịch, chỉ biết chuẩn bị cho đại hội đảng XIII, cho bóng đá, cho văn nghệ mừng 30.4, cho bầu cử ĐB quốc hội gia nô... Toàn làm những vô lối với mức tốn kém hàng trăm ngày tỷ đồng để lo chuyện tuyên truyền, còn việc chuẩn bị cho Covid 19 hoàn toàn là con số o.

Một điều cần biết, tại bất kỳ một bệnh viện nào, ICU cũng được coi là một nơi rất quan trọng. Các phòng hồi sức tích cực có sự xuất hiện của các thiết bị chuyên môn và dành để theo dõi, chăm sóc cho bệnh nhân nguy kịch. Các loại máy móc thường xuất hiện ở đây gồm máy theo dõi nhịp tim, huyết áp, máy thở nhân tạo, máy tim phổi nhân tạo tại giường (ECMO)...

Phòng hồi sức tích cực thường là nơi xuất hiện những tiếng tít tít của máy móc cùng bước chân vội vã của y bác sĩ bởi họ phải tranh thủ từng phút để dành giật sự sống cho bệnh nhân.

BẮC GIANG KHÔNG CÓ ICU

Vào thời điểm Bắc Giang đang là ổ dịch lớn nhất nước, với số ca nhiễm từng ngày cao nhất kể từ khi dịch COVID-19 xâm nhập nước ta, với tổng số trên 1.400 bệnh nhân dương tính đến nay, bằng 1/4 số mắc cả nước từ đầu dịch, Bác sĩ Trần Thanh Linh được điều  đến Bắc Giang, và êkip của bác sĩ để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 như phải cấp cứu, lọc máu, chạy ECMO, kiểm soát bằng máy thở, sử dụng hệ thống siêu âm, vận chuyển bệnh nhân cấp cứu…để điều trị và hướng dẩn cho các bs ở BV Bắc Giang, đồng thời BS Linh cũng chỉ đạo các công việc lắp ráp các giường ICU tạm thời cho BV Bắc Giang, các trang bị đều được đem từ BV Chợ Rẩy ra.

Bắc Giang là ổ dịch đầu tiên ở VN nhưng cũng chỉ mới đầu tư để xây dựng ICU, Trước đó, vào ngày 26/5/2021, 13 thành viên thuộc đội phản ứng nhanh của Bệnh viện Chợ Rẫy do bác sĩ Trần Thanh Linh - phó khoa hồi sức cấp cứu - làm trưởng đoàn đã lên đường chi viện cho "tâm dịch" Bắc Giang, Ông được biết đến là người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân 91 (phi công người Anh), góp phần giúp ông ấy hồi phục dù tình trạng rất nặng.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của đội Chợ Rẩy là giúp tỉnh Bắc Giang thiết lập Trung tâm Hồi sức tích cực (ICU) tại Bệnh viện Phổi Bắc Giang, tiếp nhận và điều trị những bệnh nhân mắc COVID-19 chuyển biến nặng. Nguồn: https://tuoitre.vn/doi-phan-ung-nhanh-benh-vien-cho-ray-tu-tam-dich-bac-giang-ve-tp-hcm-20210615162019166.htm

TS.BS Nguyễn Tri Thức - giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy - sáng 26-5 cho biết 13 nhân viên y tế của đơn vị đã lên đường chi viện cho Bắc Giang chống dịch sáng cùng ngày. Đây là kế hoạch đột xuất sau chỉ đạo của Bộ Y tế về việc chi viện khẩn cấp các kíp hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng.

Theo bác sĩ Thức, trong số 13 thành viên có 6 bác sĩ, 7 điều dưỡng, kỹ thuật viên tại các khoa gồm hô hấp, cấp cứu, hồi sức - cấp cứu, tim mạch, truyền nhiễm và các khoa cận lâm sàng. 

Đặc biệt có sự tham gia (trưởng đoàn) của bác sĩ Trần Thanh Linh - phó trưởng khoa hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Chợ Rẫy), người từng có thời gian trực tiếp điều trị cho bệnh nhân 91 (phi công người Anh), từng có mặt trên tất cả các mặt trận chống dịch ở Gia Lai, Đà Nẵng, Kiên Giang, Phan Thiết..v...v.

TS.BS Nguyễn Tri Thức - giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy - cho biết sau 20 ngày lên đường chi viện Bắc Giang điều trị bệnh nhân mắc COVID-19, Bác sĩ Trần Thanh Linh và các nhân viên y tế của đơn vị ICU của BV Chợ Rẩy đã hoàn thành nhiệm vụ và trở về TP.HCM để tiếp tục hỗ trợ chống dịch.

BÁC GIANG MỚI TRANG BỊ TRUNG TÂM ICU DO ẤN ĐỘ TÀI TRỢ

Sau 5 ngày thi công lắp đặt thần tốc, chiều 4/6/2021, Tập đoàn Sun Group đã chính thức bàn giao Trung tâm Hồi sức tích cực ICU lớn nhất và hiện đại nhất miền Bắc cho đại diện chính quyền tỉnh Bắc Giang nhằm kịp thời điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng. Nguồn:http://cand.com.vn/Xa-hoi/Sun-Group-ban-giao-Trung-tam-Hoi-suc-tich-cuc-lon-nhat-mien-Bac-cho-Bac-Giang-644467/

CHUYẾN CÔNG TÁC CỦA NGƯỜI HÙNG COVID.19 BÁC SĨ LINH Ở ĐÀ NẲNG

Vừa đặt chân đến Đà Nẵng, BS Linh bắt tay vào thực hiện ca phẫu thuật đặt ECMO đầu tiên cho bệnh nhân 416. Rồi ngoài điều trị cho các ca bệnh nặng, BS Linh cùng với tiểu ban điều trị đi khảo sát tìm nơi đảm bảo các điều kiện điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng. Và cuối cùng Bệnh viện Hòa Vang và Bệnh viện Phổi là hai nơi được lựa chọn.

Khi số lượng bệnh nặng quá nhiều, nhu cầu hồi sức quá cao, Bộ Y tế phân hẳn cho BS Linh gấp rút trang bị ngay một đơn vị hồi sức cấp cứu (ICU) đúng tiêu chuẩn với đầy đủ các hệ thống khí nén, khí oxy trung tâm; xét nghiệm, lọc máu, chẩn đoán hình ảnh; chuyên khoa tim mạch, nhiễm, cấp cứu; chạy ECMO và hệ thống phân luồng...Nguồn: https://tuoitre.vn/bac-si-tran-thanh-linh-doc-suc-cuu-nguoi-benh-het-dich-covid-19-moi-ve-20200806133521688.htm

KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU ICU BV BẠCH MAI THIẾU BS VÀ NHÂN VIÊN 

Hiện nay ở Hà Nội và các tỉnh phía bắc VN, chỉ có Bệnh viện Bạch Mai là Bệnh viện lớn nhất miền Bắc và đây là nơi có hàng 6-8 nghìn bệnh nhân tới thăm khám mỗi ngày, nhiều bệnh nhân nặng và khoa Hồi Sức tích cực là khoa nặng nhất. 

GS Nguyễn Gia Bình – Nguyên trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai tâm sự đây là “chiến tuyến căng thẳng nhất của bác sĩ”. Tuy nhiên đã 5 năm qua, đội ngũ BS và Chuyên viên bị thiếu trầm trọng. Bác sĩ Bình cho biết rất khó để tìm được bác sĩ về làm tại khoa và điều dưỡng cũng chán muốn đi tìm việc khác. Khoa của BS Bình chỉ có được 90 giường ICU. Đó là tình hình thật sự  về ICU của cái gọi BV đứng đầu VN tại thủ đô VN, trái tim của tổ quốc (?). Nguồn: http://bachmai.gov.vn/tin-tuc-va-su-kien/31-tin-hoat-dong-benh-vien/4742-khoa-n%C3%B3ng-nh%E1%BA%A5t-b%E1%BB%87nh-vi%E1%BB%87n-b%E1%BA%A1ch-mai-5-n%C4%83m-kh%C3%B4ng-b%C3%A1c-s%C4%A9-n%C3%A0o-mu%E1%BB%91n-v%E1%BB%81.html.

Nhìn cách trang bi trung tâm hồi sức cấp cứu ICU và đội ngũ chuyên viên về phạm trù này của miền bắc để biết các quan tham ở các BV miền bắc, chỉ biết quan tâm đến tham nhũng chứ không có cái tầm và tâm lo cho việc phòng bị cho các trường hợp khẩn cấp, nên BV nào cũng thiếu thốn giường bệnh ICU cho các bệnh nhân bị nhiêm nặng Covid 19. Mặc dù dịch Vũ Hán đã khởi động ở TQ, một nước láng giềng của VN hơn 2 năm qua. Nếu như trong 2 năm biết lo xa, biết dự phòng thì Bắc Giang và các tỉnh phía bắc không thiếu phòng và giường ICU.

Cũng hên là một năm qua, con virus Vũ Hán đợt đầu chưa tràn qua qua VN nhiều, nên các BS và các loa phường của đảng có thời giờ để gia tăng công xuất để sản xuất thuốc nổ, để tha hồ bốc phét, chứ không hề có một kế hoạch nào thiết thực để chống dịch. Chúng biết kêu gào "chống dịch như đánh giặc", nhưng khi xung phong ra trận đánh giặc không biết trang bị vũ khí thích hợp cho trận mạc. Nếu như thành công là nhờ may mắn, nhờ trời, chứ đảng ta là mù tịt về trận địa, thế mới biết khả năng của đảng ta qua trận dịch này chỉ toàn là võ mồm. 

Từ đó người dân mới thấy được khả năng của 13 thành viên thuộc đội phản ứng nhanh của Bệnh viện Chợ Rẫy do bác sĩ Trần Thanh Linh - phó khoa hồi sức cấp cứu - làm trưởng đoàn, nếu những người dân miền bắc hết được bệnh phải biết ơn đối với các bác sĩ BV Chợ Rẩy, chứ các ông GS. PGS của các BV phía bắc đều là thứ bằng cấp giấy, không đũ khả năng cứu dân, đám BS này chỉ biết cứu đảng, là những Robot được đào tạo từ trường đảng về Cao Cấp Lý Luận, chỉ toàn là thứ chưa bệnh trên TV. Tính tới hôm nay 10.7.2021 dịch bệnh tại thành "hồ" đã lên đến gần 600 ca, sau kỳ thi THPT, trước đó chỉ có  149 ca vào ngày 7/7/2021, ngày thứ hai 8/7/2021 của kỳ thi THP tăng lên là 481.

Hai ngày Lockdown mà số bị lây nhiểm không thuyên giãm, ngược lại còn gia tăng hơn 3 lần trước đó. Nếu như bọn ngu dốt Pắc Bó không tổ chức kỳ thi THPT và tuyên bố lockdown ngay trong ngày 6/7 thì con số nhiểm Covid 19 sẽ không lan nhanh như vậy. 

Tất cả những đều chúng tôi viết ra đây đều là sự thật , chúng tôi không hề thêm bớt  lại càng không viết để hù dân, vì dân tôi tội lắm rồi!! Các tư liệu và hình ảnh đính kèm nơi đây chúng tôi cố gắng lấy từ Bộ Y Tế nước chxhcnvn, không dùng những tư liệu nước ngoài.

Chúng tôi chỉ viết với mục đích giúp đồng bào tôi, những người Sài Gòn và dân miền nam, có thêm chút kiến thức về phương cách điều trị một bệnh nhân nhiểm nặng Covid.19, nơi các bệnh viện, một khi lâm bệnh ở Sài Gòn. Mong được người Sài Gòn tiếp tay phổ biến rộng bài viết này, để có thêm kiến thức về chi phí điều trị của một bệnh nhân nhiễm nặng Covid.19.

Trân trọng cảm ơn toàn thể "người Sài Gòn vì một Sài Gòn đang đau thương", mổi người Sài Gòn hãy ôm chặt và giử lấy SG của chúng ta, SG đã mất tên, thì hãy chung tay giử lấy dân SG, cái gốc của nền văn hóa nhân bản. Còn người Sài Gòn, thì SG chúng ta sẽ trường tồn, đó cũng là hàng rào ngăn chặn được sự đồng hóa của văn hóa Marx. 

Bình luận từ Hậu Duệ VNCH vùng nam Đức  Võ Thị Linh, 10.7.2021

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét