Thứ Ba, 3 tháng 2, 2015

NGƯỜI SÀI GÒN ĐI LỄ ĐẦU NĂM
(LĂNG ÔNG BÀ CHIỂU)
Nửa đêm thức giấc phút giây bồi hồi
Lặng nghe tâm hồn xao xuyến, chân bước theo hồi chuông
Đêm xuân em đi lễ, quyện khói hương trầm, lạc lối trong đêm xuân
Buồn trong kỷ niệm, ngày xưa hai đứa, đêm xuân đi lễ có nhau, anh chọn mầu áo cho em
Tình yêu chớm nở, của chúng mình
Đêm nay xuân về trên đất ... mẹ,anh ơi nơi chốn quê người, anh biết xuân về hay chưa....


Ði lễ đình, chùa, miếu, điện xong, lúc trở về người ta có tục hái một cành cây mang về ngụ ý là lấy lộc của trời đất phật thần ban cho. Trước cửa đình cửa đền, thường có những cây đa, cây đề, cây si cổ thụ, cành lá sum suê, khách đi lễ mỗi người bẻ một nhánh, gọi là cành lộc. Cành lộc này mang về người ta cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô. Với tin tưởng lộc hái về trong Ðêm giao thừa sẽ đem lại may mắn quanh năm, người Việt Nam trong buổi xuất hành đầu tiên bao giờ cũng hái lộc. Cành lộc tượng trưng cho tốt lành may mắn. Về tục xuất hành cũng như tục hái lộc, có nhiều người không đi trong Ðêm giao thừa, mà họ kén ngày tốt giờ tố trong mấy ngày đầu năm và đi đúng theo hướng chỉ dẫn trong các cuốn lịch đầu năm để có thể có được một năm hoàn toàn may mắn. Hương lộc Có nhiều người trong lúc xuất hành đi lễ, thay vì hái lộc cành cây, lại xin lộc tại các đình đền chùa miếu bằng các đốt một nắm hương hoặc một cây hương lớn, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó cắm tại bình hương bàn thờ Tổ tiên hoặc bàn thờ Thổ công ở nhà.
Thói quen đầu xuân người Sài Gòn là đi lễ đầu năm để xin lộc, cầu nguyện cho những người còn sống có được an lạc , hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Cầu cho đất nước thanh bình sớm có được tự do dân chủ, cũng như mọi điều tốt đẹp sớm đến với đất nước. Nén hương nguyện cầu đầu năm, dùng để chuyễn tải thông điệp của họ đến với trời cao để Phật, Trời, Chuá...chứng giám....họ còn nguyện cầu hương linh của tổ tiên ông bà về phù hộ cho mọi người trong gia đình luôn thương yêu gắn bó với nhau để cùng thăng tiến trong cuộc sống hàng ngày....
Ảnh: Lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt 
(Lăng Ông, chợ Bà Chiểu). Gia Định 1959
Nếu dân Sài Gòn trước 1975 xem chợ Bến Thành là biểu tượng của Sài Gòn, thi Lăng Ông Bà Chiểu là biểu tượng của tỉnh Gia Định. Nơi đây là điểm tập trung của trai thanh nữ tú những người lớn đũ mọi sc tộc đến đây để làm lễ và hái lộc sau giờ cúng giao thừa và mấy ngày đầu năm. Một địa đim hội tụ nét văn hoá truyền thống của người Sài Gòn trong mấy ngày đầu xuân, nét văn hóa có từ lâu đời, một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người dân của thủ phủ miền nam. Đặc biệt vào những ngày cuối năm cũ và đầu năm mới, dù bận rộn đến đâu người dân Sài thành luôn dành thời gian để cùng nhau đến lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt và các ngôi chùa để dâng hương, hái lộc, xin xăm (xâm), xem quẻ hoặc đi chùa để lễ Phật. 
Vào dịp đầu năm đi hái lộc, địa danh Lăng Ông Bà Chiểu là nơi thường được nhắc nhở tới đầu tiên của mọi người. Lăng ông là một biểu tượng của Sài Gòn Gia Định xưa và từ lâu đã trở thành một địa điểm gắn liền với văn hóa tín ngưỡng của người dân Sài Gòn. “Ông” được nhắc đến trong tên gọi này chính là vị quan khai quốc công thần nhà Nguyễn – Tả quân Lê Văn Duyệt.Còn “Bà Chiểu” là tên gọi trước kia của vùng đất được chọn làm nơi an nghỉ của ông từ khi ông qua đời vào ngày 30–7 năm Nhâm Thìn 1832. 

Lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt. Gia Định 1960
Lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt. Gia Định 1960

Lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt, hay gọi tắt là Lăng Ông hay Lăng Ông Bà Chiểu (vì nằm gần chợ Bà Chiểu) thuộc tỉnh Gia Định xưa trước 1975, bây giờ là quận Bình Thạnh. Lăng Tả Quân trong những ngày đầu năm  được rất đông khách thập phương thăm viếng và cầu xin may mắn, bình an. Trước '75, suốt 3 ngày Tết âm lịch, mọi người đi Lăng để hái lộc, xin xăm(xâm), cầu xin may mắn...khói hương ngập trời. Tên gọi thực sự của Lăng Ông là Thượng Công Lê Tả Quân Linh Miếu. Ngay đêm 30 Tết từ 22 giờ trở đi, những dòng người, những dòng xe cộ từ nhiều ngả đường trong thành phố đổ về Lăng Ông đông nghẹt, không có chỗ chen chân, để thắp hương dâng cúng và hái lộc đêm giao thừa, nhưng nơi đây, ngoài những cây cổ thụ cao chót vót, đâu có lộc mà để hái? Ðể đáp ứng nhu cầu đã trở thành tập tục này, ban quý tế của lăng đã chuẩn bị hàng xe ô tô cây "phát tài" từ các làng hoa Gò Vấp đưa về để sẵn từ mấy ngày trước đó. 
Chợ bà Chiểu (ảnh xưa)

Bao đời nay, ý nghĩa của Tết Nguyên đán vốn rất đậm chất tâm linh, tín ngưỡng đối với người mình, dù đang sống trong nước hay ở hải ngoại. Ngày xuân đi lễ chùa là một hình ảnh rất tươi sáng, trang trọng – chan hòa tình tự quê hương, ấm áp tình dân tộc. Ngày đầu năm, sau khi cúng giao thừa thường người Sài Gòn hay đi lễ tại các nơi như Chùa Vĩnh Nghiêm, Xá Lợi, Kỳ Viên,Việt Nam Quốc tự..., cả trước những ngôi chùa nhỏ, đầy phong sương, như chùa Ngọc Hoàng ở khu Đa Kao, Quận 1 hay miếu Thất Phủ ở ngã tư chợ Gò Vấp. Chùa cổ Ngọc Hoàng đã có gần 100 năm và nay đã được phong là “Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia - Điện Ngọc Hoàng”. Nguyên thủy nơi này là một đền (điện) thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế của người Hoa, sau mới có thêm bệ thờ Phật xây ở phía trước bệ thờ Ngọc Đế. Sau ngày 30/4, chùa có tên mới là “chùa Phước Hải” do giáo hội Phật giáo trong nước đặt cho, nhưng đối với hầu hết bà con Việt  lẩn Hoa, kể cả những anh xe xích lô rành đường xá, phải nói là “chùa Ngọc Hoàng" chớ không ai muốn nhắc tới cái tên mới là Phước Hải. 
Tả Quân Lê Văn Duyệt (1764-1832)
Tả quân Lê Văn Duyệt là bậc khai quốc công thần, là vị tướng giỏi phò Chúa Nguyễn Ánh vạn dặm trường chinh từ khi Chúa Nguyễn còn gian nan bôn tẩu cho đến lúc lên ngôi vua lấy hiệu là Gia Long. Ông người làng Hòa Khánh, huyện Cái Bè tỉnh Mỹ Tho (Định Tường, Tiền Giang). Thân phụ là Lê Văn Toại, gốc Quảng Nghĩa, dời vào sống ở Định Tường. (Mỹ Tho-Tiền Giang). Ông theo chúa Nguyễn Phúc Ánh từ lúc 17 tuổi. Đến năm 1789, ông bắt đầu đứng vào hàng tướng lãnh của Chúa Nguyễn.
Ảnh xưa Lăng Ông Bà Chiểu trước 1975 
Tài năng Lê Văn Duyệt sáng chói khi ông chỉ huy đánh tan hải quân của nhà Tây Sơn ở cửa Thị Nại (Qui Nhơn) vào năm 1801. Trận đánh được ghi vào sử nhà Nguyễn là “Trung hưng đệ nhất võ công” (Võ công oanh liệt nhất của công cuộc trung hưng nhà Nguyễn)
Năm 1793, Lê Văn Duyệt cùng với các tướng Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Huỳnh Đức, 9 Lang ong 2Nguyễn Văn Thành, Võ Di Nguy và Võ Tánh theo Nguyễn Ánh đi đánh Qui Nhơn, lấy được Diên Khánh và Bình Khương, rồi sau đó chiếm được biển Thị Nại rồi Đà Nẳng.
Lê Văn Duyệt phá được quân Tây Sơn, bắt sống phò mã Nguyễn Văn Trị và đô đốc Phạm Văn Sách. Năm 1802, sau khi lên ngôi, vua Gia Long phong cho Lê Văn Duyệt Khâm Sai Chưởng Tả Quân Dinh Bình Tây Tướng Quân.
Lê Văn Duyệt làm tổng trấn Gia Định Thành hai lần. Lần thứ nhất từ 1813 đến 1816, lần thứ hai từ 1820 cho đến lúc qua đời năm 1832. Ông rất có uy quyền, ai ai cũng kính phục, gọi ông là “Ông Lớn Thượng”.
Các nước lân cận đương thời đều sợ oai phong của ông, gọi ông là “Cọp Gấm Đồng Nai” là một trong ngũ hổ tướng bao gồm Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Nhơn, Kiến Xương Quận Công Nguyễn Huỳnh Đức và Long Vân Hầu Trương Tấn Bữu.
Lê Văn Duyệt đã thành lập hai cơ quan từ thiện: “Anh Hài”, để rèn luyện võ nghệ cho trẻ thích việc kiếm cung và “Giáo Dưỡng” để cho những trẻ khác và quả phụ học văn chương và nghề nghiệp.
Hàng năm, ông tổ chức hai lễ lớn : Lễ triều kiến vua và Lễ duyệt binh. Mỗi năm, vào Tết Nguyên Đán, vua Cao Miên phải sang chúc thọ vua Việt Nam tại thành Phiên An. (Thành Gia Định được Lê Văn Duyệt xây đắp thêm)9 Lang ong 6 Cứ vào ngày 30 Tết thì vua Miên phải có mặt tại thành Phiên An để ngày hôm sau, Tả quân tiến hành Lễ chúc thọ tại Vọng Cung.
Ngoài ra, ngày mồng 6 tháng giêng thì tổ chức Lễ xuất binh để thị oai với các nước láng giềng. Dưới sự cai trị của ông, sự phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội, văn hóa và quân sự của Thành Gia Định trải dài từ Bình Thuận tới Cà Mau, Hà Tiên. Tài năng và công đức của ông được người dân Nam Bộ hết lòng tôn kính. Lê Văn Duyệt qua đời ngày 28-8-1832, thọ 69 tuổi.
Hàng năm, trong ba ngày Tết, lăng Ông Bà Chiểu tràn ngập rừng người đi lễ, một số lớn là người Hoa trong Chợ Lớn. Bên trong khói nhang mù mịt đến nghẹt thở. Ban đầu người dân vùng Sài Gòn Chợ Lớn đến lăng mộ để tưởng niệm công ơn của ông, nhưng những thế hệ sau tin tưởng rằng lăng mộ của một vị thần hiển linh, đề cầu an và cầu phước. Sau lễ, họ hái lộc đầu xuân khiến cho cây cối chung quanh bị chặt cành bẻ lá do những người tham lam cho rằng cành lớn và dài thì có nhiều lộc.

TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT BỊ LÊN ÁN

Năm 1835 sau sự biến thành Phiên An, Lê Văn Duyệt bị lên án và buộc tội đã gián tiếp gây nên biến loạn, vua Minh Mạng đã ra chỉ dụ san bằng mộ, xiềng xích sắt, trên dựng bia đá có khắc tám chữ Quyền yêm Lê Văn duyệt phục pháp xử (chỗ tên hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu tội)



Đến năm Tân Sửu (1841), vua Thiệu Trị lên ngôi cho phá bỏ xiềng xích và đắp lại mộ. Năm đầu đời Tự Đức (1848), Đông Các đại học sĩ Võ Xuân Cẩn dâng sớ xin phục hồi quan tước, gia ơn cho con cháu các công thần, trong đó có Lê Văn Duyệt. Nhà vua xem sớ cảm động, truy phong cho cả ba ông và ban phẩm hàm cho con cháu họ. Lại cho đắp phần mộ Lê Văn Duyệt ở Gia Định cao rộng thêm và cho sửa sang miếu thờ. Theo nhà văn Sơn Nam, thì sau đó dân làng Long Hưng đem trình quan sở tại một người cháu nội của Lê Văn Phong (Phong là em ruột Tả quân) tên Lê Văn Thi, bấy lâu sợ tội với triều đình nên mãi trốn tránh. Sau đó, ông Thi được phép đến Bà Chiểu, lo việc chăm sóc Lăng Ông. Ngày nay ở trong miếu vẫn còn thờ ông Thi làm Tiền hiền.

Và từ khi Hội Thượng Công Quý Tế được thành lập vào năm 1914, việc cúng tế được tổ chức đều đặn hàng năm và việc trùng tu cũng được tiến hành nhiều lần. Ngày 6 tháng 12 năm 1989, toàn bộ khu lăng được Bộ Văn hóa công nhận là di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia.

Khu mộ nầy đã có một thời bị triều đình vua Minh Mạng trừng phạt người đã chết bằng cách lấy xích sắt xiềng lại rồi đánh vào mộ 100 roi trước khi san bằng nấm mộ. 



Dưới thời vua Tự Đức (1847 – 1883), vùng đất này thuộc địa phận làng Bình Hòa, tổng Bình Trị, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Hiện nay, Lăng Ông Bà Chiểu tọa lạc tại số 1 đường Vũ Tùng, quận Bình Thạnh, TP. HCM.
Lăng nằm trên một gò đất cao, rộng 18.500 mét vuông, bao quanh bởi dãy tường dài 500 mét, với 4 cổng tam quan ở 4 mặt lăng. Bước qua cổng chính nằm ở mặt phía Nam là một khối kiến trúc liên hoàn gồm 3 phần nằm trên cùng một trục thẳng: nhà bia, lăng mộ và miếu thờ.
Được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia vào ngày 6–12–1989, Lăng Ông Bà Chiểu sở hữu những nét kiến trúc truyền thống đặc trưng thời Nguyễn. Đến đây thắp nén nhang cũng là một cách thể hiện lòng tri ân, tưởng nhớ về người đã có công khai hoang, mở mang và giữ bình yên cho vùng đất Sài Gòn Gia Định hai thế kỷ trước.



Lăng Ông 1954, bên phải trước cổng là cây thốt nốt


Đền thờ Tả Quân Lê Văn Duyệt


Tiền Việt Nam Cộng Hoà có in hình Tả Quân Lê Văn Duyệt





Lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt đã nhiều lần được trùng tu và xây dựng thêm qua nhiều thời kỳ:
  • Năm 1925 trùng tu, mở rộng chánh điện và hậu cung
  • Năm 1937 trùng tu, xây dựng thêm tiền điện, Đông lang và Tây lang
  • Năm 1948 xây vòng thành bao quanh miếu
  • Năm 1949 xây khách đường và cổng Tam quan
  • Năm 1954 xây đỉnh Hòa Bình
  • Năm 1964 xây cất nhà kho (nhà hát tuồng ngày nay) và mái che đỉnh Hòa Bình
  • Năm 1973 xây thêm chánh điện mới
  • Lần sửa chữa trùng tu mới nhất là năm 1994.
LỄ HỘI 
Hàng năm có 2 lễ hội lớn tại lăng, đó là ngày giỗ của Tả quân Lê Văn Duyệt từ ngày 1 đến 3 tháng 8 âm lịch. Và ngày hội đầu xuân, mồng một và mồng 2 Tết.
Khi Lê Văn Duyệt mất, dân gian xem ông như một vị thần, vì vậy việc thờ cúng, tế lễ mang nghi thức thờ thần, tế thần, không giống như ngày lễ tưởng niệm anh hùng dân tộc như Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Huỳnh Đức, mà mang tính dân gian như lễ vía Bà Chúa Xứ hoặc vía Điện Bà ở Tây Ninh (Núi Bà Đen)
Số người dự đến cả chục vạn người, trong đó số người Hoa chiếm phân nửa. Bởi vì lúc sinh thời,Tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt  có những chính sách giúp đỡ cho cộng đồng người Hoa phát triển ngành nghề và an cư lạc nghiệp ở quê hương thứ hai của họ là Sài gòn Gia Định, Việt Nam.
Trên đường đi lễ Xuân đầu năm
Qua một năm ruột rối tơ tằm
Năm mới nhiều ước vọng chờ mong
May nhiều rủi ít ngóng trông,
Vui cùng pháo nổ rượu hồng
Ta cùng nhau đón thêm mùa xuân
Xuân dù thay đổi biết bao lần
Xin khấn nguyện kết chặt tình thân
Vin cành lộc những bâng khuâng
Năm này chắc gặp tình quân!

Lê Công Bi Đình, tên gọi văn bia ca tụng 
công đức của Tả quân Lê Văn Duyệt 
HUYỀN THOẠI VỀ TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT
Lăng là tữ ngữ đặc biệt dành cho vua chúa dùng để chỉ mồ mả. Lăng Ông Bà Chiểu là mộ của tả quân. Lê Văn Duyệt. Tả quân là một trong Ngũ Quan Đô Thống chỉ huy quân đội. Chức vụ này như thống chế ngày nay. Người đứng đầu trong Ngũ Quan Đô Thống là trung quân đô thống. Tả quân Lê Văn Duyệt là khai quốc công thần của nhà Nguyễn. 
Dưới thời Pháp thuộc có nhiều vụ án không tìm ra sự thật người ta phải dẫn tội phạm đến Lăng Ông Bà Chiểu để thề. Người ta tin rằng tể quân Lê Văn Duyệt rât linh hiển. Sau năm 1954 vào dip đầu Xuân ngườii ta thườnng đến Lăng Ông Bà Chiểu khẩn vái để xin lộc đầu năm.
Từ lâu hình tượng Tả quân Lê Văn Duyệt đã đi vào tâm thức của người dân Gia Định và miền Nam nước Việt. Dân gian coi ông như một vị thần nên các nghi thức tưởng nhớ ông đã trở thành hoạt động tín ngưỡng dân gian. Vì thế, hàng năm, dân chúng vẫn thường tổ chức ngày lễ giỗ Đức Thượng Công và lễ khai ấn đầu năm để tưởng nhớ đến công lao của ông. 
Cho đến nay, lịch sử tuy vẫn có những góc nhìn khác nhau về cuộc đời Lê Văn Duyệt, nhưng công lao của ông trong việc tạo dựng nên một vùng thành Gia Định tấp nập và hưng thịnh thuở xưa thì ai ai cũng phải kính nể. Trải qua bao nhiêu thăng trầm của thời cuộc, “Thượng Công miếu” vẫn sừng sững uy nghiêm minh chứng cho một thời kỳ mở cõi hào hùng của dân tộc.

SỰ TRƠ TRẼN CỦA CỘNG SẢN VỀ ĐỨC TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT.
Người dân Sài Gòn không một ai quên việc cộng sản VN sau ngày cưỡng chiếm miền nam năm 1975, các đỉnh cao văn hoá loài khỉ lúc vừa đặt chân đến miền Nam đã lo xoá hết " tàn tích " cuả nhà Nguyễn để lại , gạch bỏ hết tên các chúa , ngay như chúa Nguyễn Phúc Tần ( Hiền Vương ) là một vị chúa nhân từ , không ham mê nữ sắc lại có tài thao lược , chúa rất nổi tiếng với trận hải chiến đánh thắng thủy binh Hà Lan trên sông Gianh năm 1644. Từ vua , quan cho đến công thần nhà Nguyễn , ngay cả các vị vua yêu nước , chống Pháp như vua Hàm Nghi , vua Duy Tân , vua Thành Thái cũng không chừa . Con đường mang tên Nguyễn Hoàng vị chúa đầu tiên vào khai phá Đàng Trong cũng bị đổi thành Trần Phú , một đảng viên cs .  Đức Tả Quân Lê văn Duyệt cũng chung số phận như các vua chuá nhà Nguyễn.
Trường nữ trung học Lê Văn Duyệt trước năm 1975,
sau 1975 bị đổi tên là Võ thị Sáu, một cái tên xa lạ với  người sài Gòn.

Nữ sinh trường mang tê đức Tả Quân 1970
Nhưng có một điểm rất khôi hài là các mồ chôn (lăng) thì đám đầu lĩnh Ba Đình để lại không phá hỏng hoặc san bằng như các nghĩa trang của quân đội VNCH,  chúng chừa lại, dùng làm công cụ móc túi dân du lịch. Đám tham quan cộng sản còn cho trùng tu, rồi xin Unesco công nhận là những di sản văn hoá thế gìới, để làm tiền cơ quan nầy qua các ngân sách tài trợ. Mặt khác tổ chức du lịch và lễ hội hàng năm mấy lần, lấy tiền nhét vào túi các quan tham về các khoản tiền thu được qua các lần tổ chức. Văn hoá cộng sản là loại văn hoá bất chấp liêm sĩ trên các mồ mả (lăng tẩm) và di tích của vua quan triều Nguyễn. Đúng là trò hề của các đỉnh cao vô liêm sĩ csVN. 
Trong quá khứ cộng sản đã nhận được t UNESCO những số tiền tài trợ cho các chương trình lớn và nhỏ ở Việt Nam như: 
1. Tài trợ cho việc bảo tồn, tôn tạo quần thể di tích Huế (1992-2006) với tổng số tiền là 5,2 triệu đô la (dưới nhiều hình thức, bao gồm chi phí cho đào tạo tập huấn, chuyên gia, đi lại ...) ; 
2. Bảo tồn phố cổ Hội An ( Quỹ Ủy thác Nhật Bản) với tổng số tiền là 3,5 tỉ đồng (1993- 2003); 
3. Tài trợ cho Trung tâm Văn hóa nổi Cửa Vạn, Hạ Long ( Quỹ Ủy thác Na Uy) với số tiền 519.000 đô la; 
4. Dự án 3 bên Huế-Lille-UNESCO về xây dựng thành phố di sản “bảo tồn là định hướng cho sự phát triển” (1996-1999) với tổng số tiền là 500.000 đô la ;
5. Dự án hợp tác 3 bên Việt Nam-UNESCO-Italy về trùng tu di tích Mỹ Sơn (2004-2006) với tổng số tiền là 812.000 đô la. Đây chỉ là một trong số hàng trăm dự án khác http://www.unesco.org/new/en/hanoi/home/
40 năm sau ngày đặt ách thống trị lên miền nam, các  đỉnh cao mới " biết " được Đức Tả Quân Lê văn Duyệt là người có công lớn trong việc khai phá miền Nam và việc VNCH đã lấy tên Ông đặt cho con đường chạy ngang trước lăng mộ Ông (mà người Saigon quen gọi là lăng Ông Bà Chiểu) là đúng ! Thật tội nghiệp cho tên tuổi một đại công thần trong cái tầm nhìn hẹp hòi của người cộng sản. Thế cho nên, để bớt trơ trẻn và vô liêm sĩ, ngày 01/04/2014 UBNDTP đã ra quyết định đặt lại tên đường "như cũ" , nghiã là bắt chước y chang hồi trước 75!
 Chỉ có cái tên đường mà người cộng sản cũng phải vất vã đến 40 năm, như vậy thử hỏi? trong các phương diện khác, nếu muốn thăng tiến, không biết người cộng sản VN phải cần đến bao nhiêu thời gian để hoàn thành mục tiêu?? Cộng sản còn đất nước mất dân còn gặp nhiều khó khăn. Cộng sản chết, đất nước rạng rở và tươi sáng hơn, dân bớt lầm than và hạnh phúc hơn trong không khí dân chủ tự do.

Hình ảnh
CHÙM ẢNH LĂNG ÔNG BÀ CHIỂU
Hình ảnh
Cổng vào nơi đặt Văn Bia của Đức Tả Quân
Hình ảnh
Khu vực lăng mộ nhìn từ bên ngoài


Hình ảnh
Hình ảnh

Hình ảnh
Khuôn viên nơi chính điện thờ phụng
Hình ảnh
Cửa vào khuôn viên điện thờ
Hình ảnh
Điện thờ bên phải
Hình ảnh
Điện thờ bên trái
Hình ảnh
Chính điện
Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh
Khu vực khuôn viên Lăng Ông là khoảng không gian tĩnh lặng, tuyệt đẹp với những gốc cây cổ thụ lớn hơn hai người ôm với những bãi cỏ xanh mướt và những con đường gấp khúc mềm mại
Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh
Trân trọng cám on tác gỉa các  tài liệu và hình ảnh được người viết sưu tầm trên Internet!

Lý Bích Thuỷ 3/1/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét