Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

SỐ PHẬN CỦA SÁNG TỔ MÔN TAEKWON-DO

NGƯỜI ĂN CƠM QUỐC GIA THỜ MA CỘNG SẢN

Chúng ta những môn sinh Vovinam chân chính rất hân hạnh có một người sáng tổ không chấp nhận sống chung với người cộng sản. Sinh ra trên đất Bắc, nhưng khi đất nước bị chia đôi bởi Pháp và Việt Minh năm 1954, ông và gia đình đã lìa bỏ quê hương, nơi chôn nhau cắt rún dẩn theo một số môn đệ tâm huyết di cư vào nam tìm tự do. Ông qua đời năm 1960 tại Sài Gòn. Từ đó môn Vovinam được quảng bá rộng rãi ở miền nam tự do, trong khi tại miền Bắc môn Vovinam bị người cộng sản cấm đoán cho tới cuối thập niên 80 (TK20). Sau khi sáng tổ mất, gia đình sáng tổ vẩn tiếp tục sinh hoạt tại miền nam cho đến tháng 4 năm 1975.
Khi người cộng sản cướp được miền nam, thì cã gia đình: gồm phu nhân sáng tổ Nguyễn Thị Minh cùng với các con và người em của võ sư Nguyễn Lộc là Nguyễn Dần một lần nửa phải rời VN để tị nạn chính trị tại Hoa kỳ và qua đời tại đây. Các con của sáng tổ giờ đây cũng không có một ai cộng tác với chế độ cộng sản VN đương thời. Tấm gương của sáng tổ Nguyễn Lộc về lập trường chống cộng tuyệt đối, đã không được đám võ sư tay sai quốc doanh trong nước và Hải Ngoại nói hay đề cập tới trong võ sử Vovinam.
Nhìn lại môn Teakwondo, thì môn phái Vovinam chúng ta có sự khác biệt rất lớn về người sáng tổ. Võ sư Nguyễn Lộc chúng ta một lòng trung thành với lý tưởng quốc gia khi chết được chôn ở nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi ở thủ phủ của VNCH. Còn Ông Choi Hung Hy thì là người sinh ra và lớn lên trong chế độ quốc gia Nam hàn lên tới trung tướng trong quân đội Nam Hàn, nhưng lại có tư tưởng theo cộng sản Bắc hàn, nên chính phủ Nam Hàn đã trục xuất khỏi NH và đi tị nạn ở Canda, khi về già trở về cộng tác với cộng sản Bắc Hàn và qua đời trên đất cộng sản.

CUỘC ĐỜI CỦA CHOI HUNG HI
Choi Hong Hi hay Choe Hong Hui (hangul: 최홍희; âm Hán-Việt: Thôi Hoằng Hi; ( sinh ngày 9 tháng 11 năm 1918 - mất ngày 15 tháng 6 năm 2002), hiệu là Thương Hiên (hangul: 창헌; hanja: 蒼軒, Chang Heon), còn được gọi là tướng Choi, từng là một tướng lĩnh quân đội và chính trị gia của Nam Hàn. Tuy nhiên, ông được biết đến nhiều với tư cách là người sáng lập ra môn võ Taekwon-Do.
Năm 1937, Choi đến Kyoto để theo học các chương trình về Anh ngữ và toán. Tại đây, ông đã gặp Kim Hyun Soo, một người đồng hương Đại Hàn cũng là một võ sư Karaté. Chính Kim đã hướng dẫn ông bắt đầu tập luyện môn võ này, khi đấy đang là thời thượng tại Nhật Bản. Choi cũng từng có thời gian thụ giáo Karaté hệ phái Shotokan dười sự truyền dạy của tổ sư Funakoshi Gichin. Ông đạt được nhất đẳng Karate năm 1939, và đạt được nhị đẳng sau đó không lâu.
Năm 1944, dù là dân thuộc địa, Choi bị buộc phải tham gia quân đội chính quốc Nhật Bản trong khi đang theo học dở dang tại trường Đại học Luật Chuo (Hachiōji, Tokyo, Nhật Bản). Trong thời gian trong quân ngũ, ông dính líu vào một cuộc nổi loạn của binh lính Đại hàn trong quân đội Nhật Bản và bị tuyên án tù 7 năm. Trong thời gian ở tù, ông vẫn tiếp tục tập luyện võ thuật .
Sau chiến tranh, ông được giải thoát khỏi nhà tù. Tháng 1 năm 1946, Choi đã được gọi tái ngũ với tư cách là một Thiếu úy quân đội của chính quyền Nam Hàn. Trong thời gian công tác tại Kwang-Ju, ông đã xây dựng phong trào tập luyện võ thuật cho binh sĩ toàn đại đội. Không lâu sau, ông được thăng Trung úy và điều động sang phục vụ tại Trung đoàn Bộ binh số 2 đóng ở Tae Jon. Tại đơn vị mới này, Choi tiếp lục xây dựng phong trào, không những trong các binh sĩ Triều Tiên, mà còn lan sang các binh sĩ người Mỹ đồn trú tại đấy.
Trong thời gian chỉ huy Sư đoàn Bộ binh 29, ông đã xây dựng phong trào võ thuật tại đây và thành lập Ngô đạo quán (吾道館, 오도관, Oh Do Kwan) tại Yong Dae Ri, mũi nhọn của Taekwondo hiện đại. Chính tại đây, ông đã đào tạo rất nhiều hạt nhân của phong trào trong quân đội, cũng như hoàn thiện việc kết hợp các kỹ thuật của Taekkyon và Karaté thành một hệ thống kỹ thuật của Taekwon-Do ngày nay, với sự giúp đỡ của Nam Tae Hui, cánh tay phải đắc lực của ông, vào năm 1954. Song song với những cải tiến về kỹ thuật, Choi hệ thống các bài quyền, phương pháp huấn luyện và hệ thống đẳng cấp của môn võ này.
Sau chuyến viếng thăm và chứng kiến các buổi biểu diễn của môn võ thuật mới tại Sư đoàn Bộ binh 29 của Tổng thống Lý Thừa Vãn vào tháng 9 năm 1954, ông Choi được bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng của Chương Đào quán (청도관, Cheong Do Gwan), một phòng tập võ thuật lớn nhất Nam Hàn. Chính từ nơi này, Choi có điều kiện truyền bá môn võ mới từ môi trường quân đội ra môi trường dân sự.
Đầu năm 1955, một ủy ban đặc biệt được thành lập theo chỉ thị của tổng thống bao gồm các nhân sĩ trí thức, giáo sư, sử gia và các chính khách uy tín để đặt tên cho môn võ mới nhằm quảng bá trong đại chúng. Ngày 11 tháng 4 năm 1955, ủy ban công bố tên gọi Taekwon-Do cho môn võ thuật mới do ông Choi đã sáng lập và xây dựng. Tên gọi này chính thức được dùng để thay thế cho những tên gọi cũ như Tangsu, Kongsu, T'aekkyŏn, Kwŏnpŏp,... vốn vẫn được lưu hành trong dân gian.
Ngày 22 tháng 3 năm 1966, Liên đoàn Taekwon-Do quốc tế (International Taekwon-Do Federation - ITF) được thành lập với các thành viên sáng lập gồm Việt Nam Cộng Hòa , Malaysia, Singapore, Tây Đức, Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Ai Cập và Nam Hàn. Choi trở thành chủ tịch đầu tiên của tổ chức này.
Tuy nhiên vào năm 1961 ông Choi đã tham dự và ũng hộ cho việc lật đổ tổng Thống đương nhiệm là Park Chung-hee nên gặp nhiều sự chống đối của các chính khách có lập trường quốc gia như tổng thống Park Chung-hee (Phác Hánh Hy). Kết cuộc ông Choi bị đày đi làm đại sứ tại Mã Lai và buộc phải về hưu 3 năm sau đó. Và mất tất cã vị trí trong bộ môn Teakwon-Do tại Nam Hàn. Cuối cùng ông đã sống đời lưu vong tại Canada vào năm 1972.


Năm 1973, được sự hậu thuẫn của chính quyền tổng thống Park, Liên đoàn Taekwondo thế giới được thành lập. Choi bị tước đai danh dự tứ đẳng và truất khỏi vị trí huấn luyện tại Chương Đào quán. Và tổ chức WTF đã phủ nhận vai trò của Choi trong việc xây dựng và truyền bá Taekwondo, bằng cách không nêu tên ông trong lịch sử võ thuật hay qua các bản tuyên cáo.


Những năm cuối đời Ông Choi về sinh sống tại Bình Nhưỡng Bắc Hàn và qua đời tại đây. Cuộc đời binh nghiệp của ông Choi gần giống như hàng tướng Nguyễn Cao Kỳ của VNCH, những người ăn cơm quốc gia nhưng lòng thì thờ ma cộng sản. Cuối cùng ông Choi gởi nắm xương tàn trên đất cộng sản, còn kiếp phản bội VNCH của Nguyễn Cao Kỳ thì được các con về Mỹ để an táng trong sự khinh khi của các đồng hương tị nạn khắp nơi trên thế giới.
Lý Bích Thủy. 1.6.2017

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét