Thứ Năm, 11 tháng 5, 2017

TÌNH BÁO HOA NAM

Cơ quan tình báo đầu não Trung Quốc

Tình báo là những hoạt động ở cấp độ quốc gia và xuyên quốc gia để điều tra, thu thập, nghiên cứu, tổng hợp, cung cấp cho các ban ngành chuyên môn những tin tức, tài liệu bí mật về quân sự, chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ... của đối phương.Thành công lớn nhất của TC hiện nay là phản gián, Tình Báo Hoa Nam (TBHN) hầu như đã chiêu mộ được hết các điệp viên tình báo phía VN, phần vì hồ sơ thông tin cá nhân và gia đình đều bị TC nắm rõ, phần vì họ là những người có cá tính mạnh, lại bất mãn với chế độ, từng bán thông tin cho họ. Hơn thế nữa, khoản tiền mua chuộc cũng rất đán kể, có khi lên đến hàng ngàn đô. Trong Bộ Chính Trị Đảng CS hiện nay cũng có sự cài đặt nhân sự của cớ quan tình báo Hoa Nam.
Sự hiện diện của Cục tình báo Hoa Nam mạnh nhất có thể nói từ sau khi hai đảng Cộng sản ký mật ước Thành Đô năm 1990, tình hình cuối những năm 80, thiên đường Mác-Lê đang trên đà sụp đổ, TC lợi dụng thời điểm nhạy cảm đó, một mặt hối thúc ban lãnh đạo VN sang bàn mưu tính kế để duy trì chế độ toàn trị, mặt khác yêu cầu VN thẳng tay trừng trị những thành phần dân chủ, bị cho là “thế lực thù địch”, đồng thời ru ngủ lãnh đạo CSVN, chỉ có hợp nhất hai nước mới có thể giữ được chế độ và tiến lên Chủ nghĩa xã hội. Chưa nói đến việc tốt xấu ở đây, chỉ nói về trình độ của lãnh đạo CSVN lúc bấy giờ, ở cái tuổi chưa dậy thì mà đã giác ngộ lý tưởng vào rừng cầm súng thì hỡi ơi thế giới này loài người cần gì phải tới trường học.
Đoạn ghi âm đó được thiếu tướng Hà Thanh Châu công bố năm 2013 và bản kiến nghị của 20 sĩ quan cấp tướng tá về hưu, yêu cầu Bộ Chính trị làm rõ nội dung ký kết, cho thấy mức độ không hề đơn giản của Mật ước Thành Đô. Một phần nội dung của Mật nghị bao gồm TC sẽ giúp VN đào tạo điệp viên, chuyên viên an ninh để bảo vệ chế độ chuyên chính, sẽ về nằm trong Ủy ban kiểm Đảng, gồm có chính quy và không chính quy. Chính quy là lượng lực sĩ quan đội, công an. Không chính quy là con cháu các thế hệ gia đình đã từng được đào tạo trong chiến tranh, các đặc vụ ẩn danh bí mật. Tiếp theo là một số điệp viên, gia đình người Tàu sang, sẽ được thay tên đổi họ về làm việc với cái mác doanh nhân như công an mật bảo vệ chế độ, thành phần trí thức trong Đảng.
Từ đó đến nay Tình báo Hoa Nam ra sức đào tạo, hoạt động trong lãnh thổ nước ta có thể nói là nhiều nhất và hiệu quả nhất so với các nước trên toàn thế giới. Ta có thề dễ dàng thấy qua mấy Đại hội Đảng các khóa trước đây, kể từ thờiNguyễ Đức mạnh, Ban tổ chức nhân sự Đảng CSVN đều phải qua TC diện kiến để được phê chuẩn. Cũng như lúc đồng chí X muốn được TC duyệt cho làm Thủ tướng thì ông phải chấp nhận điều kiện để TC trúng thầu Bauxite Tây Nguyên mà trước đó Nông Đức mạnh đã ký tắt không thông qua Quốc hội.
Mổi một quốc gia trên thế giới đều có một cơ quan Tình báo Trung ương là cơ quan nghiên cứu chuyên về tình báo cao nhất. Trên thế giới có nhiều cơ quan tình báo nổi tiếng như:
CIA - Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ
KGB - Cơ quan Tình báo Trung ương Liên Xô
Mossad - Cơ quan Tình báo Trung ương Israel
Tổng cục II - Bộ Quốc phòng Việt Nam
MI5- Cơ quan Tình báo Anh
BND: Cơ quan tình báo Cộng Hoà Liên Bang Đức
Cơ quan Tình báo Hoa Nam - Cơ quan Tình báo Trung Quốc
Sơ lược về cội nguồn của MSS
Tiền thân của Bộ An ninh Quốc gia (MSS) là Văn phòng Trung ương các Vấn đề Xã hội (Central Department of Social Affairs – CDSA) – “con mắt” của Đảng Cộng Sản Trung Quốc trước năm 1949. CDSA cung cấp cho các nhà lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc thông tin về tình hình thế giới, các sự kiện lớn và các vấn đề đang diễn ra ở nước ngoài.
Trong giai đoạn nội chiến Trung Quốc 1946-1949, CDSA đã chứng minh hiệu quả của mình khi góp phần vào thắng lợi của Đảng Cộng sản trước Quốc Dân Đảng, dẫn tới sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.Sau 1949, CDSA được tái tổ chức và một số nhân viên cốt cán của cơ quan này chuyển sang nắm giữ các vị trí mới trong Bộ Công an. Từ đó, CDSA không còn tồn tại mà được tái lập thành cơ quan nằm dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản và mang cái tên mới là Cục Điều tra Trung ương (Central Investigation Department – CID).
Cuộc Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản (1966-1976) nổ ra, CID bị phá hủy nặng nề khi hầu hết các lãnh đạo của cơ quan này bị điều về nông thôn để “giáo dục lại”. Toàn bộ hoạt động và “tài sản” của CID chuyển cho Cục 2 – cơ quan tình báo Quân đội Trung Quốc quản lý.
Sau cái chết của Lâm Bưu vào năm 1971, CID được tái lập. Khi Hoa Quốc Phong và Uông Đông Hưng nắm quyền năm 1976, họ đã tìm cách mở rộng hoạt động của CID, tăng cường thu thập thông tin thông qua các “điệp viên” trong vỏ bọc nhân viên ngoại giao. Tuy nhiên, năm 1977 Đặng Tiểu Bình nắm quyền lãnh đạo Trung Quốc thì ông đã phản đối việc sử dụng đại sứ quán làm nơi thu thập thông tin tình báo và ủng hộ việc gửi điệp viên ra nước ngoài dưới vỏ bọc phóng viên hoặc doanh nhân. Do đó, CID đã thu hồi các nhân viên của mình ở Đại sứ quán Trung Quốc.
Năm 1983, Cục Điều tra Trung ương (CID) sát nhập vào bộ phận phản gián thuộc Bộ Công an cho ra đời Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc (Ministry of State Security – MSS).
Người lãnh đạo đầu tiên của MSS là ông Lăng Vân (Ling Yun, sinh năm 1917) với nhiệm kỳ khá ngắn chỉ từ tháng 6/1983 tới tháng 9/1985.
Năm 1985, chức vụ đầy quyền lực của MSS chuyển sang cho ông Cổ Xuân Vượng (Jia Chunwang) lãnh đạo MSS lâu nhất từ năm 1985 tới 1998. Lãnh đạo hiện tại của MSS là ông Cảnh Huệ Xương (Geng Huichang).
Hệ thống tổ chức MSS
Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc (MSS) được tổ chức thành nhiều Cục, mỗi đơn vị được giao phó các nhiệm vụ khác nhau:
- Cục 1 (nội địa)
Cục 1 có nhiệm vụ tuyển mộ nhân viên làm việc cho MSS. Những người được tuyển chọn sẽ được đào tạo và đưa ra nước ngoài dưới vỏ bọc: sinh viên du học, doanh nhân, du lịch, định cư hoặc các mục đích khác.
Nếu các nhân viên gặp khó khăn với các thủ tục xuất cảnh thì cục sẽ xúc tiến giải quyết các vấn đề đó. Đối với những người đi “du lịch” thì họ sẽ trả tiền cho các thông tin tình báo thu thập được.
Cục 1 còn có trách nhiệm tiếp nhận những điệp viên Trung Quốc từ nước ngoài trở về theo thời gian nhất định để nghỉ ngơi du lịch, chữa bệnh hoặc các lý do khác.
Để đảm bảo danh tính cho những người này thì họ sẽ được bố trí đi qua một quốc gia thứ ba. Trước đây, các điệp viên thường về Hong Kong dùng giấy phép về thăm nhà để tránh chỉ ra rằng họ đã nhập cảnh Trung Quốc.
MSS đã xây dựng nhiều nhà nghỉ đặc biệt nằm ở vùng ngoại ô Bắc Kinh dành cho các “vị khách về thăm quê hương”.
- Cục 2 (đối ngoại)
Cục 2 chịu trách nhiệm hoạt động thu thập thông tin tình báo ở nước ngoài. Đây cũng là đơn vị cung cấp bản phân tích báo cáo cho các cấp tình báo cao hơn dựa theo thông tin thu nhập được từ điệp viên.



Trong hoạt động, Cục 2 gửi điệp viên được đào tạo ra nước ngoài dưới lớp vỏ bọc nhân viên công ty thương mại, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải biển…. Hoặc họ có thể sử dụng Đại sứ quán Trung Quốc để che chở các điệp viên dưới lốt nhà ngoại giao.
Bên cạnh việc gửi điệp viên ra nước ngoài, Cục 2 còn làm công tác tuyển mộ người nước ngoài làm gián điệp cho tình báo Trung Quốc. Trong số đó, có những người làm việc với cục trong nhiều năm liên tục nhưng có một số chỉ được sử dụng khi cần thiết.
- Cục 3 (phụ trách Hong Kong, Macao và Đài Loan)
Cục 3 phụ trách hoạt động tình báo ở Hong Kong, Macao và Đài Loan, đồng thời tuyển mộ nhân viên có mối quan hệ ở các vùng lãnh thổ này.
Một trong những khu vực mà tình báo Trung Quốc thường xuyên dòm ngó là thung lũng Silicon – nơi tập trung công nghệ kỹ thuật tiên tiến của nước Mỹ.
Cục cũng sẽ tiếp nhận các điệp viên Trung Quốc hoạt động ở các vùng này khi họ trở về để báo cáo, nhận nhiệm vụ hoặc đi du lịch. Cục tiếp nhận thông tin từ các điệp viên ở từng khu vực sau đó phân tích và chuyển lên cho các cấp lãnh đạo cao hơn.
Một số điệp viên gửi tới 3 nơi này từ trước năm 1949 nhưng hầu hết những người trong lực lượng mới được tung vào. Trong khi một số ẩn nấp dưới danh nghĩa doanh nhân thì một số “nằm” trong các cơ quan Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Ví dụ như, ở trong các phân xã của Tân Hoa Xã ở Hong Kong và Macao hoặc văn phòng của Đại Công báo và Wen Wei báo ở Hongkong.
Trong số các điệp viên được gửi tới đây thì chỉ có một số ít hoạt động lâu dài còn lại cứ vài năm thay một lần. Bộ An ninh Quốc gia (MSS) đặc biệt tăng cường hoạt động tại Hong Kong kể từ khi nơi này trở về Trung Quốc năm 1997.
- Cục 4 (công nghệ)
Cục 4 chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển các kỹ thuật thu thập thông tin tình báo và chống gián điệp, bao gồm các kỹ thuật: theo dõi, nghe trộm, chụp ảnh, ghi âm, liên lạc và truyền tin.
- Cục 5 (tình báo địa phương)
Cục 5 chịu trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp công việc với các sở, văn phòng của Bộ an ninh quốc gia (MSS) ở cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.
- Cục 6 (chống gián điệp)
Nhiệm vụ chính của Cục 6 là chống lại các tổ chức đòi tự do dân chủ cho Trung Quốc lưu vong ở nước ngoài.
Mục tiêu “ưu tiên” của Cục là các tập đoàn phương tây đầu tư vào Trung Quốc được cho là có những nỗ lực tạo “diễn biến hòa bình” ở Trung Quốc. Hoặc các tổ chức đòi tự do dân chủ cho Trung Quốc ở nước ngoài bị nghi ngờ đã gửi “nhà đầu tư” tới Trung Quốc để hoạt động chống lại nhà nước.
Tuy nhiên, các hoạt động này đang giảm theo thời gian do thiếu bằng chứng và gây ảnh hưởng tới niềm tin của nhà đầu tư.
- Cục 7 (lưu hành)
Trách nhiệm Cục 7 là kiểm tra, xác minh, chuẩn bị và viết các bản báo cáo tình báo và báo cáo phân loại đặc biệt trên cơ sở thông tin  thu thập từ các nguồn công khai hoặc bí mật.
- Cục 8 (Viện quan hệ quốc tế đương đại)
Cục 8 là một trong những viện nghiên cứu quan hệ quốc tế lớn nhất với số lượng nhân viên lên tới 500 người.
Cục được phân thành 10 phòng nghiên cứu chuyên quan hệ quốc tế nói chung, kinh tế thế giới, Mỹ, Nga, Đông Âu, Tây Âu, Trung Đông, Nhật Bản, Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latin.
- Cục 9 (chống đào ngũ và chống giám sát)
Cục 9 chịu trách nhiệm đối phó với các nỗ lực của cơ quan tình báo nước ngoài nhằm tuyển mộ nhân viên làm việc cho MSS và các cán bộ cơ quan Trung Quốc ở nước ngoài.
Cơ quan này còn tham gia các hoạt động chống việc theo dõi, nghe lén và xâm nhập của tình báo nước ngoài nhắm vào lãnh sự quán Trung Quốc.
Bảo tàng tình báo Trung Quốc - nơi trưng bày nhiều phương tiện kỹ thuật sử dụng trong các hoạt động của MSS.
Ngoài ra, trong Cục 9 còn bao gồm cả bộ phận sinh viên chuyên làm công việc “chống đào ngũ” trong cộng đồng sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài, ngăn chặn tình báo nước ngoài tuyển dụng sinh viên Trung Quốc gia nhập tổ chức đòi tự do dân chủ.
- Cục 10 (thông tin khoa học và công nghệ)
Cục 10 là nơi thu thập tất cả thông tin tình báo liên quan lĩnh vực kinh tế, khoa học và công nghệ. Đây là sự thay đổi của MSS so với CID (cơ quan điều tra trung ương) chỉ chuyên về tin tức chính trị.
- Cục 11 (tác chiến điện tử)
Cục 11 chịu trách nhiệm phân tích tất cả thông tin tình báo thu thập được với máy tính điện tử và vận hành mạng máy tính của Bộ An ninh Quốc gia.
Đơn vị này thu thập thông tin trên hệ thống điện tử tiên tiến từ phương Tây và bảo vệ hệ thống thông tin mật của Trung Quốc trước các cuộc tấn công từ cơ quan tình báo nước ngoài.
- Cục đối ngoại
Cục đối ngoại có vai trò phát triển mối quan hệ với cơ quan tình báo nước ngoài. Khi MSS còn chưa được thành lập thì cục đối ngoại đã hoạt động rất tích cực.
Những năm 1960, cơ quan tình báo Trung Quốc và Pakistan hợp tác chặt chẽ trong trao đổi công nghệ vũ khí hạt nhân và Trung Quốc hỗ trợ Pakistan trong chiến tranh chống Ấn Độ.
Đối với khu vực Ả Rập, dù Trung Quốc công khai chính thức hỗ trợ nhưng thực tế họ vẫn duy trì mối quan hệ bí mật với Israel. Israel đã cung cấp cho Trung Quốc nhiều công nghệ quân sự phương Tây. Điển hình là mối liên kết của Israel với chiến đấu cơ đa năng thế hệ mới J-10 của Trung Quốc (hình dáng J-10 rất giống với dự án IAI Lavi của Israel).
Giai đoạn 1970-1980, khi Trung Quốc và Mỹ “bắt tay nhau” chống Liên Xô thì chính quyền Trung Quốc đã cho phép Mỹ thiết lập một số trung tâm tình báo gần biên giới Trung – Xô.
Bộ An ninh Quốc gia (MSS) còn có một số Cục khác như: Văn phòng Tổng Cục (General Office), Cục Chính trị (Political Department), Cục Đào tạo và Nhân sự (Personnel and Education Bureau), Cục Kiểm toán và Giám sát (Supervision and Auditing Bureau), Đảng ủy (Party Committee)…
Hoạt động của MSS
Một trong những hoạt động chủ đạo của MSS là nhắm tới mục tiêu đánh cắp công nghệ kỹ thuật cao của nước ngoài. MSS hay “tìm tới” khu vực tập trung công nghệ kỹ thuật cao ở Nam California và thung lũng Silicon của nước Mỹ.
Theo số liệu từ năm 1997, tại Mỹ có 1.500 nhà ngoại giao Trung Quốc làm việc ở 70 văn phòng, 15.000 sinh viên Trung Quốc tới Mỹ học hàng năm và 10.000 khách du lịch tới thăm.
Một trong những khu vực mà tình báo Trung Quốc thường xuyên dòm ngó là thung lũng Silicon – nơi tập trung công nghệ kỹ thuật tiên tiến của nước Mỹ.
Ngày nay, con số này đã vượt xa hơn rất nhiều. Những người làm việc cho cơ quan tình báo Trung Quốc cũng có thể là những người Trung Quốc dưới vỏ bọc ngoại giao, hoặc Hoa kiều hoặc người Mỹ được tuyển mộ.
Đầu năm 2011, Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI đã bắt giữ một Hoa Kiều tên Lưu Tây Hưng làm việc tại một công ty công nghệ ở New Jersey (Mỹ) vì bị tình nghi đã xuất khẩu thông tin về bí mật quân sự nhạy cảm cho Trung Quốc.
Không chỉ có Mỹ là nạn nhân của gián điệp Trung Quốc, mà ngay cả Nga cũng đau đầu với việc này. Có lẽ mục tiêu mà Trung Quốc nhắm tới là công nghệ quốc phòng tiên tiến của Nga. Hầu hết các loại vũ khí Trung Quốc hiện tại đều có hình dáng tương tự vũ khí Nga.
Ngoài kỹ thuật cao, tình báo Trung Quốc cón dính líu tới lĩnh vực chính trị. Bằng chứng rõ ràng nhất là đầu năm 1991, ở Mỹ diễn ra chiến dịch tranh cử Tổng thống. Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) đã phát hiện những bằng chứng cho thấy cứ sự giúp đỡ đóng góp tài chính của Trung Quốc cho chiến dịch tranh cử của Đảng Dân Chủ.
Lý Bích Thuỷ tổng hợp 11.5.2017

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét