Thứ Hai, 5 tháng 9, 2016

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VOVINAM-
VIỆT VÕ ĐẠO ÂU CHÂU VÀ HẢI NGOẠI

Môn phái Vovinam từ năm 1966 trở đi dã phát triển mạnh mẽ khắp các nơi  tại miền nam VN dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, rồi t đó đã vươn mình bước vào thời kỳ phát triển ra hải ngoại. Vào đầu thập niên 70 (tk.20), môn phái Vovinam chưa có một cơ sở chính thức nào ở Hải ngoại. Tuy nhiên, nhờ cơ duyên, có một số võ sư người Việt từ nhiều môn phái khác nhau, sinh sống trên đất Pháp (cái nôi của Âu Châu),  ngồi chung lại với nhau để thành lập một phong trào Võ Việt Nam để giới thiệu với người Pháp. Người có công qui tụ các môn phái ngồi chung lại với nhau đó là giáo sư tiến sĩ Phan Hoàng, một trí thức đang giảng dạy tại các đại học Pháp. Trong tinh thần người Việt yêu võ Việt, ông đã tìm đến với Vovinam Việt Võ Đạo. 

Mùa hè năm 1972, Vs. Phan Hoàng từ Pháp tìm gặp Vs. Trần Huy Phong tại võ đường Hoa Lư. Vs. Phan Hoàng là Huyền Ðai tứ đẳng Karaté, là một trong các sáng lập viên của Hội Võ Thuật Việt Nam (KungFu Vietnamien) tại Pháp, trong đó có các Vs. Nguyễn Dần Phú, Phạm Xuân Tòng, Trần Phước, Nguyễn Trung Hoa và ông Bùi Văn Thịnh. Vs. Phan Hoàng ngỏ ý muốn xin gia nhập vào Môn phái vì thích lý tưởng Việt Võ Ðạo. Sau đó, VS Phan Hoàng được hướng dẫn tập luyện 2 buổi tại võ đường Hoa Lư.


Mùa hè năm 1974 nhân một số các võ sư Việt Nam tại Pháp vì thích lý tưởng Việt Võ Ðạo đã quy hợp dưới sự điều khiển của Giáo Sư Phan Hoàng,  tìm về nguồn xin gia nhập vào môn phái. VS Lê Công Danh được giao trách nhiệm phụ trách huấn luyện cho phái đoàn. Sau đó VS Phan Hoàng được công nhận làm đại diện chính thức cho Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo tại Pháp và Âu Châu.  Đây là những viên gạch đặt nền móng cho việc phát triển Vovinam Việt Võ Đạo ra hải ngoại để vươn lên tầm cao mới chen vai với nền võ thuật thế giới.

Cũng trong năm 1974 một Liên Đoàn Việt Võ Đạo Pháp Quốc được hình thành với một Ban Điều Hành gồm:
Vs. Phan Hoàng (Chủ Tịch), 
với các thành viên BCH là: Phạm Xuân Tòng, Nguyễn Dân Phú, Hoàng Nam, Nguyễn Trung Hòa, Trần Phước Tastayre, và ông Bùi Văn Thịnh. 

Liên Đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo Pháp Quốc có trách nhiệm phát triển Vovinam-Việt Võ Đạo đến toàn Âu Châu. Ngoài ra hai HLV Vovinam-Việt Võ Đạo là: Dương và Nguyễn Thị Huệ cũng được cử sang Pháp để hỗ trợ phong trào mới thành lập
Sau đó, môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo cũng theo chân các du học sinh như Trần Nguyên Đạo, Trần Đại Chiêu, Dương Quan Việt, Hà Chí Thành... du nhập vào một số nước Âu Châu như Pháp, Ý, Đức, Thụy Sĩ...Biến cố chính trị năm 1975 đã làm phong trào VVN-VVĐ hải ngoại cũng bị ảnh hưởng không ít. Sau đó không lâu một số Võ sư Vovinam theo đoàn người di tản có mặt ở Hải Ngoại tạo ra một luồn sinh khí mới cho việc phát triển Vovinam Hải ngoại. Trong số các võ sư di tản có gia đình cố võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc là bà Nguyễn Thi Minh (phu nhân vs sáng tổ) và bào đệ vs Nguyễn Lộc là Nguyễn Dần cùng các con của Nguyễn Lộc là Nguyễn Quang và Nguyễn Chính đã đến định cư tại Hoa Kỳ.

Trích hồi ký của chưởng môn Lê sáng:"Từ năm 1974 Vovinam bắt đầu phát triển ra quốc tế do Giáo sư Phan Hoàng phổ biến đầu tiên. Dưới thời Ngô Đình Diệm ông trốn ra nước ngoài rồi học thi lấy ba bằng tiến sĩ đều hạng ưu, được người nước ngoài vị nể. Ông Phan Hoàng có học võ với Sáng Tổ một thời gian. Đối với tôi ai học võ với Sáng Tổ dù chỉ một ngày cũng là anh em đông môn.
Do nhu cầu phát triển quốc tế, tôi chính thức giao trọng trách thành lập liên đoàn Vovinam – Việt Võ Đạo tại Pháp cho Giáo sư Phan Hoàng làm Chủ tịch với ban điều hành gồm năm võ sư nổi tiếng là lão võ sư Nguyễn Dân Phú, võ sư Hoàng Nam, võ sư Bùi Văn Thịnh, võ sư Nguyễn Trung Hòa và võ sư Phạm Xuân Tòng. Ngoài ra ông Hoàng còn kiêm nhiệm đại diện phong trào Việt Võ Đạo ở Âu Châu và Phi Châu.
Thời kỳ sau năm 1974, ông Phan Hoàng giúp đỡ cho người em út của ông Trần Huy Phong là Trần Phụng Dương (về sau đổi là Trần Nguyên Đạo) sang pháp du học, khi đó ông Đạo đang là môn sinh Vovinam ở cấp hoàng đai. Ông Phan Hoàng không giỏi Vovinam nhưng có uy tín trong tất cả các võ sư ngoại quốc nên đỡ đầu cho ông Trần Nguyên Đạo mở lớp dạy Vovinam rất thành công. Thêm vào đó, những du học sinh là môn sinh Vovinam – Việt Võ Đạo đi du học trước và sau năm 1975, sau khi tốt nghiệp cũng mở lớp dạy Vovinam, nhưng chỉ là phong trào tự phát chứ không do môn phái cắt cử. Do vậy việc giảng dạy không thống nhất và đồng nhất, khả năng võ thuật của các đương sự cũng bị hạn chế."
Phong trào Vovinam tại Pháp đã đi vào nế nếp phát triển từ khi được sự đồng thuận của chưởng môn Lê sáng và Hội Đồng Võ Sư lãnh đạo Vovinam vào năm 1974. 

Tiếp theo đó, vào năm 1990, được sự ủy nhiệm của VSCM, Đại Hội Vovinam-VVÐ Quốc Tế đã được tổ chức vào ngày 30-6 và ngày 1-7-1990 tại tiểu bang California, Hoa Kỳ, với sự tham dự của các VS, HLV đại diện các châu lục, các quốc gia có phong trào Vovinam-VVÐ trên toàn thế giới. Đại Hội đã biểu quyết thành lập Tổng Liên Đoàn Vovinam-VVÐ Quốc Tế với Ban Điều Hành như sau: 
· VS Nguyễn Dần, bào đệ Vs Nguyễn Lộc, Chủ Tịch 
· VS Lý Phúc Thái, Tổng Vụ Trưởng Mỹ Châu 
· VS Lê Công Danh, Tổng Vụ Trưởng Úc Châu 
· VS Hà Kim Khánh, Tổng Vụ Trưởng Âu Châu 
(Đặc biệt còn có thêm Tổng Đoàn Trưởng là VS Dương Quang Việt) 
· VS Nguyễn Ngọc Mỹ, Tổng Vụ Trưởng Phi Châu 

Tháng 9 năm 1990, VS Trần Huy Phong t
ừ nhà tù cộng sản trở về, và được VSCM giao nhiệm vụ Ðại Diện Chưởng Môn để điều hành công việc Môn phái


Mùa thu năm 1991, VS Lý Phúc Thái chính thức từ chức khỏi Ban Thường Vụ dẫn đến sự tan rã của Tổng Liên Ðoàn Vovinam-Việt Võ Ðạo Quốc tế


Năm 1992, nhằm tạo điều kiện cho Vovinam-Việt Võ Đạo phát triển, Giải Vô Địch Toàn Quốc Lần Thứ I (từ ngày 4 đến ngày 6-12-1992) được tổ chức tại Saigon, quy tụ 178 vận động viên cả nước về tranh tài với 2 nội dung: hội diễn kỹ thuật và thi đấu tự do. 

Ngày 3-11-1993, VS Trần Huy Phong đã thành công trong việc kiên trì tranh đấu đạt được một trong những tâm nguyện thuở thiếu thời của ông: thành lập một trường đại học dạy về võ thuật, võ đạo đầu tiên cho Việt Nam sau 7 thế kỷ ngưng trệ, song song với việc giảng dạy các môn khoa học khác. Ông đã cùng các trí thức và giáo sư đại học vận động thành lập Viện Đại Học Dân Lập Hùng Vương, bước đầu gồm 3 phân khoa: Tin Học, Y Khoa, và Giáo Dục Tâm Thể. VS Trần Huy Phong là giảng sư và cũng là Giám Đốc phân khoa Giáo Dục Tâm Thể của viện đại học này. 



Ngày 29-4-1994, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam ban hành quyết định thành lập Ủy Ban Điều Hành Lâm Thời Việt Võ Đạo, nhằm kiểm soát hoạt động của môn phái, đồng thời bổ nhiệm một cán bộ (không phải là môn sinh trong môn phái) làm Trưởng Ban và một số võ sư cán bộ làm Ủy Viên, riêng Võ Sư Chưởng Môn được bổ nhiệm làm Cố Vấn Chuyên Môn. Cũng từ đó đảng cộng sản đã chính thức truất quyền điều hành môn phái của võ sư Lê  Sáng.

Chính vì sự kiện này, nhiều phong trào Vovinam-Việt Võ Đạo tại hải ngoại đã tuyên bố độc lập và sinh hoạt riêng rẽ. Cũng vào năm 1994, nhà cầm quyền Cộng Sản đã ra lệnh đóng cửa tất cả võ đường Vovinam-Việt Võ Đạo không nằm trong tổ chức Việt Võ Đạo quốc doanh, cũng như ngăn cản và nghiêm cấm tất cả các hoạt động của VS Trần Huy Phong, đồng thời xuyên tạc, gây chia rẽ nội bộ Môn Phái



VÕ SƯ TỊ NẠN SAU 1975 TẠI ÂU CHÂU

Tại Âu Châu, năm 1980 với sự có mặt của vs Nguyễn Văn Nhàn, trong danh phận tị nạn tại Đức do tàu Cap Anamur cứu vớt, vì bịnh thiển cận sứ quân, kém khả năng tiếng Đức và các ngoại ngữ khác, nhưng lại cho ta mới là cái rốn của Vovinam Việt Võ Đạo, là nghĩa tử của Vs Lê Sáng, một võ sư kém tri thức lại thiếu tầm nhìn chiến lược về việc phát triển Vovinam tại Âu Châu, nên không thể kết hợp được với giáo sư Phan Hoàng để phục hưng đại cuộc cho việc phát triển môn phái. Sự việc này đã làm phiền lòng không ít một số huấn luyện viên trẻ như Nguyễn Tiến Hội (Hannover) và môt số các huấn luyện viên khác, (từng là sinh viên đang theo học tại các đại học Đức) đang sinh hoạt Vovinam trên nước Đức trước khi võ sư Nhàn có mặt tại Đức. Thái độ kiêu căng của Vs Nhàn đã làm mất đi tinh thần đoàn kết phát triển môn phái trên bình diện Âu Châu, nên các huấn luyện trẻ đó đã tách ra và sinh hoạt riêng biệt, không hợp tác với võ sư Nguyễn Văn Nhàn. Giáo sư Phan Hoàng trước tình hình phân hoá cũng thối chí để rồi đưa đến việc rút lui khỏi các vị trí của Vovinam, trở về lại với công việc giảng dạy trong ngành giáo dục Pháp.

Tới đây, võ sư Trần Nguyên Đạo lại đứng ra tiếp tục lèo lái con thuyền Vovinam tại Pháp và Âu Châu cho đến ngày hôm nay. Sự thiển cận của một người võ sư như Nguyễn văn Nhàn đã làm thiệt hại cho việc phát triển môn phái, một căn bệnh mà ngày nay được thấy rất nhiều trong các võ đường Vovinam. Những võ sư tị nạn, lúc khởi đầu trên đất người, phần lớn thiếu nhu cầu về sinh ngữ nhưng lại thích làm "thầy" làm cấp lãnh đạo lớn trong môn phái. Võ sư Nhàn sau đó cũng bị chính võ sư Lê Sáng truất phế tư cách của một võ sư Cao Đẳng. 

CŨNG CỐ VOVINAM TẠI HẢI NGOẠI
Trong hồi ký chưởng môn Lê sáng có viết: " Trong thời gian tôi vắng mặt, một số võ sư đi ra nước ngoài quảng bá và phát triển Vovinam. Trước đây mỗi khi chỉ định một môn sinh về dạy võ ở tỉnh nào thì chính tôi đi mua vali, sắm sửa quần áo, đưa một ít tiền để họ tiêu xài trong vài tháng đến khi có được thu nhập ổn định để họ tự túc sinh sống. Nay các võ sư tự phát đi ra nước ngoài, do đó khi mới về tôi chưa nắm vững tình hình nên cũng không điều hành họ được.
Thành công trong việc quảng bá Vovinam ra thế giới từ sau năm 1975 là công lao của các võ sư sinh sống ở nước ngoài, phải công bằng ghi nhận công lao của họ mặc dù đó hoàn toàn là việc tự phát. Nhưng mỗi sự việc đều phải tùy thời, ở giai đoạn trước việc làm này có thể chấp nhận được, vì nếu thúc thủ chờ lệnh trên trong khi tôi vắng mặt thì môn phái không phát triển, cho nên việc tự phát ngày xưa là tốt thậm chí là công trạng. Vovinam chưa được bên ngoài biết tới, nhờ tự phát, võ sư học được đến đâu dạy đến đấy, mà môn phái được nhiều người biết tới.
Theo đề nghị của các võ sư hải ngoại, tôi chỉ thị họi Đại hội võ sư hải ngoại bầu Ban chấp hành và Thường vụ để làm gạch nối giữa văn phòng Chưởng môn và các võ đường tại nhiều nước khác nhau. Trong nước cung cấp tài liệu học tập cho hải ngoại còn Ban chấp hành và Thường vụ thì chuyển thỉnh nguyện của các võ sinh và huấn luyện viên về cho trong nước, phối hợp tổ chức chấm thi và tổ chức các lễ lớn của môn phái như lễ tưởng niệm Sáng Tổ.
Ngày 12 tháng 05 năm 1989, tôi gởi một Chỉ dụ cho toàn thể môn đồ của Vovinam tại hải ngoại nội dung như sau :
Tuy nhiên, Ban chấp hành hải ngoại làm việc được một thời gian thì tan rã do nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Kể từ đó tôi chủ trương để Vovinam tại hải ngoại tiếp tục tự phát theo khuynh hướng, tâm cơ của mỗi người. Sau đó, căn cứ vào thành quả hoạt động cụ thể mỗi nơi mà công nhận hoặc hỗ trợ nếu có yêu cầu. Qua hoạt động phát triển môn phái, các môn sinh có dịp phát huy khả năng, tư cách, nhiệt tâm, đức hạnh. Ai có sức thu phục tất nhiên sẽ lãnh đạo được mọi người."
Trước nguy cơ lũng đoạn hàng ngũ Vovinam ngày càng nặng nề của đảng cộng sản VN, võ sư chưởng môn và võ sư cao cấp Trần Huy Phong đã có d tính di dời tư thế lãnh đo môn phái ra Hải Ngoại để tách khỏi tầm ảnh hưởng của tà quyền csVN.
Ngày 19-03-1995, nhân lúc sang Pháp chửa bệnh, võ sư Trần Huy Phong đã viết một tâm thư từ bệnh viện Gustave Roussy (Pháp) gửi toàn thể các võ sư trên thế giới, thiết tha kêu gọi các võ sư hãy cùng nhau phá bỏ mọi tị hiềm, mặc cảm, phe phái để cùng kết đoàn tìm kiếm một giải pháp tương lai cho môn phái.
Lời kêu gọi này gây xúc động mạnh đến toàn thể các võ sư trên thế giới và nhận được hàng trăm bức thư hưởng ứng kêu gọi đến từ khắp năm châu. Sáu tháng sau, ông cùng với các võ sư niên trưởng ra Tuyên Cáo chính thức thành lập Hội Đồng Võ Sư Lãnh Đạo Môn Phái ngày 16-09-1995, và ủy nhiệm cho võ sư Trần Nguyên Đạo trách nhiệm tổ chức đại hội võ sư Vovinam Việt Võ Đạo Thế Giới.

Năm 1996, trước tình trạng thiếu sự lãnh đạo đồng nhất tại hải ngoại, VS Trần Huy Phong đã khuyến khích VS Trần Nguyên Đạo tổ chức một Đại Hội Võ Sư Quốc Tế lần thứ hai vào các ngày 16 và 17 tháng 8 năm 1996 tại Paris, Pháp Quốc. Đại Hội đã biểu quyết thành lập Tổng Liên Đoàn Vovinam-VVÐ Thế Giới. Đồng thời, Đại Hội đã bầu VS Ngô Hữu Liễn làm Chủ Tịch Ban Chấp Hành Tổng Liên Đoàn và VS Nguyễn Văn Cường làm Tổng Thư Ký Hội Đồng Võ Sư Lãnh Đạo Môn Phái. 

Ngày 16, 17 tháng 8 năm 1996 đại hội được nhóm họp tại Paris - Pháp, dưới sự chủ tọa của võ sư Trần Huy Phong cùng với sự tham gia của đại đa số các võ sư trên thế giới. Chính nhờ thế hai cơ quan lãnh đạo trung ương của môn phái được thành lập và tiếp tục sinh hoạt cho đến ngày nay, đó là :
    • Hội đồng Võ Sư Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới
    • Tổng Liên đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới.
Website chính thủc của Tổng Liên Đoàn VVN-VVĐ/Thế Giới là:

Ngày 18-8-2000, Ðại Hội Vovinam Toàn Thế Giới được tổ chức tại Nam California. VS Trần Nguyên Ðạo được bầu vào chức vụ Chủ Tịch Tổng Liên Ðoàn Vovinam-VVÐ Thế Giới.

Sinh hoạt của hải ngoại sau đó đã đi vào nế nếp cho đến ngày hôm nay, đây là cơ sở chính thức của môn phái Vovinam được thành lập chính thức sau cuộc cưởng chiếm bất hợp pháp miền nam VN bởi bạo lực của cộng sản.

Ngày 26-4-2001, nhân Lễ Giỗ Tổ lần thứ 40, lễ An vị di ảnh cố VS Trần Huy Phong được tổ chức long trọng tại Tổ Ðường, dưới sự chủ tọa của VSCM Lê Sáng cùng với sự hiện diện của bà quả phụ Trần Huy Phong và các VS của Võ Ðạo Quán. Hội Vovinam các quận, tỉnh, thành đều cử đại diện về tham dự.  

Các Liên Đoàn Quốc Gia trực thuộc TLĐ VVN-VVĐ/TG

Các Liên Đoàn Quốc Gia đã được công nhận từ đại hội 1996 đến nay, gồm 13 Liên Đoàn và 19 quốc gia với quyền biểu quyết.
Liên Đoàn Quốc Gia sáng lập viên :
        1.    Liên Đoàn Bỉ
        2.    Liên Đoàn Pháp
        3.    Liên Đoàn Đức
        4.    Liên Đoàn Thụy Sĩ
        5.    Liên Đoàn Úc Đại Lợi
Liên Đoàn Quốc Gia được công nhận từ năm 2001 đến 2008 :
        6.    Liên Đoàn Gia Nã Đại
        7.    Vovinam-VVĐ Bạch Nga
        8.    Vovinam-VVĐ Ukraina
        9.    Vovinam-VVĐ Maroc
        10.   Liên Đoàn Senegal
        11.   Liên Đoàn MiềnTây Hoa Kỳ
        12.   Liên Đoàn Texas - Hoa Kỳ
        13.   Vovinam-VVĐ Tây Ban Nha
        14.   Liên Đoàn Burkina-Faso
Phong trào quốc gia dự khuyết chưa có quyền biểu quyết :
        15.   Vovinam-VVĐ Guinée
        16.   Vovinam-VVĐ Togo
        17.   Vovinam-VVD Côte d’Ivoire
        18.   Vovinam-VVĐ Mali
        19.   Vovinam-VVĐ Liên Xô

THÀNH QUẢ ĐẠi HỘI KỲ 8 (7/2016)

Đại hội kỳ 8 được diển ra với chủ đề: "Từ Việt Võ Đạo đến Nhân Võ Đạo"
Đã được bế mạc trong tinh thần hài hoà và bước vào nhiệm kỳ 2016-2020 với niềm tin hướng về tương lai 
  • Thời điểm đại hội :
    • 14/07/2016 : Thi và trình luận án võ sư quốc tế
    • 15/07/2016 : Khai mạc. Đại hội Hội đồng võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo thế giới
    • 16/07/2016 : Đại hội Tổng liên đoàn Vovinam-VVĐ thế giới
    • 17/07/2016 : Bế mạc đại hội và lễ thăng đai 
  • Địa điểm đại hội :
Business Expo Center
1960 S. Anaheim Way, Anaheim, CA 92805  
  • Ban tổ chức
Liên đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo Tây Hoa Kỳ 
Kính thưa quí vị, 
Đại hội thế giới kỳ thứ 8-2016, là một khúc quanh mới của hệ thống Vovinam-Việt Võ Đạo trên bình diện toàn cầu. Bởi đã bầu lại toàn bộ các nhân sự lãnh đạo của hệ thống đó là : 
  • Hội đồng võ sư Vovinam-VVĐ thế giới : Cơ quan lãnh đạo chuyên môn, đặc trách về phương diện võ đạo, võ thuật, đai đẳng, thi cử, trình luận án… 
  • Tổng Liên đoàn Vovinam-VVĐ thế giới : Cơ quan lãnh đạo hành chánh và đại diện cho Môn phái về phương diện Pháp lý. Là cơ quan điều hành và gạch nối giữa các liên đoàn quốc gia. 
  • Thành phần tham dự 
  • Gồm 46 võ sư hiện diện, 75 võ sư ủy quyền, trên tổng số 166 võ sư thành viên đến từ  Âu châu, Mỹ châu, Úc châu, Phi châu và Á châu.
  • Các Chủ tịch hoặc đại diện cho các liên đoàn quốc gia đưa chia ra như sau : 10 quốc gia hiện diện và 5 quốc gia ủy quyền trên tổng số 20 liên đoàn. 
  • Tân Ban chấp hành Hội đồng võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo thế giới
Đã được đại hội võ sư bầu cử tín nhiệm cho nhiệm kỳ thứ 6, niên khoá 2016-2020, gồm 7 võ sư theo luật định như sau : 
1-      Vs Hà Kim Khánh (Pháp)
2-      Vs Nguyễn Thế Hùng (Hoa Kỳ)
3-      Vs Hồ Sonny Quang Thanh (Úc Đại Lợi)
4-      Vs Seydina Diouf (Sénégal)
5-      Vs Huỳnh Hữu Quí (Bỉ)
6-      Vs Phạm Thị Cúc (Hoa Kỳ)
7-      Vs Miesch Philippe (Pháp) 
Sau đó toàn thể tân Ban lãnh đạo Hội đồng võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo thế giới đã họp kín để bầu tân Tổng thư ký và đồng biểu quyết mời : 
-   Vs Nguyễn Văn Cường đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng võ sư thế giới. Một chức vụ biểu tượng, nên không nhất thiết phải là một trong những thành viên đắc cử. Do các thành viên đắc cử của HĐVS/TG đề cử. Có nhiệm vụ Chủ tọa các đại hội thế giới (Điều 9.6.a Nội qui sinh hoạt) 
-   Vs Ngô Hữu Liễn đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Thượng hội đồng võ sư thế giới, một cơ quan lãnh đạo tinh thần tối cao, tượng trưng cho tinh thần, đạo đức và các giá trị phổ cập của Vovinam-Việt Võ Đạo trên thế giới (Điều 10.1 Nội qui sinh hoạt), có nhiệm vụ : Bảo trì truyền thống và tôn chỉ của Vovinam-Việt Võ Đạo (Điều 10.4 Nội qui sinh hoạt) 
Dưới đây là tóm tắt các chức vụ và các nhân sự của Thượng Hội đồng và Hội đồng võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo thế giới : 
  • Thượng hội đồng võ sư thế giới : 
Chủ tịch
Vs Ngô Hữu Liễn (Hoa Kỳ)
Thành viên
Tất cả các võ sư Bạch đai thượng đẳng (theo qui định)

  • Hội đồng võ sư thế giới : 
Chủ tịch
Vs Nguyễn Văn Cường (Hoa Kỳ)
Tổng thư ký
Vs Hà Kim Khánh (Pháp)
Thành viên
Vs : Nguyễn Thế Hùng (Hoa Kỳ), Hồ Sonny Quang Thanh (Úc Đại Lợi), Seydina Diouf (Sénégal), Huỳnh Hữu Quí (Bỉ), Phạm Thị Cúc (Hoa Kỳ), Miesch Philippe (Pháp)

  • Tân Ban chấp hành Tổng liên đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo thế giới
Đã được các chủ tịch Liên đoàn quốc gia bầu cử tín nhiệm cho nhiệm kỳ thứ 6, niên khoá 2016-2020, như sau : 
Chủ tịch
Vs Nguyễn Thế Thierry (Pháp)
Tổng thư ký
Vs Nguyễn T.K Kevin (Hoa Kỳ)
Thủ quĩ
Vs Bloume Daniel (Pháp)

  • Các quyết định quan trọng đã được đại hội biểu quyết thông qua : 
  1. Đề án “Hình thức lễ giỗ tổ” (đệ trình bởi Vs Lê Văn Phúc (Hoa Kỳ)).
  2. Đề án “Thay đổi danh xưng và các cấp trên đai” (đệ trình bởi Vs Trần Nguyên Đạo (Pháp) và Geurrib Amar (Pháp)) - (Võ sư Niên Trưởng - Grand maitre - Grand master)
  3. Đề án “Qui luật tranh giải thi đấu vật Vovinam-VVĐ thế giới” (đệ trình bởi Vs Trần Nguyên Đạo (Pháp)).
  4. Đề án “Chương trình huấn luyện cao đẳng” (đệ trình bởi Vs Trần Nguyên Đạo (Pháp)).
  5. Đề án “Thống nhất các từ ngữ Vovinam-VVĐ” (đệ trình bởi Vs Phạm Công Hoà (Thụy Sĩ)). Ủy ban kỹ thuật quốc tế sẽ nghiên cứu và bổ túc đề án.
  6. Biểu quyết công nhận các quốc gia:
-          Ba Lan
-          Côte d’Ivoire
-          Niger
-          Mauritanie
-          Émirats Arabes Unis (Dubai) 
  • Kết quả thi và trình luận án võ sư quốc tế 
Nhân đại hội kỳ 8-2016, các võ sư quốc tế đã thi đẳng cấp, trình luận án, được công nhận hoặc được tấn phong như sau : 
  • Trình độ Chuẩn hồng đai (Huyền đai đệ tứ cấp quốc tế)
1-      Vs Sawadogo philippe (Burkina-Faso) 
  • Trình độ Hồng đai nhất cấp (Huyền đai đệ ngũ cấp quốc tế)
2-      Vs Nguyễn Văn Tâm (Hoa Kỳ)
3-      Vs Seurin Thierry (Pháp)
4-      Vs Seydina Diouf (Sénégal)
5-      Vs Lê Hoàng Ngân (Việt Nam) 
  • Trình độ Hồng đai nhị cấp (Huyền đai đệ lục cấp quốc tế)
6-      Vs Nguyễn Bá Dương (Hoa Kỳ)
7-      Vs Bloume Daniel (Pháp)
8-      Vs Phạm Thị Cúc (Hoa Kỳ)
9-      Vs Trần Quang Sơn (Úc Đại Lợi)
10-  Vs Hà Kim Chung (Pháp)
11-  Vs Phạm Đình Tự (Canada)
12-  Vs Hồ Sonny Quang Thanh (Úc Đại Lợi)
13-  Vs Tôn Thất Lăng (Hoa Kỳ) 
  • Trình độ Hồng đai tam cấp (Huyền đai đệ thất cấp quốc tế)
14-  Vs Trần Văn Vịnh (Hoa Kỳ)
15-  Vs Hà Kim Khánh (Pháp)
16-  Vs Huỳnh Hữu Quí (Bỉ)
17-  Vs Lê Thành Nhân (Úc Đại Lợi)
18-  Vs Kiều Công Lang (Hoa Kỳ) 
  • Trình độ Bạch đai thượng đẳng
19-  Vs Trần Nguyên Đạo (Pháp)
20-  Vs Nguyễn Thế Hùng (Hoa Kỳ)
21-  Vs Nguyễn Thế Trường (Pháp)
22-  Vs Vũ Kim Trọng (Việt Nam)
23-  Vs Huỳnh Trọng Tâm (Hoa Kỳ)
24-  Vs Nguyễn Hữu Tô Đồng (Canada)
25-  Vs Nguyễn Tiến Hội (Đức)
26-  Vs Võ Trung (Hoa Kỳ) 
Trước sự thành công tốt đẹp của đại hội, nhân danh Hội đồng võ sư thế giới và Tổng liên đoàn Vovinam-Việt Võ Đại thế giới, chúng tôi gửi lời tri ân và xin cám ơn những đóng góp tích cực của các võ sư lãnh đạo nhiệm kỳ 2012-2016 và chúc các tân lãnh đạo nhiệm kỳ 2016-2020, luôn được sáng suốt trên sứ vụ phát triển và đưa môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo bước vào thế kỷ Nhân Võ Đạo. 
Paris ngày 15.8.2016
Tổng Thư Ký Hội Đồng Võ Sư VVN-VVĐ/TG
Vs Hà Kim Khánh
Chủ tịch TLĐ-VVN-VVĐ/TG
Vs Nguyễn Thierry
Nguồn:http://vovinamworldfederation.eu/vi/
Bài viết nhằm làm sáng tỏ các vấn đề có liên quan đến việc phát triển môn phái  Vovivnam Việt Võ Đạo thuộc Tổng Liên Đoàn Voviam Việt Võ Đạo Thế Giới, một cơ sở không thống thuộc hệ thống Vovinam quốc doanh do cộng sản VN lãnh đạo trong nước và hải ngoại. Để tuyên truyền xuyên tạc các hoạt động của TLĐ-VVN-VVĐ/TG, bọn cộng sản và cái gọi là Hội Đồng Chưởng Quản Môn Phái đang dùng những môn sinh tay sai (dư luận viên) tuyên truyền chống phá cơ quan lãnh đạo chính thống của môn phái Vovinam Việt Võ Đạo tại hải ngoại.
Để tiện việc theo dõi sự hoạt động của cơ sở Vovinam Việt Võ Đạo chính thống và quốc doanh xin mời các bạn đọc thêm những tài liệu về Vovianam:
1.Kỷ niệm ngày giổ của Vs Phùng Mạnh Chử
 (13/12/1967-13/12/2014 và TRẦN HUY PHONG (13/12/1997-13/12/2014)http://vothilinh.blogspot.de/2016/08/ky-niem-ngay-gio-vo-su-ph-ung-manh-chu_13.html
2. Phân tích cáo tri của HĐVSCQMP http://vothilinh.blogspot.de/2016/08/phan-tich-cao-tri-cua-chanh-chuong-quan.html
3.Đôi điều suy nghỉ về cáo tri của HĐVSCQMP http://vothilinh.blogspot.de/2016/08/oi-suy-nghi-ve-cao-tri-cua-hoi-chuong.html
4.Ngưòi môn sinh hiểu sao cho đúng với cấu " Vovinam không làm chính trị"
http://vothilinh.blogspot.de/2016/07/ng-uoi-mo-n-sinh-hi-eu-sao-cho-voi-cau.html
5.Thế nào là võ đạo trong Vovinam-Việt Võ Đạo
http://vothilinh.blogspot.de/2016/07/the-nao-la-vo-ao-cua-vovinam-viet-vo-ao.html
6.Vovinam trong dòng sinh mệnh dân tộc
http://vothilinh.blogspot.de/2016/07/trong-d-ong-sinh-menh-dan-toc-vovinam.html
7.Vovinam một con đường hai lối rẽ
http://lybichthuy.blogspot.de/2015/11/vovinam-viet-vo-ao-mot-con-uong-hai-loi_4.html
8.Môn sinh Vovinam hải ngoại tâm tình với môn sinh Vovinam trong nước.
http://lybichthuy.blogspot.de/2016/05/mon-sinh-vovinam-hai-ngoai-tam-tinh-voi.html
9.Vovinam quốc doanh trong sự chăm sóc của tổng cục II
http://lybichthuy.blogspot.de/2016/01/vovinam-trong-su-cham-soc-cua-tong-cuc.html
10. Chủ thuyết cách mạng tâm thân một vũ khí chống Thực Cộng của võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc
http://vothilinh.blogspot.de/2016/06/chu-thuyet-cach-mang-tam-than-mot-vu.html

Vũ thái An, 5/9/2016
cựu môn sinh võ đường Trung Học Kỹ Thuật Cao Thắng 1966

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét