LỘ TRÌNH DÂN CHỦ CỦA BÀ
Aung San Suu Kyi.
Bà Suu Kyi và Ông Obama
SƠ LƯỢC VỀ MYANMAR
Myanmar hay Burma (phiên âm: Mi-an-ma, Myanma, Hán Việt: Miến Điện), tên chính thức: Cộng hòa Liên bang Myanmar, là một quốc gia trong vùng Đông Nam Á, tây bắc bán đảo Trung-Ấn. Có 5.876 km đường biên giới với Trung Cộng (2.185 km), Thái Lan (1.800 km), Ấn Độ (1.463 km), Lào (235 km) và Bangladesh (193 km). Đường bờ biển dài 1.930 km. Diện tích 676.577 km², gấp đôi VN.
Nước Myanmar-Ảnh Wiki,
Sự đa dạng chủng tộc dân cư ở Myanmar đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định chính trị, lịch sử và nhân khẩu học của quốc gia này. Hệ thống chính trị của nước này vẫn nằm dưới quyền kiểm soát chặt chẽ của Hội đồng Hòa bình và Phát triển Liên bang, chính phủ quân sự do Thống tướng Than Shwe lãnh đạo từ năm 1992. Myanmar là một thuộc địa của Đế quốc Anh cho tới tận năm 1948, Myanmar tiếp tục đấu tranh cải thiện những căng thẳng sắc tộc, và vượt qua những cuộc đảo chính. Nền văn hóa nước này bị ảnh hưởng nhiều từ các nước xung quanh, dựa trên một hình thức Phật giáo duy nhất có hòa trộn các yếu tố địa phương.
Ngày 22 tháng 10 năm 2010, Myanmar tuyên bố đổi quốc hiệu thành Cộng hòa Liên bang Myanmar, thay đổi quốc kỳ và quốc ca. Sự kiện này diễn ra chỉ trước 17 ngày diễn ra cuộc bầu cử sau 20 năm kể từ lần bầu cử gần nhất trước đây vào năm 1990.
Quốc kỳ - Ảnh Wiki.
Quốc Uy- Ảnh Wiki
"Sự kiện 8888" (viết tắt ngày 8 tháng 8 năm 1988). Đó là ngày Chính phủ quân sự của Thủ tướng Ne Win huy động quân đội nổ súng đàn áp các cuộc biểu tình của sinh viên, dân chúng Thủ đô Yangon và các thành phố lớn khác ở Myanmar phản đối chính phủ Myanmar tham nhũng, bóp nghẹt dân chủ, bất lực trong quản lý, phát triển kinh tế khiến Liên Hợp Quốc phải xếp Myanmar thuộc nhóm nước kém phát triển nhất thế giới và cho hưởng quy chế "tha nợ".
Trên 3000 người chết trong chiến dịch đàn áp đẫm máu trong 1 tháng kế tiếp
Cuộc trấn áp đẫm máu này đã làm 3000 ngàn sinh viên và người dân vô tội thiệt mạng, cũng là "giọt nước tràn ly" dẫn đến sự ra đời "Liên minh quốc gia đấu tranh vì dân chủ - NLD" (27/8/1988) do bà Aung San Suu Kyi (con gái cựu Thủ tướng Aung San) đứng đầu. Tiếp theo đó là cuộc đảo chính quân sự ngày 18/9/1988 của Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng Saw Maung lật đổ chính phủ của Thủ tướng Ne Win.
LỘ TRÌNH DÂN CHỦ CỦA NHÂN DÂN MIẾN (MYANMAR)
53 năm nhân dân Miến đã trải qua những cuộc sống khắc khổ và nghiệt ngả với chính quyền quân sự, người dân Miến Miến đã quyết liệt đấu tranh không ngừng nghĩ để đòi nhân và dân quyền.
Ngày 8 tháng 11 năm 2015, một lần nữa Nhân dân Miến Điện tiến hành cuộc bầu cử tự do dân chủ đa đảng lần thứ hai tính từ năm 1990. Năm 1990, đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi đã giành thắng lợi tuyệt đối. Nhưng giới quân sự đã không chấp nhận kết quả bầu cử, không chuyển giao quyền lực và tiến hành quản thúc bà tại gia trong suốt 20 năm.
Nhân dân Miến Điện dưới sự lãnh đạo của đảng NLD, bà Aung San Suu Kyi và các đảng đối lập khác đã kiên trì đấu tranh trong suốt hơn 20 năm. Hàng ngàn thành viên của các đảng đối lập bị bắt giữ, bị cầm tù, nhiều người bỏ mạng trong lao tù.
Nỗ lực đấu tranh của Nhân dân Miến Điện, cùng với áp lực từ cộng đồng quốc tế đã đem lại kết quả tuyệt vời. Đó là tập đoàn quân sự cầm quyền của Miến Điện đã thay đổi nhận thức. Họ đã lấy lợi ích của quốc gia và của Nhân dân Miến Điện làm đại cục thay vì lợi ích của một nhóm nhỏ giới quân sự.
Họ đã cải cách Hiến pháp, cho phép các đảng đối lập ra tranh cử. Kết quả bà Aung San Suu Kyi và đảng NLD đã giành thắng lợi vang dội trong cuộc bầu cử bổ sung năm 2012. Mở đường cho Miến Điện tham gia hội nhập khu vực và thế giới.
Chính phủ dân sự Myanmar do Tổng thống Thein Sein đứng đầu ngay từ khi thành lập (30/3/2011) đã tiến hành đồng bộ nhiều chính sách đổi mới về đối nội và đối ngoại, trong đó thực hiện dân chủ hóa là một nội dung quan trọng được tất cả dân chúng trong và ngoài nước, các đảng phái đối lập hoan nghênh ủng hộ. Các điều luật cho phép xuất bản báo chí tư nhân, Luật biểu tình tự do trong hòa bình, thả tù chính trị, cho phép người Myanmar bất đồng chính kiến lưu vong trở về xây dựng đất nước... lần lượt được thực hiện.
Với sự hậu thuẫn của Mỹ và EU cho đảng NLD bà Aung San Suu Kyi trong khi tiến trình dân chủ hoá đất nước. Bà và nhân dân Myanmar đã tách ra khỏi ảnh hưởng của cái dù Trung Cộng một cách ngoạn mục giống như một số nước khác trong khối ASEAN.
Kể từ năm 1988 đến trước cuộc bầu cử Quốc hội tháng 11/2010, đất nước Myanmar đã trải qua đủ mọi khó khăn gian khổ: bên ngoài thì bị trừng phạt kinh tế, bao vây cấm vận; chính trị xã hội trong nước không ổn định, đảng NLD của Aung San Suu Kyi và các đảng phái đối lập chống đối chính phủ, các nhóm ly khai có vũ trang không ngừng chống lại chính phủ trung ương, thêm vào đó là sức ép về kinh tế của Trung cộng. Hoàn cảnh lệ thuộc vào nền kinh tế Trung Cộng của Myanmar vào thời điểm đó không khác gì với VN ngày nay. Trước những nguy cơ đó các nhà lãnh đạo Myanmar đã phải chấp nhận giải pháp dân chủ hoá đất nước và hoà gỉa dân tộc.
Việc hòa giải dân tộc được thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó có việc công nhận quyền hoạt động hợp pháp của đảng NLD, mời NLD tham gia bầu cử và ứng cử trong cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung ngày 1/4/2012 và bầu bà Aung San Suu Kyi làm Chủ tịch Ủy ban Pháp chế của Quốc hội. Cho phát hành báo chí tư nhân.....
Những bước tiến để xây dựng đất nước nhằm thay đổi bộ mặt xã hội và dân chủ hoá đất nước đã từng bước được cải thiện. Không khí dân chủ và độc lập tự chủ đã có chiều hướng nỡ hoa và được các nhà quan sát quốc tế chú ý và ghi nhận.
THOÁT TRUNG
Một vấn đề đáng chú ý nhất trong tiến trình dân chủ hoá đất nước đó là chính sách độc lập tự chủ của Myanmar - THOÁT TRUNG, đã được thực hiện trong ngày 30/9/2011, trước yêu cầu của đông đảo dân chúng và nghị sĩ Quốc hội về vấn đề bảo vệ môi trường, Tổng thống Thein Sein đã trình Quốc hội thông qua và tuyên bố ngừng xây dựng Dự án thủy điện khổng lồ Myitnone trên sông Irrawaddy - Bang Kachin trị giá 3,6 tỉ USD do Trung Cộng đầu tư, bất chấp sức ép của các nhà đầu tư Trung Cộng.
Hành động can đảm này nói lên được ý nguyện của đa số dân Myanmar, các đảng phái đối lập, các lực lượng vũ trang ly khai hoan nghênh ủng hộ triệt để. Trong tinh thần tự quyết đó lẽ đương nhiên, Mỹ và các nước Phương Tây nhất là các Tổ chức bảo vệ môi trường thế giới đều nhiệt liệt hoan nghênh, khích lệ và tán đồng cho việc thoát Trung của Myanmar.
PHẬT GIÁO ĐỒNG HÀNH VỚI BÀ Aung San Suu Kyi
(CUỘC CÁCH MẠNG CÀ SA)
Người dân Myanmar rất sùng đạo Phật, tại bất kỳ thành phố, thị xã nào đều có ít nhất một ngôi chùa và một tu viện Phật giáo. Đạo Phật có ảnh hưởng rất lớn ở Myanmar, cuộc sống của người dân không tách rời các nghi lễ Phật giáo. Mùa chay Phật giáo cũng được ghi trên lịch của Myanmar là ba tháng mùa mưa, tương đương với thời gian từ tháng 7 đến tháng 10 dương lịch. Trong thời gian đó có các hoạt động ăn chay, cưới xin, chuyển nhà thường được hoãn lại.
Trong các tín đồ Phật giáo ở Myanmar có 99% là người Miến, người Shan và người Karen. Cả nước Myanmar có khoảng 500.000 tăng ni. Đạo Phật ở Myanmar theo dòng Theravada, là Phật giáo Nguyên thủy – tức dòng Phật giáo Tiểu thừa, giáo phái Nam Tông. Sự tu hành của các sư cũng giống như Phật giáo tại Thái Lan, Lào, Sri Lanka, Campuchia: các sư không ở chùa mà ở thiền viện, buổi sáng hằng ngày đi khất thực, không ăn chay và chỉ được ăn từ khi mặt trời mọc đến trước 12 giờ trưa, sau 12 giờ trưa đến sáng hôm sau tuyệt đối không được ăn.
Dưới thời thủ tướng Ne Win, Phật giáo tại Mianma từng được đưa vào Hiến pháp là quốc đạo, nhưng các chính quyền quân sự Myanmar tiếp theo đã xóa bỏ điều khoản này để đảm bảo công bằng về tôn giáo.
Cả nước Myanmar có hàng vạn đền, chùa, tháp, nằm rải rác trên khắp đất nước. Vì vậy, cũng như Campuchia, Myanmar còn được gọi là đất nước Chùa tháp.
Năm 2007, có một cuộc biểu tình của tu sĩ Phật giáo tại Myanmar bắt đầu ngày 19 tháng 8 năm 2007, khởi nguồn từ sự tăng giá quá cao của xăng dầu. Mặc dầu bị quân đội chính quyền Junta đàn áp tàn bạo nhưng các vị sư sãi vẫn tiếp tục xuống đường lên án nhà nước
Trước đó những cuộc biểu tình đầu tiên, lãnh đạo bởi các sinh viên và lãnh tụ đối lập đã bị dập tắt nhanh chóng bởi chính phủ quân phiệt, Tuy nhiên, từ ngày 18 tháng 9. 2007, biểu tình lại nổ ra rầm rộ với sự tham gia của hàng vạn sư sãi và dân chúng với mục đích lật đổ chế độ quân sự của tướng Than Shwe. Những diễn biến này được giới truyền thông gọi là Cách mạng màu nghệ tây hay Cách mạng nâu và Cách mạng cà sa.
Ngày thứ bảy, 22 tháng 9, mặc dầu đang bị giam lỏng tại tư gia, bà Aung San Suu Kyi xuất hiện trước công chúng tại cổng nhà mình, đón tiếp các vị tăng ni phật giáo trên đường họ kéo về tham gia biểu tình đòi nhân quyền
Trước tinh thần quyết liệt tranh đấu vì quốc gia Myanmar của bà, Phật Giáo đã nhập cuộc để thúc đẩy tiến trình dân chủ hoá đất nước nhanh chóng đến thành công. Điều nầy hòn toàn khác với Phật Giáo VN. Đây là điễm đáng suy nghĩ về thái độ của một tôn giáo lớn như Phật Giáo ở VN.
Như người dân miền nam VN không ai là không biết đến những hành động phá hoại nền dân Chủ Tự Do của nền đệ nhất và đệ nhị Cộng của các sư sãi phái Ấn Quang. trong suốt chiều dài dựng nước của VNCH. Thay vì chung tay xây dựng đất nước để cùng phát triển nền Dân Chủ Tự Do tại miền nam cho nở hoa, thì ngườc lại đám nhà sư nầy lại tổ chức liên tục những cuộc biểu tình hàng loạt chống chính phủ. Xâu hổ và miệt thị nhất của các vị sư sãi nầy là đem cã bàn phật để xuống đường. Bàn phật là vật để thờ phượng nơi chốn tôn nghiêm. Nhưng đã bị nhóm Ấn Quang theo Thích trí Quang, một tên VC đội lốt nhà tu, đem xuống đường để đồng hành cùng các sư sãi trong các cuộc biểu tình. Phật đã rớt nưóc mắt với đám Việt gian khoát áo tu sĩ Phật Giáo trong suốt hai nền đê nhất và nhị Cộng Hoà.
Phật Giáo Ấn Quang đã bị khuynh loát bởi các sư VC như Thích Trí Quang trong suốt thời gian VNCH còn tồn tại, hàng trăm cuộc biểu tình của tăng ni PG đã diển ra không ngừng nghĩ. Nhưng có một điều mà nhân dân miền nam không khỏi ngạc nhiên khi những tên ác ma csVN thôn tính miền nam VN, thì các các cuộc biểu tình của tăng ni PG đã không còn nửa, nếu không nói là ngoan ngoãn theo chân tà quyền csVN để được tồn tại?
Các những bàn Phật ngày nay sao không còn thấy đem xuống đường để đòi dân chủ hoá đất nước, thay đổi nhà nước chuyên chính toàn trị?. Tất cã tắt tiếng, tuyệt đối im lặng mặc dù cộng sản vẩn không cho hưỡng một đặc ân gì khác, ngoài những việc như thâu tóm đất đai, chùa chiền thuộc Giáo Hội PG trước 1975? Phật Giáo trong dòng sinh mệnh dân tộc là như thế sao?
Phật giáo hiện nay giống như cái bong bóng hết hơi không còn căng phồng như thời trước năm 1975, Nói như thế không phải là chỉ trích hết toàn bộ PG. Trong toàn khối PH hiện nay củng còn một số ít những sư sãi còn liêm sĩ và can đãm từ chối đồng hành với ác quỷ, dấn thân - đồng hành với dân tộc và tổ quốc.
Nhìn hình ảnh những sư sãi đấu tranh vì dân chủ tự do của Phật Giáo Myanmar mà thấy đáng lòng với PGVN ngày nay.
Phật giáo hiện nay giống như cái bong bóng hết hơi không còn căng phồng như thời trước năm 1975, Nói như thế không phải là chỉ trích hết toàn bộ PG. Trong toàn khối PH hiện nay củng còn một số ít những sư sãi còn liêm sĩ và can đãm từ chối đồng hành với ác quỷ, dấn thân - đồng hành với dân tộc và tổ quốc.
Nhìn hình ảnh những sư sãi đấu tranh vì dân chủ tự do của Phật Giáo Myanmar mà thấy đáng lòng với PGVN ngày nay.
Hình ảnh nầy, ngày nay không còn thấy trên đất nước VN
những sư sãi tham gia cuộc biểu tình nầy, xin hãy tự vấn lại lương tâm và
sám hối trước Phật Thích Ca để có sự ra đi thanh thản vào cuối đời
Ánh đạo vàng của Phật dùng để soi sáng huệ năng của những người con Phật trong đó có hàng ngũ tăng ni, tuy nhiên ánh đạo vàng đã không còn đủ sức phá tan màn đêm đã buông xuống đất nước thân yêu chúng ta từ sau ngày 30.4.1975.
Chúng tôi những người trẻ nhìn vào thái độ thiền-ngũ của PGVN hiện nay, không khỏi bùi ngùi với những những gì mà chúng tôi từng nghe thấy được như là " Phật Giáo VN trong mạch sống của dân tộc"? " PGVN đồng hành cùng dân tộc"? Nhìn qua các cuộc biểu tình chống quân xâm lược Trung Cộng trong mấy năm qua, chúng tôi không thấy PGVN đồng hành cùng với người yêu nước, như vậy PGVN đang đồng hành cùng ai?? Người trẻ chúng tôi đang cần câu trã lời nầy nơi hàng ngủ lãnh đạo của PGVN nhất là lãnh đạo của PG Ấn Quang ngày hôm nay.
Xin quý vị đừng nói là Phật giáo không làm chính trị như vậy sẽ làm đắng lòng nhân dân miền nam VN, nhất là những người đã từng sống trước năm 1975, từng chứng kiền bàn thờ Phật xuống đường đòi chính quyền Thiệu Kỳ phải giải tán?? Ngày xưa chính quyền Thiệu Kỳ đã cho quý vị tự do sống và phát biểu trong một môi trường hoàn toàn TỰ DO về TÍN NGƯỠNG, hể động một chút là quý vị xuống đường. Còn bây giờ thì sao?? không có tự do tôn giáo đúng nghĩa sao quý vị lại im lặng??. Hay là từ sau ngày 30.4.975 đến quý vị đã hoá đá sau một thời gian dài chung sống với ác quỷ??
CUỘC BẦU CỬ NĂM 2012
Trong 1 bài phát biểu chính thức của chiến dịch phát sóng trên MRTV truyền hình nhà nước Miến Điện của ngày 14 tháng Ba năm 2012, Bà Suu Kyi công khai vận động cải cách Hiến pháp năm 2008, loại bỏ các luật hạn chế, bảo vệ đầy đủ hơn quyền dân chủ của người dân, và thành lập tư pháp độc lập. Bài phát biểu đã bị rò rỉ trên internet một ngày trước khi nó được phát sóng. Một đoạn văn trong bài phát biểu, tập trung vào kiểm soát của Quân đội Miến điện bằng pháp luật, đã bị kiểm duyệt bởi chính quyền.
Bà Suu Kyi cũng đã kêu gọi các phương tiện truyền thông quốc tế giám sát cuộc bầu cử sắp tới, trong khi công khai chỉ ra bất thường trong danh sách cử tri chính thức, trong đó bao gồm các cá nhân đã chết và loại trừ các cử tri đủ điều kiện khác trong bầu cử gây tranh cãi. Vào ngày 21 tháng 3 năm 2012, bà Aung San Suu Kyi đã được trích dẫn khi nói "Gian lận và vi phạm quy tắc đang diễn ra và chúng tôi thậm chí có thể nói rằng chúng đang gia tăng."
Ngày 01 Tháng tư 2012, NLD tuyên bố rằng Suu Kyi đã thắng cử một ghế trong Quốc hội.
NHẬN GIẢI NOBEL Hòa Bình 1991 (sau 21 năm)
Ngày 16/6/2012, Ủy ban Giải Nobel Hòa Bình đã tổ chức đón tiếp bà Suu Kyi, người đoạt giải Nobel Hòa Bình năm 1991. Buỗi lễ với sự hiện diện của vua Harald, hoàng hậu Sonja, thái tử Haakon, thủ tướng Jens Stoltenberg, chủ tịch quốc hội Dag T. Andersen, và lãnh đạo các chính đảng của Nauy. Chủ tịch Ủy ban, ông Thorbjørn Jagland đọc diễn văn chào đón Aung San Suu Kyi. Diễn văn nhấn mạnh gương tranh đấu của Aung San Suu Kyi đã mang lại hi vọng cho thế giới. Chế độ quân phiệt càng quản chế và cô lập mạnh bao nhiêu, tiếng nói của bà càng rõ hơn. Lý tưởng và sự tranh đấu kiên trì của bà đã động viên được người dân Miến và chiến thắng được chế độ quân phiệt. Tự do và dân chủ không do nhà cầm quyền hay luật pháp ban phát. Những giá trị cao quý đó phải do tranh đấu bền bỉ mà có. Thành quả tranh đấu của Aung San Suu mang một thông điệp: chế độ độc tài có tất cả mọi thứ trong tay nhưng họ rất sợ dân chủ và trước sau cũng sụp đổ.
PHE DÂN CHỦ MYANMAR TỰ TIN THẮNG LỚN TRONG KỲ BẦU CỬ 2015
Như đã tiên đoá trước, một phần kết quả bầu cử chính thức ở Myanmar trong ngày 8/11/2015 vừa qua đã được công bố với 28 ghế, trong đó đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi chiếm 25 ghế.
NLD nói đã giành được 44 trên 45 ghế ở hạ viện Yangon, và 70% số ghế quốc gia, tuy nhiên tin này chưa được chính thức xác nhận. Đảng NLD đã thắng đa số ở vùng Bago và Mon.
Chủ tịch lâm thời của đảng cầm quyền USDP, được quân đội hậu thuẫn, ông Htay Ooo thừa nhận chính ông đã mất ghế ở hạt cử tri của mình – được coi là chỉ dấu quan trọng trong kết quả bầu cử.
Hàng chục triệu cử tri ở Liên bang Myanmar đã đi bỏ phiếu lần đầu sau 25 năm quốc gia này bị chế độ quân nhân kiểm soát.
Lãnh đạo cao nhất của NLD, bà Aung San Suu Kyi chỉ nói rằng "ai cũng rõ kết quả sẽ về hướng nào" nhưng yêu cầu người ủng hộ chờ kết quả chính thức.
Đảng USDP cầm quyền thừa nhận thất bại
Đảng đoàn kết và Phát triển Myanmar (USDP) cầm quyền ngày 9/11 đã lên tiếng thừa nhận thất bại trong cuộc tổng tuyển cử trước Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi.
“Chúng tôi đã thất bại”, quyền Chủ tịch USDP Htay Oo tuyên bố.
Trước đó, Ủy ban Bầu cử Myanmar đã công bố kết quả ban đầu của cuộc Tổng tuyển cử ngày 8/11. Theo đó, trong tổng số 54 ghế đã được kiểm trong tổng số 330 ghế tại Hạ viện, NLD giành được tới 49 ghế.
Trong khi đó, NLD cho biết, theo kết quả sơ bộ mà họ tính toán tại các điểm bỏ phiếu trên toàn quốc, NLD đã giành được 70% số ghế trong Quốc hội, vượt quá mức 2/3 cần thiết để NLD có thể tự chỉ định một Tổng thống.
Căn cứ vào các kết quả đầu tiên, cho thấy lộ trình dân chủ hoá đất nước của bà Suu Kyi đã gần đến mức. Đây củng là một bài học cho các đảng đang đấu tranh vì dân chủ cho đất nước VN trong tương lai rút lấy những kinh nghiệm cần thiết cho tiến trình cứu nước.
Một nguyên nhân chính khác để cuộc dân chủ hoá của đảng NLD của bà Suu Kyi mau chóng đến mức đó là văn hoá. Đất nước Myanmar bị chi phối và ảnh hưởng bởi văn hóa, khoa học kỹ thuật của Anh. Các Luật lệ kinh tế do Anh ban hành ở Myanmar trước đây hiện vẫn được Myanmar sử dụng rộng rãi.
'Nguồn nhân lực không có rào cản ngôn ngữ' đây cũng là một thế mạnh còn lưu lại từ thời còn là thuộc địa Anh, dù cách đây đã hơn nửa thế kỷ? Nhờ vào văn hoá Anh, nên trình độ dân trí của Myanmar củng được nâng cao về dân Chủ. Bà Aung, người có gia đình ở Anh, mên việc thân tây Phương là điều không làm ai ngạc nhiên - thu hút các các nhà đầu tư phương Tây không có gì khó với đất nước Myanmar khi bà Suu Kyi và đảng NLD cầm quyền trong thời gian tới,
Vốn là thuộc địa của Anh và kế thừa nền giáo dục tiên tiến của Anh vì vậy tiếng Anh là ngoại ngữ chính và được sử dụng phổ biến ở Myanmar. Nói cách khác, Myanmar hơn hẳn nhiều nước Đông Nam Á khác về phổ cập tiếng Anh. Lãnh đạo các cấp, tầng lớp trí thức, doanh nhân Myanmar đều sử dụng thành thạo tiếng Anh. Sinh viên tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng ở Myanmar đều có thể độc lập sử dụng tiếng Anh trong công việc. Người nước ngoài đến Myanmar giao tiếp hầu như không gặp phải cản trở về "hàng rào ngôn ngữ".
Đây chính là một thế mạnh của Myanmar thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đang không ngừng kéo đến Myanmar. Dù là liên doanh hay đầu tư 100% vốn nước ngoài, họ đều gặp thuận lợi về giao tiếp ngôn ngữ tiếng Anh với chính quyền và người lao động. Tương lai một quốc gia thật sự độc lập sau khi thoát Trung, thịnh vượng và phát triển đồng nhịp với đà tiến của thế giới sẽ đến với đất nơớc và dân tộc Myanmar một ngày không xa nữa.
Ngày đăng quang của bà Suu Kyi và đảng NLD đang được nhân dân Myanmar chuẩn bị ráo riết. Bà là một anh thư của Miến Điện, một tấm gương can đãm, kiên trì trước mọi phong ba bảo táp để dành thắng lợi sau cùng về cho dân tộc và đất nước của bà. Tinh thân yêu nước và việc trường kỳ đấu tranh của bà với chính quyền quân phiệt, đáng để cho những nhà đấu tranh dân chủ trong và ngoài nước của VN nghiền ngẫm và để ý, hầu có được một điễm đến thật thành công như đảnhgNLD của bà Suu Kyi đã thành công trong lộ trình dân chủ hoá đất nước của mình.
Lê Kim Anh, 10/11/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét