Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2024

 NHIỀU QUÂN ĐỘI CỦA CÁC NƯỚC TRÊN ĐẤT SYRIEN - NHƯNG NƯỚC NÀO ĐÃ CAN DỰ VÀO CUỘC NỘI CHIẾN ? 

Theo NTV.de: Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Nga và Mỹ: Tất cả các quốc gia này đều có các đơn vị quân sự đồn trú ở Syrien trong nhiều năm. Ai theo đuổi lợi ích nào ở đất nước bị nội chiến tàn phá? .

Nước này có quân đồn trú ở tây bắc Syrien. Các khu vực xung quanh khu vực Idlib cũng là thành trì của các nhóm phiến quân, một số nhóm được Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ. Một trong những mục tiêu của Türkei ( Thổ Nhĩ Kỳ) là kiểm soát các nhóm phiến quân người Kurden ở Syrien. Trong quá trình nội chiến, họ đã đưa một số khu vực biên giới dưới sự kiểm soát của mình. Thổ Nhĩ Kỳ coi họ là một phần của tổ chức cực đoan người Kurden PKK mà nước này đã chiến đấu trong nhiều thập kỷ.

Nga đã thật s can thiệp vào cuộc nội chiến ủng hộ Assad vào năm 2015. Lực lượng không quân Nga đã thiết lập căn cứ ở vùng Latakia ở phía tây đất nước và góp phần quyết định vào việc hổ trợ cho chính quyền Assad. Nga cũng phối hợp với Iran để bảo vệ cho chính quyền Assad. Cảnh sát quân sự Nga cũng có mặt tới các khu vực do lực lượng chính phủ Syrien kiểm soát.

Iran cũng từng gửi Vệ binh Cách mạng tới Syrien vào năm 2012, ngay sau khi cuộc nội chiến bùng nổ, để hỗ trợ Assad. Nhóm Hồi giáo cực đoan Hisbollah từ Libanon, được Iran hỗ trợ, cũng can thiệp vào cuộc xung đột. Iran coi Assad là đối tác quan trọng trong cuộc chiến chống lại Israel và Mỹ. Với sự giúp đỡ của Assad, cánh tay của Iran vươn tới khắp Iraq, Syrien và Libanon.

Ngoài Vệ binh Cách mạng và Hisbollah, các lực lượng dân quân Shiite khác đã can thiệp về phía Assad. Tuy nhiên, Hisbollah đã phải rút dân quân khỏi Syrien vì giao tranh với Israel ở khu vực biên giới Libanon. Trong quá khứ, sự hiện diện của Hisbollah ở Syrien đã nhiều lần khiến Israel tiến hành các cuộc không kích vào các vị trí của họ tại đây.

Chiến dịch quân sự của Mỹ bắt đầu vào năm 2014. Nguyên nhân chính là cuộc chiến chống lại các phần tử cực đoan của Nhà nước Hồi giáo (IS), lực lượng đã nắm quyền kiểm soát các khu vực rộng lớn ở cả Iraq và Syrien. Năm 2018, Tổng thống Mỹ khi đó Donald Trump lại muốn rút lực lượng này sau khi cuộc chiến chống IS được coi là đã thắng lợi.

Tuy nhiên, điều này vấp phải sự chỉ trích vì Iran và Nga khi đó có thể đã lấp đầy khoảng trống. Các đơn vị của Mỹ vẫn còn đóng quân ở Syrien và chủ yếu hỗ trợ nhóm nổi dậy SDF (Lực lượng Dân chủ Syrien). Khoảng 900 lính Mỹ vẫn đóng ở phía đông bắc Syrien.

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 8 Dezember 2024

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét