TẤM GƯƠNG YÊU NƯỚC CỦA CHÍ SĨ NGUYỄN BÁ CẨN - THỦ TƯỚNG VNCH
Cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn sinh năm 1930 tại Cần Thơ, từ thuở ấu thơ Ông Nguyễn Bá Cẩn là một cậu học trò nghèo trong một gia đình nông dân ở miền Hậu giang, thân phụ mất sớm, bà mẹ phải tần tảo nuôi một đàn con. Tuy vậy cậu bé học trò Nguyễn Bá cẩn đã cố gắng học tập và ước mơ phục vụ đất nước trong ngành hành chánh và ông đã được thực hiện được ước mơ đó. Ông Cẩn tốt nghiệp thủ khoa Khóa I Học Viện Quốc Gia Hành Chánh và được bổ nhiệm làm Quận trưởng quận Cái Bè 1958, thuộc tỉnh Định Tường. Nơi đây ông phải đối phó với cái gọi là "chiến tranh giải phóng" của cộng sản và có những lúc, giữa đêm khuya người Quận trưởng trẻ tuổi đã phải lội ruộng dẩn quân lùng địch giữa Đồng Tháp với vỏn vẹn hai tiểu đội địa phương quân đi kèm.
Thủ tướng Nguyễn Bá Cản bắt đầu sự nghiệp phụng sự đất nước vào năm 1958 ở quận Cái Bè, một nơi mà vào thời điểm ấy đang ở trong tình trạng mất an ninh đến độ mà tên Bí thư Huyện ủy vc giữa ban ngày rượt đuổi Quận trưởng của chúng ta để ám sát ngay tại chợ quận lỵ. Chỉ trong vòng nửa năm kể từ ngày nhậm chức, ông tân Quận trưởng, tuổi vừa 28, đã thực hiện được xây dựng và tái thiết an ninh cho quận, đồng thời thanh toán được tên Huyện ủy và 16 Xã ủy của Việt cộng trong phạm vi trách nhiệm của mình lập lại an ninh trật tự cho dân Cái Bè được yên ổn làm ăn.
Sự kiên trì khi làm việc và sự thông hiểu lòng dân đã giúp ông ổn định mau chóng địa phương thuộc quyền mình trách nhiệm, để rồi sau đó ông được giao phó những trách vụ hành chánh nặng nề hơn ở cấp tỉnh.
Từ trách vụ nhỏ đến trách vụ lớn, trong gần 10 năm trời, người thanh niên từng tốt nghiệp thủ khoa Khóa I Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, và cùng một lúc được huấn luyêïn quân sự tại hai quân trường sĩ quan Trừ bị Thủ Đức và Liên quân Đà Lạt, ông Nguyễn Bá Cẩn đã tận dụng khả năng của mình để phục vụ đất nước và lần lượt giữ những chức vụ Phó Tỉnh Trưởng Định Tường, Phước Tuy và sau cùng là Long An trước khi xin nghỉ giả hạn không lương để ứng cử Dân biểu Pháp nhiệm kỳ I.
Ông Nguyễn Bá Cẩn là người phục vụ dưới chính thể VNCH cả về hành pháp lẩn lập pháp.
Vào cuối năm 1967, ông Nguyễn Bá Cẩn đã cùng Nghị Sĩ Đặng Văn Sung thuộc Liên danh Nông Công Binh tại Thượng Nghị Viện thành lập Liên Khối Dân Chủ Xã Hội lưỡng viện Quốc Hội VNCH. Năm 1969, ông Nguyễn Bá Cẩn liên kết với Nghị sĩ Đặng Văn Sung và ông Trần Quốc Bửu, Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Công Việt Nam, để thành lập Đảng Công Nông Việt Nam. Ông Trần Quốc Bửu làm Chủ Tịch Đảng, còn ông Nguyễn Bá Cẩn giữ chức vụ Tổng Bí Thư Đảng Công Nông Việt Nam.Vào nhiệm kỳ II của Hạ Viện từ 1971-1975, ông Nguyễn Bá Cẩn tái đắc cử Dân Biểu cũng tại đơn vị tỉnh Định Tường. Các Dân biểu đồng viện đã nhất loạt bầu ông làm Chủ Tịch Hạ Nghị Viện VNCH suốt nhiệm kỳ II cho đến tháng 4/1975 khi ông ra đảm nhiệm chức vụ Thủ Tướng VNCH trong giai đoạn đen tối nhất của lịch sử Miền Nam Việt Nam.
Từ ngày ly hương vì quốc nạn, cũng như bao nhiêu người khác phải tự lực cánh sinh, ông Nguyễn Bá Cẩn đã học được một ngành chuyên môn về kỹ thuật và làm việc cho một công ty điện toán Hoa Kỳ ở một thị trấn không có đông người Việt ở gần San Francisco. Sau ông và gia đình dọn về San Jose, là thủ đô văn hóa của người Việt ở miền Bắc Cali.
Trong thời gian cuối đời còn lại, mặc dù tuổi tác đã cao, cựu thủ tướng cũng đã cùng các nhân sĩ yêu nước, nhân danh Chính Phủ hợp pháp của Việt Nam Cộng Hòa để đệ nạp hồ sơ thềm lục địa lên Liên Hiệp Quốc. Cựu Thủ Thướng VNCH Nguyễn Bá Cẩn nhấn mạnh trong thư gởi Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc: “Nước Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) là một Quốc Gia thành hình hợp pháp theo đúng các nguyên tắc Công Pháp Quốc Tế, được hơn 80 quốc gia trên thế giới thừa nhận, kể cả bốn nước (Pháp, Anh, Mỹ, Cộng Hòa Trung Hoa) trong số năm quốc gia thành viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Việt Nam Cộng Hoà đã được nhận vào các tổ chức kỹ thuật của Liên Hiệp Quốc. Quốc Gia hợp pháp này đã là nạn nhân của cuộc chiến tranh xăm lược bằng võ lực bởi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (VNDCCH) từ 1949 đến 1975.
Cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn là tấm gương sáng của lòng yêu nước trong sáng, giản dị, thanh cao.
Thủ tướng Nguyễn Ba Cẩn là vị Thủ Tướng hợp hiến hợp pháp cuối cùng của VNCH. Cũng như cụ Trần Văn Hương là vị tổng thống hợp hiến hợp pháp cuối cùng của VNCH.
Nội các của Thủ tướng: Nguyễn Bá Cẩn gồm có:
Phó Thủ tướng: Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo kiêm Tổng trưởng Canh nông và Kỹ nghệ
Phó Thủ tướng: Kỹ sư Dương Kích Nhưỡng (đặc trách Cứu trợ và Định cư)
Phó Thủ tướng: Trần Văn Đôn (đặc trách Thanh tra) kiêm Tổng trưởng Quốc phòng
Tổng trưởng Ngoại giao: Luật sư Vương Văn Bắc
Tổng trưởng Nội vụ: Bửu Viên
Tổng trưởng Tài chánh: Lê Quang Trường
Tổng trưởng Kế hoạch: Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng
Tổng trưởng Tư pháp: Luật sư Ngô Khắc Tịnh
Tổng trưởng Xã hội: Giáo sư Trần Văn Mãi
Tổng trưởng Y tế: Nghị sĩ Tôn Thất Niệm
Tổng trưởng Công chánh giao thông: Kỹ sư Nguyễn Xuân Đức
Tổng trưởng Văn hóa: Giáo sư Nguyễn Duy Xuân
Tổng trưởng Thông tin: Chuẩn tướng Phan Hòa Hiệp
Bộ trưởng Phủ Thủ tướng: Nguyễn Long Châu
các Quốc vụ khanh: Luật sư Lê Trọng Quát, Giáo sư Phạm Thái, Nguyễn Xuân Phong
và nhiều Tổng trưởng, Thứ trưởng, Cố vấn khác như Thẩm phán Huỳnh Đức Bửu, Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, Kỹ sư Đoàn Minh Quan, Kỹ sư Nguyền Hữu Tân, Nguyễn Quang Diệp.
Nơi đây, chúng tôi cần xác định rỏ với quốc dân đồng bào của nước VNCH là Dương Văn Minh (DVM) không phải là một Tổng Thống hợp hiến hợp pháp dựa theo Hiến pháp 1967 của nền đệ nhị CH, và DVM không phải là Tổng Thống cuối cùng của VNCH.
Chúng tôi cũng cần nhắc đến một hiện tượng 3 ngày làm Tổng thống Dương Văn Minh và 3 ngày của Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu - hai ông này không được mang danh vị là Tổng thống và Thủ tướng sau cùng của VNCH, vì không hợp hiến và hợp pháp. Ông Vũ Văn Mẫu hoàn toàn không nhận được sự bàn giao chính thức nào từ Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn.
Ngày 21/4/1975, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức và trao quyền lại cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Việc trao quyền là hợp hiến, theo đúng qui định trong Hiến pháp Việt Nam Cộng Hoà (ban hành năm 1967). Nhưng cụ Trần Văn Hương (lúc đó cụ 72 tuổi) chỉ đảm nhiệm chức vụ trong bảy ngày, sau đó cụ xin từ chức.
Và rồi Quốc hội lưỡng viện của Việt Nam Cộng Hoà trao chức vụ Tổng thống cho Dương Văn Minh (ngày 28/4/1975). Lý do trao cho ông Minh thuộc về hậu trường chánh trị bị áp lực nhóm sư Trí Quang của phe Ấn Quang đề nghị chọn DVM để làm cái bung xung Hoà Giải-Hoà Hợp với cs Bắc Việt, giửa lúc tình hình chiến sự rối ren vì cộng quân đã tiến sát vào Sài gòn, Quốc hội lưỡng viện trong cơn hốt hoảng, vội vàng trao chức vụ Tổng thống cho Dương Văn Minh, đây là một hành động được xem là Vi Hiến, không theo đúng Hiến Pháp 1967 của nền đệ II Cộng Hòa.
Căn cứ vào Hiến pháp Việt Nam Cộng Hoà, điều 56, qui định rõ:
a) Tổng Thống nếu từ nhiệm trước khi dứt nhiệm kỳ, Phó Tổng Thống sẽ trở thành Tổng Thống.
b) Nếu Phó tổng thống cũng từ nhiệm, chức vụ Tổng Thống sẽ do Chủ tịch Thượng viện đảm nhiệm - trong thời hạn 3 tháng để tổ chức bầu cử tân Tổng Thống và Phó Tổng Thống.
Nghĩa là khi cụ Trần Văn Hương từ chức, theo điều 56 của Hiến pháp, Chủ tịch Thượng viện bấy giờ là ông Nguyễn Văn Huyền sẽ đảm đương vai trò Tổng Thống, và ông Huyền đã không được giao chức vụ Tổng Thống cho ai khác (kể cả các nghị sĩ Quốc hội cũng không có thẩm quyền bỏ phiếu để quyết định chức Tổng thống); vì Tổng Thống phải do dân bầu chứ không phải các ông bà trong quốc hội lưỡng viện bầu ra. Đúng ra là trong giai đoạn chuyễn tiếp đó ông Huyền phải đảm nhiệm tạm thời vai trò Tổng Thống, và ai là tân Tổng Thống chính thức sẽ được quyết định bởi cuộc bầu cử của toàn dân (phổ thông đầu phiếu). Trường hợp Dương Văn Minh là một hiện tượng tiếm danh ( vì làm tổng thống không đúng HP 1967 của VNCH)
Hiện tượng "trao chức Tổng thống (President) cho Dương Văn Minh", trong phạm trù luật học, được gọi là "pseudopresident" “pseudo", nghĩa là "giả"!(Pseudo-president Dương Văn Minh)
Còn về vai trò của Thủ Tướng Ngyễn Bá Cẩn của nền đệ nhị VNCH là một Thủ tướng Hợp Pháp, Hợp Hiến và là vị thủ tướng cuối cùng của VNCH. Riêng cái gọi là Thủ Tướng 3 ngày (28-30/4/1975) Vũ Văn Mẫu, do "pseudo-president Dương Văn Minh" chỉ định cũng được gọi là pseudo prime ministe - là một thứ thủ tướng ngoài hiến pháp của VNCH 1967.
Sau khi miền nam VN lọt vào tay cs Bắc Việt, Ông Cẩn qua Mỹ định cư. Lúc nào ông cũng canh cánh bên lòng về sự toàn vẹn lãnh thổ VN, nên ông đã bỏ ra rất nhiều thời giờ để dày công nghiên cứu những bằng chứng lịch sử, luật pháp, địa lý.. Vào năm 2009, ông Cẩn đã nộp lên Liên Hiệp Quốc bộ hồ sơ "Thềm lục địa Việt Nam", khẳng định chủ quyền Việt Nam trên vùng biển Đông và các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ông Cẩn đột ngột qua đời vào 3 giờ 33 phút sáng thứ tư 20.05.09. Một buổi lễ long trọng phủ lá Quốc Kỳ thân yêu nền vàng 3 sọc đỏ lên nắp áo quan của người con yêu của Tổ Quốc Việt Nam Nguyễn Bá Cẩn , được tổ chức vào sáng thứ bảy 23.05.09 tại nhà quàn Oak Hill ở San Jose ( Cali.) với rừng tràng hoa phúng điếu và có khoảng 300 người tham dự, phần lớn là các tướng, tá và quan chức cao cấp của VNCH đến tham dự. Lần cuối cùng Ông Cẩn xuất hiện sau cùng với cộng đồng là ngày 10 tháng 5, 2009.
Hậu duệ VNCH chúng tôi ghi lại một tấm gương sáng của chí sĩ Nguyễn Bá Cẩn, một người hết lòng vì quốc gia và dân tộc cho đến hơi thở cuối cùng, tổ quốc VNCH còn nợ ông một buổi truy điệu trọng thể cùng với các tướng tá đã tuẩn quốc trong ngày 30.4.1975. Một nén tâm hương xin được gởi đến hương linh ông Nguyễn Bá Cẩn, vị thủ tướng sau cùng của VNCH.
Tổng hợp biên soạn Hậu duệ VNCH Võ Thị Linh. 10.2.2020
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét