Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016

NGHĨA TÌNH NGƯỜI SÀI GÒN
Một nét văn hoá đậm chất nhân văn của người Sài gòn



Người ta biết đến Sài Gòn là mảnh đất phồn hoa đô hội, nơi có nền kinh tế phát triển bậc nhất của cả nước. Ai cũng mong ước được đến Sài Gòn, được ở Sài Gòn là bởi một phần cuộc sống nhộn nhịp nơi đây, thế nhưng ngoài những điều đó, Sài Gòn còn là mảnh đất đáng sống bởi từ những điều nhỏ nhặt nhưng ý nghĩa và thiết thực vô cùng.


 Phố Hoa Tết đường Nguyễn Huệ Sài Gòn trước 1975
Phụ nữ Sài Gòn thập niên 60-70 (thể kỷ 20) 

Người ta thường nói , sống ở Sài Gòn lâu chưa chắc đã thành người Sài Gòn đâu, vì có người sau khi miền nam bị cưởng chiếm đã di dân vào Sài gòn theo định hướng của đảng nạo vét, chiếm đất, dành dân (cộng sản VN), những người di dân này không thể gọi là người Sài Gòn, chỉ sống lẩn lộn với người Sài Gòn – nhiều người miền nam đã khẳng định như thế, vì họ sống và sinh hoạt chung với người Sài Gòn, nhưng không bao giờ có được cái văn hoá giao tiếp như người sài Gòn, một thứ văn hoá đẹp không thể sớm mai mà có được. Người Sài Gòn gốc (ba, bốn đời ở Sài Gòn), họ có cách sống của người Sài Gòn, cách sống rất đơn giản, hồn nhiên, nhièu khi có nét quê muà theo kiểu thành thi..

Muốn trở thành người Sài Gòn phải có tính cách của người Sài Gòn.

– Nghĩa hiệp, phóng khoáng, không tính toán, không so đo.
– Cho và biết cách cho, ít khi nhận.
– Hào hoa, phong nhã, văn minh, lịch thiệp.
– Người Sài Gòn không tham lam, không ích kỷ.
– Không để ý đến chuyện riêng tư của người khác.
– Không oán trách, không hận thù.
– Không mua gian bán lận, không mưu mô…

Hẻm miễn phí” ở Sài Gòn
Người Saigon bây giờ không còn nhiều, một phần sống ở nước ngoài, một phần đã chết, một phần bị cộng sản cướp mất nhà cửa sau các trận đánh tư sản, hoặc cướp nhà cửa của các quân, cán, chính VNCH bị đi cải tạo, sau 1975, và những nạn nhân này bị dồn lên lập nghiệp ở các vùng gọi là kinh tế mới. Một phần khác của người Sài gòn đã thay đổi theo lối sống thiếu văn hóa, không lành mạnh của lớp người mới từ miền Bắc tràn vào Sài gòn. Phần còn lại vẫn giữ tính cách người Sài Gòn không sống xô bồ mà vẫn giữ đúng phong cách của người Sài Gòn. Truyền thống đắ bắt nguồin từ những cư dân đầu tiên đến Sài Gòn lập nghiệp thời các chúa Nguyễn, họ cần có sự đoàn kết, nhân ái, dũng cảm, khỏe mạnh và không thể thiếu người tài giỏi.
Chính những yêu cầu ban đầu kể trên đã hình thành dần bản tính của con người Sài Gòn. Những tính cách quý báu ngày một nảy sinh thêm trong quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Sài Gòn này.

Một quán cà phê trên đại lộ Lê Lợi năm 1961- Ảnh: LIFE

Sài Gòn vui vẻ, xuề xòa.
Dù Nam-Trung- Bắc cũng bà con thôi.

 Sài Gòn đông đúc những người.
Tìm nơi muốn đến, ông Trời chịu thua.
May nhờ có bảng dựng kia.
Đọc rồi tìm tới, “ra dìa” cám ơn.

Sài Gòn không thích thiệt-hơn.
Bắt tay “xong nhé”, giận hờn bỏ qua.

Người Sài Gòn nhiệt tình giúp đỡ người khác, kể cả đó là người không quen biết. Đã bao giờ chạy xe ngoài đường, bạn giật mình khi thấy có người rượt theo chỉ để nhắc bạn gạt chân chống chưa? Bạn chưa kịp nói câu cảm ơn thì người đó đã đi mất? Đó là người Sài Gòn đấy. Họ giúp đỡ người khác nhưng không đòi hỏi câu cảm ơn hay một sự đền đáp nào cả. Khách du lịch đến đây cũng đừng ngại hỏi đường người xung quanh. Không những chỉ tận tình từng ngã tư, góc phố, họ còn có thể dẫn bạn đi nếu tiện đường. Đến Sài Gòn, nếu không thạo đường, bạn cứ hỏi những người đang bán hàng quán bên đường, những người nhàn tản trên phố, những người bán vé số... họ sẽ chỉ cho bạn một cách tận tình. Vì họ là người Sài Gòn, hoặc ít ra cũng đã nhiễm “máu Sài Gòn”. Người Sài Gòn luôn có ý thức giúp đỡ bè bạn chứ không hề “lãnh cảm”.
Con gái Sài Gòn nhẹ nhàng, khéo léo nhưng cũng không kém phần năng động. Con trai Sài Gòn thì mạnh mẽ, khỏe khoắn và ga lăng. Dù có xa cách vì thãm họa cộng sản sau 1975, người Sài Gòn luôn nhớ về nơi chôn nhau cắt rún, hđã đem theo Sài Gòn đơn nơi hđịnh cư. Một tiểu Sài Gòn có thể tìm thấy  trong thành phố WestminsterGarden GroveSan Jose, California và Houston, Texas...Nếp sống nơi các tiểu Sài Gòn vẩn còn đé nét của một Sài Gòn lớn trước 30/4/1975. 
Một góc Little Saigon tại Philadelphia   

Mười Thương Sài Gòn
Tác Giả: Đào Văn Bình

1. Sài Gòn vui vẻ, xuề xòa.
Dù Nam-Trung- Bắc cũng bà con thôi.

2. Sài Gòn đông đúc những người.
Tìm nơi muốn đến, ông Trời chịu thua.
May nhờ có bảng dựng kia.
Đọc rồi tìm tới, “ra dìa” (a) cám ơn.

3. Sài Gòn không thích thiệt-hơn.
Bắt tay “xong nhé”, giận hờn bỏ qua.

4. Sài Gòn gái đẹp như hoa.
Không kênh kiệu lắm, mặn mà, dễ thương.
Sài Gòn trai giống Tây Phương.
Lịch sự, tháo vát, lại thường không khoe.

Thiếu nữ Sài Gòn với chiếc xe Velo Solex 
 vốn phổ biến trước năm 1975

5. Sài Gòn ăn uống khỏi chê.
Món Nam-Trung- Bắc tụ về ở đây.
Bún bò, chả cá, cơm Tây.
Bánh mì, cơm tấm, cơm chay tuyệt vời.

6. Sài Gòn sáng-tối đông vui.
Phố mười giờ tối mà người vẫn đông.
Tây ba-lô, Mỹ ung dung.
Tận hưởng cái thú lòng vòng chơi đêm.

7. Sài Gòn “quá đã” (b) công viên.
Tao Đàn bóng mát là miền vui chơi.

8. Sài Gòn vốn dĩ thương người.
“Trà đá miễn phí kính mời bà con.”


9. Sài Gòn biết nói “cám ơn”.
Một câu lễ độ đẹp hơn bạc vàng.

10. Sài Gòn kính trọng tài năng.
Giống như nước Mỹ, mảnh bằng tính sau.
Sài Gòn cơ hội làm giàu.
Của người tài giỏi, nhịp cầu tiến thân.
Sài Gòn “Hòn Ngọc Viễn Đông”

Thế giới tìm tới, hết lòng ngợi ca.

Sài Gòn tuy bị đổi tên sau 1975, nhưng bản chất nhân bản của người Sài vẩn chưa bị phá huỷ bởi văn hoá Marx-Mao. Người Sài Gòn vẩn đậm chất nhân văn trong tư duy, măc dù 41 năm sống trong hàng rào giáo dục của XHCN, nhưng thứ văn hoá nô dịch đó không làm sao phá vở được truyền thống văn hoá của người Sài Gòn. Ngày nay tại nhiều góc đường trong thành phố, sau trà đá, cơm, phở, tủ thuốc... miễn phí cho người nghèo, người Sài Gòn lại thể hiện tấm lòng bao dung vô bờ bến với tủ bánh mì miễm phí đặt ngay trên lề đường.

            


Nhiều năm nay tại chùa Việt Nam Quốc Tự 
không còn tình trạng thắp hương quá nhiều, lãng phí


Ngay tại Sài Gòn người còn tìm thấy một hình ảnh kháp như một cậu bé sửa giày treo tấm bảng "Sửa giày dép miễn phí cho các anh chị vé số, xích lô, ba gác và người khiếm thị" do anh Đan Nam chia sẻ đã nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ của cư dân mạng. Một hình ảnh đẹp về sự tử tế, tấm lòng bao dung của người Sài Gòn, khiến nhiều người thích thú. Cậu bé này sửa giày trên hẻm 49, Nguyễn Đình Chiểu, đối diện với chợ Bàn Cờ. Cậu bé ấy tên Nguyễn Bá Cường, tên thường gọi là Beo. Nước da đen nhẻm, dáng người nhỏ thó khiến nhiều người gọi nhầm Cường là cậu bé. Nhưng thực ra, năm nay Beo vừa tròn 18 tuổi, ngụ quận 3 (TP.HCM). Cậu vào nghề sửa giày từ 2 năm nay, hiện tại vẫn vừa học nghề vừa sửa.


Người Sài Gòn vốn hào hiệp, họ bao dung qua những bình trà đá, cơm, tủ thuốc... miễn phí thì nay lại có thêm bánh mì miễn phí. Việc làm tốt đẹp của cô Lan càng khiến nhiều người thấy Sài Gòn đáng yêu biết bao. Theo tìm hiểu, người đặt tủ bánh mì miễn phí là một sáng kiến của cô  Xuân Lan (50 tuổi) chủ của một thẩm mỹ viện. Tủ bánh mì được đặt ngay trước cơ sở của cô, đoạn đường Xô Viết Nghệ Tĩnh - Bạch Đằng (quận Bình Thành. Số bánh mì được lấy từ một lò gần đó.

Sài Gòn còn có những quán cơm chay giá chỉ từ 2000 đồng đến 5000 đồng để dành cho những người có thu nhập thấp. Là một suất cơm giá rẻ, nhưng tình người, ý nghĩa chứa đựng trong đó thì lại vô cùng lớn. Tôi vẫn rất xúc động khi nghĩ về câu chuyện mình đã được đọc trước đây: Một chị buôn ve chai mang 10 kí gạo và chai dầu ăn tới một quán cơm từ thiện để tặng, anh chủ quán từ chối nhận vì thu nhập của chị quá thấp. 10 kí gạo và chai dầu ăn ấy có khi là mấy ngày đi làm của chị liền. Nhưng chị vẫn nhất quyết dành tặng món quà ấy cho chủ quán bởi vì chị bảo “tôi ăn miễn phí ở quán này nhiều rồi, không làm được gì cho quán thì xấu hổ lắm!”. Sài Gòn thế đấy, người ta có thể từ muôn vàn nơi tập trung về đây sống và làm việc, nhưng ai cũng thật thân thiết và gần gũi với nhau.


Sài Gòn buổi ban đầu
Năm 1698 là mốc lịch sử đánh dấu sự khai sinh vùng đất Sài Gòn xưa, khi Thống xuất chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh theo lệnh Chúa Nguyễn vào Nam kinh lược lập ra phủ Gia Định để cai quản vùng đất mới phía Nam và lập ra hai huyện đầu tiên Phước Long và Tân Bình thuộc phủ Gia Định. Diện tích phủ Gia Định lúc này khoảng 30.000km2.
Huyện Tân Bình được lập ra từ xứ Sài Gòn với dinh Phiên Trấn và những đơn vị hành chánh cơ sở đầu tiên (lân, làng, phường, xã, thôn, ấp) là hình dáng Sài Gòn trong buổi ban đầu.

Cách đây hàng ngàn năm, trên vùng đất hoang vu, rừng rậm, rải rác trên các giồng đất cao đã có những nhóm cư dân bản địa thuộc các dân tộc Stiêng, Ma, KơHo, MNông,... cư trú. Từ giữa thế kỷ 16, chúa Nguyễn Hoàng cát cứ phía Nam mở đầu công cuộc di dân Việt đến khai phá vùng đất mới thì đất Sài Gòn là một trong những nơi các nhóm lưu dân người Việt đến cư trú đầu tiên.

Năm 1679, một đợt di cư lớn của 3.000 người Hoa trên 50 chiến thuyền do hai tướng nhà Minh xin tị nạn đã được Chúa Nguyễn cho định cư trên đất Sài Gòn (gọi là người " Minh hương". Một bộ phận lớn trong số đó đã lập ra phố thị người Hoa tại đất Sài Gòn (nay là vùng Chợ Lớn). Đặc tính hội nhập của nhiều cộng đồng cư dân trên đất Sài Gòn đã được thể hiện ngay từ buổi ban đầu. Cho đến trước khi lập phủ Gia Định và huyện Tân Bình (1698) số cư dân sống trên đất Sài Gòn phỏng chừng 10.000 người.



Sài Gòn thế kỷ 18
Trong suốt thế kỷ 18, thời Sài Gòn thuộc Gia Định phủ (1698-1802) thì địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ngày nay gồm địa phận hai tổng Bình Dương và Tân Long của huyện Tân Bình, (thuộc Dinh Phiến Trấn) và trên một nửa địa phận tổng Bình An (tức huyện Thủ Đức) của huyện Phước Long thuộc Dinh Trấn Biên. Năm 1795, Le Brun vẽ bản đồ vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn có ghi vị trí thành Bát Quái, các phố thị Minh Hương, Bến Nghé rồi đặt tên chung là Thành phố Sài Gòn. Có thể hình dung tổng quát vào cuối thời Gia Định phủ, địa bàn Thành Phố (nay) được phân biệt bởi hai vùng với hai bộ mặt khác nhau: vùng chợ nằm trong vòng "cổ lũy" và vùng quê đất rộng, thưa dân thuộc các tổng Bình Dương, Tân Long, Bình An.

Sài Gòn thời Gia Định Trấn và Gia Định Thành (1802-1832)

Sau khi chiến thắng Tây Sơn lấy lại kinh thành Phú Xuân - Huế (năm 1802), Nguyễn Ánh bỏ Gia Định kinh, đổi Gia Định phủ thành Gia Định trấn và đến năm 1808 lại đổi Gia Định trấn ra Gia Định thành, các "dinh" đều đổi thành "trấn". Gia Định thành thống quản năm trấn (toàn Nam Bộ). Dinh Phiên Trấn đổi thành trấn Phiên An. Huyện Tân Bình đổi thành phủ, 4 tổng của huyện Tân Bình nâng lên thành huyện lập ra nhiều tổng mới. Thời kỳ này địa bàn thành phố nay bao gồm địa phận của 2 tổng Bình Trị, Dương Hòa của huyện Bình Dương và 2 tổng Tân Phong, Long Hưng của huyện Tân Long (4 tổng trên đều thuộc phủ Tân Bình, trấn Phiên An), phần còn lại là địa phận của tổng An Thủy - Huyện Bình An và một phần của tổng Long Vĩnh - huyện Long Thành (thuộc phủ Phước Long - trấn Biên Hòa).
Từ sau 1820, dưới mắt của thương gia và phái bộ nước ngoài đã có một thành phố gồm hai đô thị lớn không kém gì kinh đô nước Xiêm ở cách nhau hai dặm, thành phố Sài Gòn (là Chợ Lớn nay) và thành phố Bến Nghé mới xây dựng. Họ gọi chung là thành phố Sài Gòn nơi đô hội cả nước lúc bấy giờ không đâu sánh bằng.
Sài Gòn thời Lục tỉnh Nam kỳ (1832-1862)
Từ sau năm 1832, Minh Mạng giải thể cấp Gia Định thành, chia năm trấn thành sáu tỉnh. Trấn Phiên An đổi thành tỉnh Phiên An, trấn Biên Hòa đổi thành tỉnh Biên Hòa.
Năm 1836, tỉnh Phiên An được đổi tên là tỉnh Gia Định có thêm một phủ mới là phủ Tây Ninh. Năm 1841, phủ Tân Bình lại lập thêm huyện Bình Long (lỵ sở tại Hốc Môn). Vì vậy, sau 1841, địa bàn thành phố (nay) nằm trên địa phận ba huyện Bình Dương, Bình Long, Tân Long (của phủ Tân Bình) và một phần đất của huyện Ngãi An và Long Thành thuộc phủ Phước Long tỉnh Biên Hòa.
Sài Gòn thời Pháp cai trị (1862-1955)
Địa bàn thành phố (nay) lúc này bao gồm địa giới của hai huyện Bình Dương, Tân Long của phủ Tân Bình, với phần đất đai của huyện Bình Long thuộc phủ Tây Ninh (tỉnh Gia Định) và cộng thêm trên một nửa địa phận huyện Bình An cùng với địa phận tổng Long Vĩnh Hạ, huyện Long Thành, cùng thuộc phủ Phước Long của tỉnh Biên Hòa.

Vùng đô thị Sài Gòn - Bến Nghé nằm trên đất của phủ Tân Bình, được xác lập ranh giới từ chùa Cây Mai đến rạch Thị Nghè, nằm trong kênh vành đai giáp tới sông Tân Bình (sông Sài Gòn nay) được qui hoạch là thành phố Sài Gòn (theo bản đồ Coffin năm 1862). Năm 1865 qui hoạch "Thành phố Sài Gòn" lại được chia thành hai thành phố: Thành phố Sài Gòn ở về phía Đông địa bàn thành phố cũ, tức vùng Bến Nghé xưa nơi có tỉnh thành Gia Định và thành phố Chợ Lớn, vùng trước đây gọi là "Phố thị Sài Gòn".

Sài Gòn thời kỳ 1956-1975
Trong khoảng 20 năm (1955-1975), thành phố Sài Gòn cũng có nhiều biến đổi. Từ năm 1956, đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn trở thành thủ đô chính quyền ở miền Nam, được quen gọi là "đô thành Sài Gòn". Năm 1959, đô thành Sài Gòn được chia thành 8 quận hành chánh, mỗi quận chia ra nhiều phường. Tháng 12-1966, quận I thêm hai phường mới từ xã An Khánh (Gia Định) lập ra. Tháng 1-1967 tách hai phường mới của quận I (xã An Khánh cũ) lập thêm quận 9. Tháng 7-1969 lập thêm quận 10 và quận 11. Từ đấy đến năm 1975, đô thành Sài Gòn có 11 quận.


SÀI GÒN QUA CA DAO TỤC NGỮ

Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ,  
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu
Anh về học lấy chữ nhu 
Chín trăng em cũng đợi, mười thu em cũng chờ.

Theo Lê Văn Đức & Lê Ngọc Trụ (1) thì Sở Thượng là: “Tên sông làm ranh thiên nhiên giữa Cam Bốt và VN, ở bìa Đồng Tháp Mười”.
Hoặc:

Trúc mọc bờ ao kêu là trúc thủy
Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa,
(Mỹ = Mỹ Tho, tên một tỉnh ở phía Nam Sài Gòn).
Anh đi đâu anh cũng nhớ ghé thăm nhà
Trước thăm phụ mẫu, sau là thăm em

(Các câu trên còn được truyền miệng dưới nhiều dạng khác nhau:

“Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy
Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa,
Viết thơ thăm hết nội nhà,
Trước thăm phụ mẫu, sau là thăm em”

*Những Câu Ca Dao Do Cố Giáo Sư Vương Hồng Sển Ghi Chép

(Trong quyển Sài Gòn Năm Xưa (3) còn có một số các câu sau đây: (câu nào không có trong sách VHS, là do tôi ghi lại từ các bạn già, hoặc từ sách khác, và dùng chữ nghiêng (italic) để phân biệt.)

Bắp non mà nướng lửa lò,
Đố ai ve được con đò Thủ Thiêm.
(Có người đọc là:
Đố ai ve được cô lái đò Thủ Thiêm.
Ngày đi trăm hoa hẹn hò,
Ngày về vắng bóng con đò Thủ-Thiêm!(3bis)

Thủ Thiêm là địa danh danh phía bên kia sông Sài Gòn, đối diện với Bến Bạch Đằng).
Chỉ sự phồn thịnh hàng đầu của Sài Gòn và Mỹ Tho ngày xưa, có câu:

Trên Sài-Gòn, dưới Mỹ-Tho,
Đâu đâu thiên hạ cũng nhường cho.

Về cột cờ Thủ Ngữ ở ven sông Sài Gòn:

Gia Tân* nền tạm thuở xưa,
Ngày nay có dựng cột cờ gần bên.

Về chuyện được đi xa khỏi Sài Gòn bằng ghe, (ghe có mũi sơn đỏ)

Sài Gòn mũi đỏ, Gia Định* xúp lê,
Giã hiền thê ở lại lấy chồng
Thuyền anh ra cửa như rồng lên mây.

Về chuyện làm ăn phải đi xa, cách biệt:

Chợ Sài Gòn cẩn đá,
Chợ Rạch Giá cẩn xi mom*
Giã em ở lại vuông tròn,
Anh về xứ sở không còn ra vô.

*Tác giả câu ca dao trên dùng chữ “xi mom” thay vì “xi măng” (Pháp: cement) có lẽ cho có vần với câu kế.
*Gia Tân, địa danh xưa, nơi có cột cờ Thủ Ngữ, ở bến Chương Dương, sông Sài Gòn.
*Gia Định lúc xưa là tên của một trong sáu tỉnh của miền nam. Diện tích của tỉnh Gia Định lúc đó lớn hơn diện tích của tỉnh Gia Định thời 1954-75 rất nhiều. Ngày nay tên Gia Định hoàn toàn biến mất trên bản đồ.
*Rạch Giá, xưa là tên của một tỉnh ở miền nam.



  Hình ảnh quý về Sài Gòn xưa

           

Chiều nay chắc áo xa bâu
Chợ Sài Gòn anh ở, còn huyện Tổng Châu em về!
Sài Gòn thiên hạ rộn ràng
Qua đây nhớ bậu không màng cuộc chơi
Xứ nào vui bằng xứ Sài Gòn
Người đi như hội, anh còn nhớ em

Ai đem em đến Sài Thành,
Phồn hoa ai khéo dỗ dành hở em.

Đất Sài Gòn anh ở
Xứ Cần Thơ em trở lộn về
Bấy lâu sông cận biển kề
Phân chia mai trúc, dầm dề giọt châu.
Đất Sài Gòn nam thanh nữ tú
Cột cờ Thủ Ngữ cao thiệt là cao
Em thương anh vàng võ má đào
Tìm anh khắp chốn, vàng thau khó lường.
Gạo Ba Thắc trắng như bông bưởi,
Nước phông tên tiền rưỡi một đôi.
Sài Gòn vui lắm em ơi,
Lấy chồng về đó, một đời sướng thân.

Một vài câu hát sau đây liên hệ đến địa danh Sài Gòn và vùng lân cận:



Trầu Sài Gòn xé ra nửa lá,

Thuốc Gò Vấp hút đã một hơi
Buồn tình gá nghĩa mà chơi,
Hay là anh quyết ở đời với em.
(Gò Vấp: địa danh không xa Sài Gòn)




Người Sài Gòn trước 1975, luôn để lại những ấn tượng đẹp trong lòng du khách ngoại quốc khi đến thăm và tiếp xúc với ngưài Sài Gòn. Nếu Hà Nội là đại biểu cho thủ đô chính trị của nước CHXHCNVN, thì Sài Gòn chính là thủ đô của tình người, thủ đô của một nền văn hoá nhân bản truyền thống của người Việt. Và người sài Gòn là chân dung của con người đích thực theo đúng truyền thống của Việt tộc. Bản nhạc "Sài Gòn Đẹp lm Sài Gòn ơi", của tác giả Y Vân đã nói được một phần của nét đẹp của con người và địa danh Sài Gòn, lời bài hát này cũng là lời kết của bài viết về đất nước và con người Sài Gòn.

Lá la la lá la 

Lá la la lá la 
Tiếng cười cùng gió chan hòa niềm vui say sưa. 
Lá la la lá la 
Lá la la lá la 
Ôi đời đẹp quá, tràn bao ý thơ. 
Một tình yêu mến ghi lời hát câu ca 
Để lòng thương nhớ bao ngày vắng nơi xa. 
Sống mãi trong tôi bóng hôm nay sẽ không phai 
Saigon đẹp lắm, Saigon ơi ! Saigon ơi !


Hình ảnh được sưu tầm trên internet, nên không biết chính xác ai là tác gả, người viết xin trân trọng cám ơn tác gỉa các hình ảnh có trong bài viết này.

XEM THÊM:

1: Nhớ Sài Gòn Qua Ca Dao
2.Lịch sử Sài Gòn thế kỷ 18
3.Những quý bà, quý cô hiện đại trên phố Sài Gòn xưa (Phần 1) http://www.saigontrongtoi.com/nhung-quy-ba-quy-co-hien-dai-tren-pho-sai-gon-xua-phan-1.html
4.Sau bao nhiêu năm, Sài Gòn vẫn yêu kiều như ngày nào http://www.saigontrongtoi.com/sau-bao-nhieu-nam-sai-gon-van-yeu-kieu-nhu-ngay-nao.html.
5.Sài Gòn quyến rũ, bình dị trong bộ ảnh xưa và nay http://www.saigontrongtoi.com/sai-gon-quyen-ru-binh-di-trong-bo-anh-xua-va-nay.html

Võ thị Linh, 2/2/2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét