Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2018

DỰ ÁN CHỐNG NGẬP 10.000 TỈ ĐỒNG TẠM DỪNG 
DÂN THÀNH "HỒ" VẨN CÒN CHỊU NGẬP DÀI HẠN


Trong nhiều năm qua Thành "Hồ" đã thành lập một Trung Tâm Điều Hành Chống Ngập (http://www.ttcn.hochiminhcity.gov.vn/ban-lanh-dao) với một ban lãnh đạo hùng hậu gồm 37 người và thực hiện nhiều công tác để chống ngập tiêu tốn hàng chục ngàn tỷ đồng để đầu tư vào việc chống ngập. Song bên cạnh những kết quả đạt được còn tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải tỏa, nhiều khu vực vẫn bị ngập lênh láng khi mưa lớn trút xuống thành "hồ". Theo một thống kê được công bố vào năm 2015 thì từ 2004 đến 2014, tà quyền vc thành phố SHCM  đã dùng hết 24.300 tỉ để chống ngập, mỗi năm, công khố phải chi 4.250 tỉ để trả vừa vốn, vừa lãi cho những khoản tiền khổng lồ đã vay để chống ngập. Ông TS. Võ Kim Cương, nguyên Kiến trúc sư trưởng TPHCM, cho biết hiện nay quy hoạch thoát nước, chống ngập của khu vực trung tâm đã có và nhiều công trình chống ngập lớn với mức đầu tư hàng tỷ USD đã được thực hiện, nhưng nhiều khu vực của TP vẫn bị ngập. Tới đây, người viết chợt nhớ đế một câu trong bài hát"Mùa Mưa Trên Thành Phố Hồ Chí Minh" của tác gi Chu Văn Cảnh: "..Tiền dân chi ra bao nhiêu, sao chẳng làm ra ngô ra khoai, ôi bao nhiêu ông cam kết thật hay, nhưng nay vẫn quá ê chề"...Tính chung có 20 quận huyện trên địa bàn thành "hồ" thường xuyên bị ngập (xem: http://bnews.vn/nhung-diem-hay-ngap-lut-tai-tp-ho-chi-minh/24947.html)


43 năm công việc chống ngập cho thành "hồ" vẩn là đề tài hàng năm của các quan ngu cs, hết bày ra dự án này đến dự án khác, nhưng ngập vẩn ngập mức độ ngày càng kinh khiếp hơn, một số dự án lớn cũng đã được các đỉnh cao trí tuệ của thành "Hồ" thực hiện, trong đó có nạo vét, thay đổi hiện trạng của các kênh Tham Lương- Bến Cát- rạch Nước Lên với chiều dài 32km để giải quyết thoát nước và chỉnh trang đô thị cho lưu vực 14.500ha; nạo vét cải tạo rạch xuyên tâm dài 8,2km… với tổng nhu cầu vốn tính đến năm 2020 cho các dự án này gần 100.000 tỷ đồng. Thế nhưng khi mùa mưa về là thành "hồ" sẽ biến thành sông để những đàn vịt có sân chơi thoải mái hơn và các đàn có cơ hội đi dạo chơi quanh thành "hồ".



Thành hồ còn ngập dài dài
Quan ngu chỉ có cái tài kiếm ăn
Cứu ngập thêm một trăm năm
Thành hồ dân vẫn cứ nằm ngửa bơi
Chỉ còn phương cách cứu đời
Dân ta thuyền thúng mọi người chèo chơi !

(Xuan Ngoc Nguyen)

Theo Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước ( TTĐHCN) Thành phố HCM, hiện trên địa bàn thành phố có khoảng 40 con đường bị ngập nước, trong đó có 14 con đường thường xuyên bị ngập khi mưa lớn và có nhiều khu vực bị ngập do lượng nước không thoát kịp, trong đó có đường Huỳnh Tấn Phát, Trần Xuân Soạn, Lê Văn Lương (Quận 7), đường Trần Não (Quận 2), đường Trần Văn Giàu (quận Bình Tân), Quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh). Nếu có mưa lớn kết hợp với triều cường, tình trạng ngập nước sẽ diễn ra nghiêm trọng. 


Điều đáng nói, dù đã có lắp đặt “siêu máy bơm” chống ngập cho riêng đường Nguyễn Hữu Cảnh (Q.Bình Thạnh) nhưng con đường này cũng không thoát khỏi tình trạng chìm trong biển nước. Để bào chửa, Ông Nguyễn Tăng Cường, Giám đốc Công ty Tập đoàn công nghiệp Quang Trung, đơn vị chủ quản cho  thuê những máy "siêu bơm" của hệ thống máy bơm chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh, cho biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập tuyến đường này ngày 7.5 là do mưa với vũ lượng lớn trong thời gian ngắn, khiến nước trên mặt đường không kịp thoát xuống cống, máy bơm hoạt động hết công suất vẫn không kịp thu nước. Hình như các kỷ sư của Tập Đoàn Cty Quang Trung, không tính toán được vũ lượng nước mưa của thành "hồ" là bao nhiêu? để lăp đặt máy"siêu bơm" cho đúng qui trình thoát nước, nếu như "siêu bơm" chạy hết công xuất mà không đáp ứng được nhu cầu, thì đừng nên nổ là "siêu bơm"(?!)


Các công trình nạo vét kinh rạch, thông các đường cống, lắp đặt máy siêu bơm rồi tới "hồ chứa nước thông minh" chống ngập  cho mùa mưa năm 2018 tại thành "hồ" vẩn chưa mang lại một thành quả đáng được ghi nhận.



XÂY HỒ CHỨA THÔNG MINH

Một hồ chống ngập 'khủng' đầu tiên ở TP.HCM làm xong, sẵn sàng 'đón' mưa lớn (?!)https://doimoisangtao.vn/news/2017/8/14/h-chng-ngp-khng-u-tin-tphcm-lm-xong-sn-sng-n-ma-ln

Sau 10 ngày thi công liên tục, hồ điều tiết chống ngập thông minh đầu tiên tại TP.HCM đã hoàn thành, bắt đầu đưa vào sử dụng ngày 10.8.2017. Trao đổi với báo Thanh Niên ngày 10.8, ông Trần Văn Chín, Chủ tịch công ty VMC Group (đơn vị thi công) cho biết, công trình hồ điều tiết đã hoàn thành toàn bộ và đang chờ mưa lớn đổ xuống.

Khu vực thu nước về hồ điều tiết từ đoạn đầu đường số 6, theo đường Võ Văn Ngân về trước khu vực nhà thiếu nhi Q.Thủ Đức, dài khoảng 120m.

“Phía doanh nghiệp chúng tôi lúc nào cũng luôn trong tư thế sẵn sàng đầu tư ngay công trình chống ngập này thêm nhiều điểm trên địa bàn TP.HCM. Nếu UBND TP đánh giá công trình này hoạt động hiệu quả, thì đơn vị sẵn sàng nhân rộng mô hình”, ông Chín cho biết.

Theo ông Chín, công nghệ này hiện đang sử dụng rất phổ biến tại Nhật Bản và một số nước tiên tiến, hiệu quả chống ngập rất tốt.


Trong quá trình thi công hồ điều tiết, mọi hoạt động đều diễn ra rất thuận lợi. So với xây hồ bê tông thì công trình này thi công rất nhanh, tái lập hoàn trả lại mặt đường sạch đẹp như tình trạng ban đầu, đảm bảo cho xe trọng tải dưới 20 tấn lưu thông trên bề mặt.

Đồng thời, trong điều kiện khả năng không sử dụng hồ điều tiết, cần di dời thì chi phí bỏ ra là để tái lập lại mặt đường, còn vật liệu trong hồ điều tiết là mô đun Croswave có thể đem sử dụng tiếp tục ở công trình khác.

Phó chủ tịch TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến đánh giá cao công trình này, kỳ vọng công nghệ mới này sẽ giúp chống ngập hiệu quả khu vực Q.Thủ Đức. 

Theo đó, hồ điều tiết này có diện tích 13 x 14 m, sâu 3,15m, khả năng chứa nước trên 100 m3 nước. Hồ được làm bằng vật liệu Croswave là các vật liệu nhựa dạng mô đun lắp ghép có tính bền cơ học cao, độ rộng lớn, khả năng chứa nước lên đến 95%.
Đây là chất liệu vừa lưu trữ được nước và vừa tự thẩm thấu. Nếu những trận mưa liên tiếp xảy ra khiến hồ điều tiết đầy thì có thể sử dụng máy bơm hỗ trợ tự động ra ngoài nhằm điều tiết cho những trận mưa tiếp theo.
https://doimoisangtao.vn/news/2017/8/14/h-chng-ngp-khng-u-tin-tphcm-lm-xong-sn-sng-n-ma-ln

Giới thiệu cơ chế vận hành của hồ điều tiết chống ngập, đại diện công ty thoát nước đô thị TP.HCM, cho biết hồ điều tiết được xây tại điểm được xem là ngập nhất khu vực. Khi mưa lớn đổ xuống, từ hai miệng cống thu nước sẽ dẫn theo đường ống về hệ thống lọc rác, trước khi đổ vào hồ điều tiết. Nếu vài ngày mới mưa một cơn, thì hồ điều tiết này sẽ tự thẩm thấu và thấm hết nước, còn nếu mưa liên tục nhiều ngày kế tiếp, thì sẽ có một máy bơm hút nước từ hồ điều tiết ra và xả vào hệ thống thoát nước hiện hữu của TP để tạo đủ khoảng trống cho hồ điều tiết chứa nước trong những cơn mưa tiếp theo.

Nhìn qua các thực hiên việc chống ngập của thành "Hồ" cho tới ngày hôm nay đều là những công trình vá víu, không có qui mô chiến lược lâu dài. Nói nôm na là lở đâu đấp đó, làm một cách vá víu để tránh tai tiếng, đây  là vấn đề làm thất thoát thêm NSNN qua các thí điểm vứa nêu trên trên. Nói thì hay, làm dự án cũng tuyệt vời, nhưng sau khi nghiệm thu để đưa ra sử dụng thì toàn là thất bại.

Theo nhận định của các đỉnh cao trí tuệ thành "Hồ" một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ngập nặng dù đã được đầu tư nhiều công trình chống ngập là do mực nước tự nhiên của mưa và triều cường đã cao hơn độ cao nền xây dựng. Và một nguyên nhân khác thường được lấy ra ra để phòng ngừa cho sự thất bại của các dự án không đáp ứng được nhu cầu: các chủ đầu tư hay các chuyên viên của của các dụ án, thường đổ lỗi cho việc biến đổi khí hậu gây ra ngập tại TP HCM, trong khi đó, cho tới nay, chưa có một ai chứng minh vấn đề này bằng những con số cụ thể. Mặc dù số liệu về lượng mưa ở Việt Nam nói chung và thành "Hồ" nói riêng do ngành khí tượng thủy văn nắm rất chắc nhưng các chuyên gia về chống ngập lại không tìm hiểu và chứng minh trên những số liệu đó. Đối với những người dân bình thường, họ đều cảm nhận được rằng chưa hề có sự ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu. Còn một vài trận mưa mấy ngày gần đây là do ảnh hưởng của bão. Cứ mỗi lần bão đổ bộ vào miền Trung, miền Bắc, Nam Trung Quốc là y như rằng Sài Gòn mưa một, hai ngày. Hơn nữa, lượng mưa cũng chưa có gì ghê gớm tại sao lại đổ cho biến đổi khí hậu? Sự đổ lổi cho ông trời đó là bản lĩnh chuyên nghiệp của các chuyên viên và quan tham với bằng cấp giả, thực tài không có, chỉ có việc đổ thừa cho trời là trút được trách nhiệm và việc kém khả năng chuyên nghiệp, chuyện này người dân đã khá quen với câu ca dao:

Mất mùa là bởi thiên tai
Được mùa, là bởi thiên tài đảng ta

Hiện nay chỉ một công trình đang được thi công, mang tầm vóc với hy vọng giải tỏa được vấn đề chóng ngập cho thành "hồ" đó là công trình 10.000 tỉ đồng do công ty Trung Nam trúng thầu. Đây là công trình qui mô đã được khởi công từ năm ngoái 2017. Dự án chống ngập đầu tiên này tại Việt Nam thực hiện bằng hình thức BT (xây dựng - chuyển giao). Công trình hoàn thành sẽ kiểm soát ngập cho vùng diện tích 570 km vuông, với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP.HCM. Tổng kinh phí 10.000 tỉ đồng và được khởi công hồi tháng 6.2016, dự kiến đến cuối tháng 4.2018, công trình sẽ hoàn thành. Trong dự án gồm có 6 cống kiểm soát triều tại các cửa rạch, kênh trên địa bàn các Quận 1, 4, 7, 8, H.Nhà Bè và H.Bình Chánh; và thuộc các khu vực Bến Nghé, Phú Xuân, Cây Khô, Tân Thuận, Phú Định và Mương Chuối.

Về quy mô bề rộng cống từ 40 - 160 m; xây dựng 1 trạm bơm tại cống Bến Nghé công suất 12 mét khối/giây, 1 trạm bơm tại cống Tân Thuận công suất 24 mét khối/giây, 1 trạm bơm tại cống Phú Định công suất 18 mét khối/giây. Trong đó, hệ thống cống Mương Chuối là công trình có quy mô lớn nhất trong 6 cống.
https://thanhnien.vn/thoi-su/kham-pha-cong-trinh-chong-ngap-10000-ti-dong-cho-tphcm-dan-thanh-hinh-927527.html

Nhưng theo thông tin trên báo Giao thông, chiều 3/5, trực tiếp có mặt tại các gói thầu thuộc dự án “Giải quyết ngập do triều khu vực TP. HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu”, ghi nhận thấy công trường khá im ắng.

Tại cổng kiểm soát triều ở kênh Bến Nghé gần Cầu Mống thuộc quận 1 và quận 4, đơn vị thi công đã thực hiện khối lượng công việc khá lớn. Tuy nhiên, những ngày này việc thi công gần như phải tạm dừng. Trên công trường, máy móc không hoạt động, nhà thầu chỉ bố trí một số công nhân túc trực để bảo vệ công trường.“Từ sau dịp nghỉ lễ 30/4/2018 đến nay, gói thầu này tạm dừng thi công, các người ở đây chỉ bảo vệ công trường, không cho người lạ bên ngoài vào”, một bảo vệ cho biết. Tại gói thầu thi công cống ngăn triều ở đầu Kênh Tẻ, nơi đổ ra sông Sài Gòn, không khí cũng im ắng.


Đại diện Công ty Trung Nam BT1547 - nhà đầu tư dự án xác nhận có tình trạng tạm dừng thi công ở các gói thầu của dự án. Theo Công ty Trung Nam, từ ngày 27/4, nhà đầu tư đã có thông báo gửi thường trực UBND TP. HCM về việc thông báo tạm dừng tiến độ triển khai thi công dự án. Nguyên nhân được Trung Nam lý giải là do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Nam Sài Gòn đã dừng giải ngân cho dự án vì UBND thành phố chưa ký xác nhận báo cáo thanh toán giải ngân của dự án theo biểu Phụ lục 02A tại Quyết định số 2240/QĐ-NHNN để thực hiện thủ tục tái cấp vốn. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế cho biết, đám chủ thầu đầu tư thường ngắt khoảng tiến độ xây dựng để đội giá, kiếm thêm nhân sách tài trợ từ phía nhà nước. Giống như các công trình trong quá khứ.

Kể ra thì nhiều lắm! Nhưng có thể nhắc đến dự án mở rộng khu gang thép Thái Nguyên trị giá hơn 8.000 tỉ đồng; Nhà máy đạm Ninh Bình 12.000 tỉ đồng; dự án Nhà máy sợi Đình Vũ 7.000 tỉ ở Hải Phòng; dự án mở rộng cảng Cái Mép - Thị Vải 7.000 tỉ đồng…Nếu cộng tất cả dự án “đắp chiếu, trùm mền” trên cả nước, thì số tiền lãng phí, không hiệu quả… có thể lên đến hàng trăm ngàn tỉ đồng. Thật là đau xót! Nguồn:http://plo.vn/van-hoa/ho-so-phong-su/xot-xa-nhung-du-an-ngan-ti-dap-chieu-632287.html


Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Vỡ tiến độ, nợ chồng nợ.  Theo văn bản Bộ Tài chính gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thông báo về việc trả nợ và phí cam kết đối với khoản vay tín dụng người mua ưu đãi 250 triệu USD của China EximBank cho dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Bộ Tài chính sẽ thực hiện thanh toán đúng hạn đối với khoản vay này vào ngày 21-1. Trong đó, dư nợ là 38,56 triệu USD, cộng cả gốc và lãi phải trả là hơn 2,99 triệu USD (tương đương 67,8 tỉ đồng), riêng lãi vay là hơn 580.000 USD (13,16 tỉ đồng). Phí cam kết tạm tính đối với phần vốn cho vay lại đã thực hiện rút trong kỳ là 229.500 USD (tương đương 5,2 tỉ đồng). Nguồn https://nld.com.vn/thoi-su/duong-sat-cat-linh-ha-dong-vo-tien-do-no-chong-no-20180123214226944.htm



Dự án này được khởi công vào tháng 10-2011, dự kiến hoàn thành tháng 6-2015, với tổng mức đầu tư hơn 552 triệu USD (tương đương 8.770 tỉ đồng). Thế nhưng đến nay, đã tăng lên 891,92 triệu USD (tương đương 18.792 tỉ đồng) và chậm tiến độ 3 năm. Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã trễ hẹn vận hành đến lần thứ 6. Dự án đường sắt cao tốc Cát Linh - Hà Đông, như chúng ta biết, đã phải điều chỉnh vốn rất nhiều lần, có những lần lên tới gần 400 triệu USD. Là tuyến đường sắt cao tốc nhưng tiến độ của dự án này như rùa bò.

Tóm lại, hơn một thập niên chống ngập cho thành "hồ" vẩn dậm chân tại chổ, người dân thành hồ đóng thuế vất vả hơn 43 năm qua, vẩn phải tiếp tục chịu ngập trong mùa mưa 2018 này, tình trạng này chưa thấy có dấu hiêu nào khả quan trong năm 2019. Thế mới biết thiên tài của đảng csVN toàn là một lũ ăn hại, chuyên đi cướp, đánh đạp dân thì giỏi, nhưng bước vào các lãnh vực chuyên môn, thì toàn phá hoại gây tổn thất cho đất nước, ngân sách quốc gia và tiền thuế nhân dân. Nhân dân cả nước chuẩn đị chịu những thuế phí vô lý khác do các đỉnh cao bất tài của đảng nặn ra để bù lổ NSNN về các dự án dở dang và đội vốn. Mượn bài thơ của thi sĩ Phan Huy để thay lời kết và lời muốn nói với đám đầu lĩnh Ba Đình.


Đảng Thầy Chạy
Này ông Trọng lú ơi
Mách với ông vài lời
Bệnh của triều nhà Sản
Thầy thuốc đã chạy rồi
Làm sao mà chữa được
Ung thư đã di căn
Khắp từ trên xuống dưới
Suốt từ trong ra ngoài
Ông thử nhìn mà coi
Lũ giòi bọ loi nhoi
Đám chuột chù lúc nhúc
Bốn triệu con hẵn hoi
Cái bình hoa liềm búa
Cùng xác ướp ma Hồ
Chính là nơi ẩn nấp
Cho băng đảng tội đồ
Bây giờ ông nhóm lò
Đốt bao giờ mới hết
Bốn triệu con chuột chù
Và sâu giòi rắn rết
Chỉ còn cách duy nhất:
Đốt căn nhà mục nát
Là tiêu luôn bình hoa
Và hang Hồ đại ác
Cũng chỉ còn cách ấy
Là dứt khoát thành công
Lịch sử ghi công ông
Người Đốt Nhà vĩ đại
Hậu Duệ VNCH Nguyn Thị Hồng 27.5.2018

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét