Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2025

 NATO MUỐN HOÀN TẤT THỎA THUẬN VỀ CÁC GIẢI PHÁP AN NINH CHO GRÖNLAND (GREENLAND)

Theo FSA: NATO đang cân nhắc tăng cường sự hiện diện quân sự ở Grönland (Greenland) để giải quyết những lo ngại về an ninh của Trump. Nhưng hòn đảo này vẫn còn là nơi tranh chấp chính trị. NATO cân nhắc là vì chưa rỏ được ước muốn của vùng Bắc Cực này: Trump có thật sự lo lắng về anh ninh chiến lược cho thế giới hay tham vọng về tài nguyên của Grönland, để  có thể đàm phán co kết quả hơn.

Brüssel - NATO dường như đang có kế hoạch đề nghị với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về việc mở rộng đáng kể sự hiện diện của quân đội đồng minh ở Bắc Cực. Theo thông tin từ các nhóm liên minh, hãng thông tấn Đức hy vọng rằng điều này sẽ xoa dịu cuộc thảo luận về mối liên hệ giữa Grönland và Đan Mạch. Bối cảnh là việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump liên tục bày tỏ sự quan tâm đến hòn đảo có tầm quan trọng chiến lược này. Người phát ngôn của NATO cho biết "Trump có lý khi lo ngại về Grönland trước các hoạt động của Nga và Trung Quốc ở Bắc Cực".

NATO có thể lên kế hoạch thỏa thuận Greenland với Trump

Grönland được coi là có tầm quan trọng về mặt chiến lược, cả vì nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và vì vị trí của nơi này ở Bắc Cực. Hoa Kỳ hiện đang vận hành Căn cứ Không gian Pituffik tại đây, được sử dụng cho các hệ thống cảnh báo tên lửa, phòng thủ hỏa tiễn và giám sát không gian. Ngoài lực lượng Hoa Kỳ, quân đội Đan Mạch cũng có mặt trên đảo, đặc biệt là thông qua Bộ Tư lệnh Bắc Cực ở Nuuk.

Khi biến đổi khí hậu diễn ra, các đường hàng hải vận chuyển mới ở Bắc Cực ngày càng trở nên quan trọng, làm tăng thêm tính quan trọng về an ninh của  địa chính trị. Trong bối cảnh này, NATO hiện đang cân nhắc việc tăng cường sự hiện diện của quân đội để giải quyết các lo ngại về an ninh của Trump đồng thời xoa dịu cuộc tranh luận về vấn đề liên kết của Grönland.

NATO tăng cường sự hiện diện ở phía bắc – ngăn chặn xung đột với chính phủ Hoa Kỳ

Theo nguồn tin từ liên minh, sáng kiến ​​của Trump hiện đang là chủ đề đàm phán không chính thức. Do đó, cơ sở cho việc tăng cường hiện diện có thể là các kế hoạch phòng thủ mới được thông qua sớm nhất là vào năm 2023. Những tài liệu mật này dự kiến ​​sẽ tăng cường khả năng răn đe và phòng thủ ở vùng bắc cực.

Động thái này rõ ràng cũng nhằm mục đích tránh xung đột giữa hai thành viên NATO là Hoa Kỳ và Đan Mạch, điều này có thể dẫn đến kịch bản xấu nhất.

 Đan Mạch nhấn mạnh quyền tự chủ của Greenland

Chính phủ Đan Mạch đã phản ứng thận trọng trước tham vọng của Trump. Về mặt địa chính tr, Grönland thuộc Vương quốc Đan Mạch, nhưng được hưởng quyền tự chủ rộng rãi. Thủ tướng Mette Frederiksen đã nhiều lần nhấn mạnh rằng chỉ có người dân Grönland mới có thể quyết định tương lai của họ. Đổi lại, chính phủ Grönland tái khẳng định mong muốn giành được độc lập hoàn toàn – khỏi Đan Mạch và Hoa Kỳ.

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ nhấn mạnh vào kế hoạch Grönland của Trump – "Đây không phải là trò đùa"

Trong khi đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio nhấn mạnh rằng Trump "nghiêm chỉnh" về kế hoạch của mình đối với Grönland. “Đây không phải là chuyện đùa,” Rubio nói với SiriusXM Radio. Theo ông, Trump quan tâm đến việc mua hòn đảo này chứ không phải sáp nhập nó bằng vũ lực.

Hiện nay, NATO và Đan Mạch đồng ý với nhau về việc tăng cường phòng thủ ở Bắc Cực là cần thiết để ứng phó với những thách thức địa chính trị ngày càng gia tăng trong khu vực. Việc tăng cường hiện diện quân sự nhằm mục đích  bảo đảm về sự ổn định và ngăn chặn các mối đe dọa tiềm tàng từ các cường quốc đối địch. Theo các nhà ngoại giao, việc NATO có thể thực hiện được kế hoạch hay không phụ thuộc vào việc Trump có thực sự theo đuổi lợi ích chính sách an ninh trên hết hay không?. Nếu mối quan tâm chính của ông là trữ lượng nguyên liệu thô của hòn đảo thì sáng kiến ​​này có thể thất bại. 

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 2 Februar 2025

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét