Thứ Hai, 8 tháng 2, 2016

KỶ NIỆM MÙA XUÂN DÂN TỘC
MỒNG 2 TẾT CANH NGỌ 1930



Lịch sử Việt tộc đã gắn liền với nhiều mùa xuân với những chiến công oanh liệt hào hùng trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Trong tinh thần ôn cố, tri tân, vào dịp xuân về này, chúng ta hãy điểm lại những mùa xuân hào hùng cả bi thương của dân tộc, đó cũng là dịp chúng ta, những người Việt xa xứ nhắc nhở các thế hệ cháu con của chúng ta, không quên được truyền thống chống giặc giử nước của người trẻ VN.

Hào khí của tuổi trẻ VN vào cuối thập niên 20 (Tk.20) vẩn còn vang mãi tới ngày hôm nay, hào khí ấy được thắp sáng bằng cuộc tổng tấn công trên toàn đất Bắc ngày mồng hai Tết, đầu xuân Canh Ngo 1930, nhằm 10/2/1930 (DL), với sự tham gia của trên 300 đảng viên Việt nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ), cuộc khởi nghĩa đã nổ ra khắp nơi, nhưng thất bại.


Di ảnh minh họa đảng trưởng VNQDĐ Nguyễn Thái Học( 1902-1930) 

Tuổi trẻ là những độ tuổi đẹp nhất của đời người, thời gian cống hiến cho đất nước nhiều nhất. Họ có sĩ khí, có bầu máu nóng đầy nhiệt huyết, có khát vọng hoài bão, có lý tưởng, dám nghĩ dám làm, không ngại khó khăn hay lùi bước trước gian khổ. Nói một cách khác, họ là nguồn tài nguyên vô giá cho các cuộc cách mạng dân tộc. Đất nước VN vào thời Pháp thuộc, đầu thế kỷ 20, may mắn có được một lớp người trẻ yêu nước nồng nàn, mặc dù họ tiếp xúc và hấp thụ nền văn hoá Tây Phương, cụ thể là nền văn hoá Pháp. Tuy, có tiếp xúc với một nền văn hoá ngoại lai nhưng họ vẩn giử được bản chất truyền thống của người trẻ VN với tinh thần yêu nước nồng nàn, bất khuất...không quên cội nguồn.

Tuổi trẻ còn là nguồn nguyên khí của đất nước, là chính lực trong việc xây dựng và phát triển xã hội. Nói đến tương lai của đất nước là nói đến sự phát triển của mỗi dân tộc, tuổi trẻ đóng vai trò quyết định rất lớn. Trong mỗi giai đoạn của lịch sử đều có những đòi hỏi, yêu cầu cấp thiết mà mổi một công dân đều phải đáp ứng - tuổi trẻ chính là những con người có thể đáp ứng mọi nhu cầu của lịch sử, luôn đáp lời sông núi.

Một khi đất nước bị nô lệ bởi sức mạnh của ngoại bang, thì trách nhiệm của người trẻ còn nặng nề hơn bao giờ hết! Những ngươì trẻ sinh viên của thập niên 1930 đã để lại một hào khí ngất trời cho dòng cách mạng VN. Những anh hùng dân tộc của VNQDĐ đã làm sáng ngời sử Việt qua cuộc tổng tấn công ngày mồng 2 tết Canh Ngọ 1930 (10/2/1930).

NGÀY QUẬT KHỞI CỦA VNQDĐ

Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) là một chính đảng của người Việt quốc gia,  thành lập vào ngày 25/12/1927, tại Hà Nội. Có đường lối cứu nước để thiết lập nền Cộng Hoà Dân Chủ cho 3 nước Đống Dương. Là đảng chính trị đầu tiên dùng vũ lực để chống lại bạo quyền thực dân Pháp. Sau hơn hai năm thành lập, vì tình hình bắt buộc nên các đảng viên đã quyết định mỡ cuộc tổng phản công  vào ngày 10/2/1930.


Kế hoạch tổng tấn công được thực hiện ở Hưng Yên, Lâm Thao, Phú Thọ và Yên Bái. *Những tnh ở trung du do Nguyễn Khắc Nhu chỉ huy
*Các tỉnh đồng bằng Sơn Tây, Hải Dương, Hải Phòng, Kiến An, Bắc Ninh, Ðáp Cầu, Phả Lại do Nguyễn Thái Học chỉ huy.
*Riêng Sơn Tây do Phó Ðức Chính phụ trách, 
*Tại Hà Nội do Ðặng Trần Nghiệp tức Ký Con phụ trách đoàn quân cảm tử cầm chân quân Pháp. 

hình phía dưới bên trái là cờ của nghĩa quân VNQDĐ trong ngày 10/271930

Ngày khởi nghĩa được chọn là tối mồng 09.02 rạng ngày10.02.1930 tức mồng một Tết âm lịch. Tấn công Yên Bái do Nguyễn Văn Khôi (Thanh Giang), Nguyễn Nhật Thân, Ngô Hải Hoằng (Cai Hoằng) chỉ huy và hai nữ đồng chí Nguyễn Thị Bắc và Nguyễn Thị Giang tiếp tế vũ khí... Số đảng viên tham chiến khoảng 300 người. Giết được đại úy Jourdain, trung úy Robert và bốn trung sĩ Pháp. Ðến sáng, máy bay Pháp tiếp viện nén bom nên phải rút lui để bảo tồn lực lượng.

Chuẩn bị đánh Sơn Tây sau khi thất bại ở Yên Bái, Phó Ðức Chính trốn về Sơn Tây cùng Cai Tân, Nguyễn Văn Khôi ngày 13.02.1930 họp nhau tại nhà Quản Trạng bị lộ mục tiêu Pháp tấn công bắt tất cả. Tấn công Hưng Hóa và Lâm Thao do Nguyễn Khắc Nhu chỉ huy, lúc 1 giờ sáng 11.02.1930, nhưng Pháp được báo động trước không thể tấn công đồn Hưng Hóa, đổi sang đánh phủ Lâm Thao, quân Pháp được tiếp viện, Nguyễn Khắc Nhu bị thương rồi tự sát nhưng chưa chết, bị bắt sau đó tự tử lần thứ 2 chết trong nhà tù Hưng Hóa.

Nguyễn Khắc Nhu (1882-1930)

Phạm Tuấn Tài (1905 - 1937), thầy giáo 
yêu nước,  cùng Nguyễn Thái Học
 thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng

Nguyễn Thị Giang tức Cô Giang (1906-1930)

Phó Đức Chính (1907-1930)

Đoàn Trần Ngiệp-Ký con (1908-1930)

Tại Hà Nội không có cuộc tấn công nào, nhưng Ðặng Trần Nghiệp (Ký con) và số đảng viên cắt đường dây điện thoại, ném bom vào một số cơ sở Pháp. Ngày 16.02 Pháp cho phi cơ tới ném 57 trái bom tiêu hủy làng Cổ An. Ngoài ra Pháp mở các cuộc hành quân đốt phá các làng mạc nghi ngờ có sự hoạt động của Việt Nam QDÐ. Cuộc tổng khởi nghĩa tạm chấm dứt.
Đảng kỳ VNQDĐ

Sau đó thực dân và tay sai truy lùng, nhiều đảng viên khuyên Nguyễn Thái Học (đảng trưởng VNQDĐ 1902-1930) nên ra nước ngoài một thời gian, làm ngoại giao có lợi cho Ðảng để có ngày phục hưng lại phong trào, nhưng Nguyễn Thái Học đã nói:

Anh hùng tự cổ nan vi phụ
Hào kiệt hà nhân cánh cổ gia.


Ðể xúc tiến việc cải tổ và xây dựng lại đảng tại làng Thôn Trụ, huyện Lương Tài từ ngày 14 đến 19.02.1930. Sau khi bế mạc hội nghị, các đồng chí đề nghị Nguyễn Thái Học đi về bằng đường thủy, có hộ tống an toàn hơn nhưng công việc gấp đi đường thủy chậm. Anh đi đường bộ ngày 20.02.1930 cùng người cận vệ giỏi võ nghệ tên là Sư Trạch quê Hải Dương, đi ngang Chí Linh qua lãnh vực đồn điền Cổ Vịt của tên thực dân Klieber. Chẳng may bị phát giác đối đầu với bọn tuần phu, Nguyễn Thái Học bị bắn ở chân không thể chạy thoát, bị bắt đưa đến tòa sứ tỉnh Hải Dương để nhận dạng sau đó đưa về giam ở Hỏa Lò Hà Nội.

Các phiên tòa của Hội đồng Ðề hình xét xử liên tục. Khoảng 1000 đảng viên VNQDÐ bị bắt và kết án 35 tử hình; 145 khổ sai chung thân, 20 năm tù cấm cố. Ngoài ra còn số người đã hy sinh qua các cuộc tấn công, và bị tra tấn chết trong tù hoặc tự tử. Ngày 24.03.1930 Hội đồng Ðề hình tuyên án  thêm 39 tử hình, 33 khổ sai chung thân, 9 khổ sai 20 năm, 5 người bị đi đày.

Máu của đảng viên VNQDÐ đổ ra cho Tự Do Ðộc Lập Việt nam. Làm sáng ngời tuổi trẻ Việt Nam lúc bấy giờ dù trưởng thành trong chế độ thực dân, nhưng không bao giờ chịu sống kiếp nô lệ. Nguyễn Thái Học, một sinh viên trẻ của trường Cao Đẳng Thương Mại Hà Nội, được bầu làm đảng trưởng, sau cuộc tổng phản công bị thất bại,  ông đứng ra nhận tất cả trách nhiệm v cuộc khởi nghĩa, xin tha mạng cho các đồng chí của ông. Người đảng trưởng anh hùng này chấp nhận bản án tử hình, không kháng cáo, ông có viết thư gởi  Hạ viện Pháp nêu những quan điểm của người công dân yêu nước Việt Nam:

Người Pháp không hề có thực lòng với người Việt, và tôi chẳng giúp ích được gì cho Tổ Quốc tôi, đồng bào, dân tộc tôi cả, trừ khi là đuổi người Pháp ra khỏi nước tôi. Bởi vậy năm 1927, tôi bắt đầu tổ chức một Ðảng cách mạng, lấy tên là VNQDÐ, mục đích là đánh đổ và lập nên chính phủ Cộng Hòa Việt Nam, gồm những người thật lòng tha thiết đến hạnh phúc của quần chúng.

Bản án trên được Hội đồng Đề hình gởi cho Tổng thống Pháp Gaston Doumergue, trong đó nhiều án tử hình gồm 39 người bị kết án: 26 người từ tử hình ra khổ sai chung thân, chỉ còn lại 13 người y án tử hình. 

Chiều ngày 16.06.1930, mười ba tử tù được rời hỏa lò Hà Nội chuyển lên Yên Bái, Nguyễn Thái Học vừa đi vừa nói:  Chúng tôi đi trả nợ nước đây. Các anh em còn sống cứ công nào việc ấy nhé! Cờ độc lập phải nhuộm bằng máu! Hoa tự do phải tưới bằng máu! Tổ quốc còn cần đến sự hy sinh của con dân nhiều nữa, nhiều nữa! Rồi thế nào cách mạng cũng thành công! Thôi kính chào các anh ở lại.

Cuộc khởi nghĩa Yên Bái đã chứng t, hành động yêu nước và khí phách của những lãnh tụ như Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Nguyễn Khắc Nhu…thà chấp nhận hy sinh chứ không chịu khuất phục trước quân thù đã góp phần to lớn vào việc thức tỉnh, giác ngộ tinh thần yêu nước và ý thực tự cường dân tộc cho các tầng lớp nhân dân.

VNQDĐ ra đời từ lòng dân tộc vì dân tộc mà chiến đấu, vì tự do mà hy sinh, và vì hạnh phúc toàn dân mà tận lực. Trong khi, đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời từ sự chỉ đạo của ngoại bang Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản Liên Xô và Trung Cộng, đi ngược lại quyền lợi quốc gia, tham vọng độc tài toàn trị mà cướp chính quyền, và phục vụ cho nền thống trị Cộng Sản Quốc Tế nên đấu tố hành hạ nhân dân, bất chấp thủ đoạn để bần cùng hoá toàn dân để dâng lên thế giới vô sản.

NHỮNG NĂM NGỌ ĐÁNG NHỚ TRONG LỊCH SỬ VN:


* Năm Mậu Ngọ 178, mùa Xuân, thủ lĩnh người Việt ở miền Giao Chỉ (Bắc Phần) là Lương Long chỉ huy nhân dân nổi dậy, đánh phá các châu quận, làm tan rã chính quyền đô hộ của nhà Đông Hán.
* Năm Canh Ngọ 190, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, toàn dân vùng Tượng Lâm (Nam Trung phần) khởi nghĩa chống Đông Hán thành công, lập ra vương quốc Lâm Ấp.
* Năm Canh Ngọ 550, tướng Triệu Quang Phục cầm quân tiến về Long Biên (Hà Nội), tổng phản công giặc Lương đại thắng, khôi phục độc lập dân tộc.
* Năm Bính Ngọ 766, Phùng Hưng - một hào trưởng đất Đường Lâm (Hà Nội) - phát động khởi nghĩa, đánh đuổi quân nhà Đường xâm lược, dựng cờ tự chủ.
* Năm Canh Ngọ 970, tháng 2, triều Đinh cho phát hành đồng Thái Bình hưng bảo (loại tiền đúc sớm nhất ở nước ta) và thực thi nhiều cải cách tài chính.
* Năm Nhâm Ngọ 1042, tháng 11, vua Lý ban hành Hình thư - bộ luật thành văn đầu tiên, tạo bước tiến lớn cho sự phát triển pháp quyền.
* Năm Giáp Ngọ 1054, tháng 12, triều Lý đổi tên nước là Đại Việt, thể hiện ý thức độc lập và niềm tự hào, tự tôn sâu sắc của dân tộc ta.
* Năm Mậu Ngọ 1258, đầu Xuân, trận thắng Đông Bộ Đầu vang dội đã quét sạch quân xâm lược Nguyên Mông khỏi bờ cõi, kết thúc oanh liệt cuộc kháng chiến chống đế quốc mạnh nhất thế giới bấy giờ.
* Năm Canh Ngọ 1390, tháng 2, Thượng tướng Trần Khát Chân đánh tan giặc Chiêm Thành, tiêu diệt được vị vua Chế Bồng Nga oai hùng của chúng.
* Năm Nhâm Ngọ 1402, triều Hồ thực thi cải cách toàn diện bộ máy chính quyền, phương tiện quân sự, luật lệ thuế khóa, quy chế giáo dục và cho khởi công, làm mới nhiều đường giao thông thủy và bộ.
* Năm Bính Ngọ 1426, ngày 7 tháng 11, chiến thắng lẫy lừng Tốt Động - Chúc Động (Hà Nội) tiêu diệt 6 vạn quân Minh xâm lược, tạo đà quyết định cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng.
* Năm Mậu Ngọ 1558, Quận công Nguyễn Hoàng vào trấn thủ miền Trung, lập công lớn trong việc mở rộng và khai khẩn vùng đất phương Nam.
* Năm Giáp Ngọ 1654, triều đình Lê - Trịnh tiến hành cải cách sâu rộng toàn bộ hệ thống quan chức.
* Năm Nhâm Ngọ 1762, tháng 6, Đàng Ngoài (miền Bắc) mở khoa thi học vị với quy mô lớn nhất thời phong kiến, lấy 120 người đỗ môn toán và 978 người đỗ môn văn.
* Năm Bính Ngọ 1786, sau khi đánh tan chúa Nguyễn ở miền Nam, Quang Trung lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc, lật nhào nền thống trị gần 300 năm của dòng chúa Trịnh, khôi phục toàn vẹn sự thống nhất lãnh thổ quốc gia từ Lạng Sơn đến Cà Mau.
* Năm Giáp Ngọ 1834, quân đội Minh Mạng đánh bại hơn 1 vạn giặc Xiêm xâm lược, giải phóng vùng Trấn Tĩnh (Nghệ An) và Hà Tiên (Kiên Giang).
* Năm Mậu Ngọ 1858, ngày 1 tháng 9, liên quân Pháp - Tây Ban Nha bất ngờ nổ súng đánh chiếm bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), nhưng thất bại; cuộc kháng chiến anh dũng và trường kỳ của dân tộc ta chống thực dân Pháp bắt đầu.
* Năm Canh Ngọ 1930, cuộc tổng khởi nghĩa của nghĩa quân Việt Nam Quốc Dân Đảng trên toàn đất bắc. Mỡ ra một bước ngoặc mới cho cách mạnh VN. Tinh thần của các anh hùng VNQDĐ đã là ngọn đuốc bất khuất trong việc đòi độc lập, dẩn đường cho tuổi trẻ VN.

Cũng vào năm Canh Ngọ 1930, có hai tờ báo xuân đầu tiên của VN xuất hiện đó là: Thần Chung xuân canh Ngọ và Phụ Nữ Tân Văn xuâ Canh Ngọ.

NHỮNG SỰ KHÁC BIỆT GIỬA VNQDĐ và ĐÀNG CSVN
VNQDĐ ra đời quyết hy sinh xương máu dành độc lập cho dân tộc mà đỉnh cao nhất là cuộc Tổng Khởi Nghĩa 10/02/1930, một cuộc Tổng Khởi Nghĩa long trời lỡ đất làm chấn động dư luận phe Thực Dân nói chung, và ngay cã bộ máy cai trị của Pháp ở Đông Dương cũng phải hoãng sợ. Trong khi cã nướcdồn nổ lực chống giặc Pháp, thì Hồ chí minh ra sức làm tên nô tài phục vụ cho cộng sản đệ tam quốc tế.

Trước ngày tổng khởi nghĩa của VNQDĐ 10.2.1930, hồ tặc hạ lịnh ngầm cho người củađảng CS Đống Dương thả hàng ngàn truyền đơn khắp nơi  Hà Nội, tố cáo cho Pháp biết có cuộc tổng khởi nghĩa của VNQDĐ sắp xẩy ra để thực dân biết trước mà phòng thủ. Cô Giang hôn thê của Nguyễn Thái Học đã bắt được những truyền đơn nầy, trong khi đi quan sát tình hình để tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa, Cô Giang đem truyền đơn của cộng sản rải, trình lên đảng trưởng NTH, như ông lại không tin. Việc làm thô bỉ nầy của đảng csVN được nhà thơ Huỳnh Nhất tâm ghi lại bằng những dòng thơ trích trong bài: "Đoạn đầu đài Yên Báy 17.6.1930". 
Thật oan nghiệt! Sách còn ghi lại rõ:
Cùng giống nói đánh Pháp cứu giang sơn.
Mà Đông-đương Cộng-sản đảng tranh hơn,
Báo cho Pháp bằng truyền đơn tố cáo!
Nguyễn Thái Học nghe: Đảng -viên trình báo ,
Ông: -không tin đảng cộng sản cam tâm.
Giúp thực dân để giết hại ''anh em'',
Nhưng thực tế còn tớm hơn thế nữa!

Cùng nòi giống, không thể nào như rứa!

Chung một lòng đuổi bọn giặc ngoại xâm.
Cứu đồng bào và giành lại giang san,
Dân một giống khi gịặc thù cướp nước.
(Huỳnh Nhất Tâm)

Ngay từ lúc mới thành lập đảng CS Đông Dương họ "hồ" đã thể hiện bản chất gian manh của người cộng sản. Một hành động thô bỉ nhất của Lý Thuỵ tức Hồ chí minh sau này, là bán cụ Phan Bội Châu một chí sĩ yêu nước được toàn dân kính mến, cho mật thám Pháp để lấy 100.000 tiền Đông Dương và tháng 6/1925. http://www.geocities.ws/xoathantuong/dch/dch_nhungsuthat8.htm

Năm 1946, trong khi VNQDĐ và các chính đảng quốc gia khác tiếp tục chiến đấu chống Pháp thì ông Hồ tặc âm thầm qua Pháp ký tạm ước với Marius Mouter để quân Pháp trở lại miền Bắc giết những thành phần quốc gia yêu nước, chờ cho Mao Trạch Đông chiến Hoa Lục. Năm 1950 Mao trạch Đông đã bắt đầu viện trợ súng đạn cho tay sai đắc lực của mình là Hồ chí minh, để y bắt đầu thực hiện luồng sóng thực dân Đỏ trên quê hương Việt Nam. Tđó quê mẹ chìm đắm trong khói lửa và điêu tàn...

Các anh hùng VNQDĐ bị tử hình ngày 17/6/1930

Lăng mộ các anh hùng dân tộc VNQDĐ tại Yên Bái




VNQDĐ và đảng Cộng Sản đối nghịch nhau như nước với lửa:
– Sự ra đời của một Việt Nam Quốc Dân Đảng đặt tổ quốc trên hết và sự ra đời của đảng Cộng Sản Việt Nam đặt chủ nghĩa cộng Sản lên trên tổ quốc.
– VNQDĐ đấu tranh cho tự do dân chủ, đảng CSVN chiến đấu cho độc tài đảng trị.
– VNQDĐ đấu tranh vì lợi ích quốc gia dân tộc còn đảng CSVN lợi dụng lòng yêu nước của quốc dân để làm tay sai cho Đệ Tam Cộng Sản Quốc Tế.
– VNQDĐ đấu tranh dựa vào sức mạnh của dân tộc là chính thì đảng CSVN luôn luôn dựa vào thế lực ngoại bang làm tay sai để bám quyền lực cai trị độc tài.

Ngày 10/2/2016 đánh dấu 86 năm cuộc cách mạng dân tộc độc lập đã nổ ra trên khắp đất Bắc, nhắc nhỡ ta nhớ lại một thiên trường ca chiến đấu của VNQDĐ đối đầu thực dân Pháp và với bọn độc tài Cộng Sản Việt Nam qua nhiều thế hệ. Nay cuộc chiến cứu nước vẫn còn tiếp diễn, và ch kết thúc khi: Tự Do Dân Chủ có mặt thật sự trên quê hương VN. Các chiến sĩ Việt Quốc, vẩn ngày đêm âm thầm đấu tranh trên khắp các nẻo đường quê hương cũng như ở hải ngoại. họ sẻ không bao giờ tiếc xương máu đđổi lấy hạnh phúc, dân chủ, tự do cho Việt tộc. Đó là những cam kết có trong bản hợp đồng chính trị giửa VNQDĐ và quốc dân VN, đã ký vào ngày thành lập đảng ngày 25/12/1927.


Đi thăm lăng mộ các anh hùng VNQDĐ

ĐỌC THÊM:

1.Hào khí VN, những đóa hoa máu đầu thế kỷ 20.
http://kimanhl.blogspot.de/search/label/H%C3%80O%20KH%C3%8D%20VI%E1%BB%86T%20NAM%20NH%E1%BB%AENG%20%C4%90O%C3%81%20HOA%20M%C3%81U%20%C4%90%E1%BA%A6U%20TH%E1%BA%BE%20K%E1%BB%B8%2020.

2. Tinh thần yêu nước của sinh viên học sinh đầu thế kỷ 20
http://kimanhl.blogspot.de/search/label/TINH%20TH%E1%BA%A6N%20Y%C3%8AU%20N%C6%AF%E1%BB%9AC%20C%E1%BB%A6A%20%20SINH%20VI%C3%8AN%20H%E1%BB%8CC%20SINH%20%C4%90%E1%BA%A6U%20TH%E1%BA%BE%20K%E1%BB%B8%2020.

Lý Bích Thủy, mồng một tết Bính thân 2016 (8/2/2016)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét