Thứ Hai, 4 tháng 11, 2024

  NAM HÀN XÍCH GẦN HƠN VỚI NATO NHƯNG CHƯA MUỐN CUNG CẤP VŨ KHÍ SÁT THƯƠNG CHO UKRAINE

Ông Josep Borell đã có một số cuộc hẹn ở Seoul vào thứ Hai 4/11. Nhưng thông điệp của người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU có thể được rút gọn thành một yêu cầu duy nhất: yêu cầu Nam Hàn hỗ trợ nhiều hơn cho Ukraine.

Hầu như tất cả các tuyên bố của chính trị gia Tây Ban Nha đều có thể được hiểu, ít nhất là gián tiếp, như một lời kêu gọi: “Hành động gây hấn của Nga đối với Ukraine là một mối đe dọa hiện hữu. Nam Hàn là quốc gia tốt nhất để hiểu điều này”,  ông Borrell đã viết ngay trước cuộc gặp với Ngoại trưởng Cho Tae Yul. Trong con mắt của Seoul, chế độ Kim Jong Un đã vượt qua “ranh giới đỏ” hiện hữu khi gửi hàng nghìn binh sĩ đến với cuộc chiên Ukraine. Những người lính này được coi như là những người lính đánh thuê của cho Nga, lính Bắc Hàn không chỉ được thưởng bằng tiền mà còn bằng vũ khí tối tân của Nga. Ngoài ra, binh lính và hệ thống vũ khí của Bắc hàn có thể tích lũy kinh nghiệm chiến đấu thực tế - kinh nghiệm mà Bình Nhưỡng cũng có thể sử dụng để chống lại nước láng giềng phía Nam.

Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol cho biết hôm thứ Hai 4/11: “Sự hợp tác quân sự bất hợp pháp giữa Bắc Hàn và Nga đặt ra mối đe dọa đáng kể đối với an ninh quốc gia của chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét kỹ lưỡng tất cả các tình huống có thể xảy ra để chuẩn bị các biện pháp đối phó”. Tuy nhiên, nếu bạn hỏi các nhà ngoại giao châu Âu, bạn chắc chắn sẽ nghe thấy sự thất vọng nhất định về việc tại sao Seoul từ lâu đã không hỗ trợ nhiều hơn cho Ukraine.

Các quan chức chính phủ Nam Hàn vẫn đang suy đoán rằng nếu hòa bình ở Ukraine sớm đến, họ sẽ quay lại quan hệ làm ăn với đối tác cũ Nga - vì vậy họ không muốn làm rối tung mọi chuyện quá nhiều với Putin.

Nhìn nhận một cách tỉnh táo, có thể xác định được một sự khác biệt nhất định: Tổng thống Yoon lần đầu tiên tích cực định vị đất nước của mình như một chủ thể địa chính trị trên trường thế giới, tiến gần hơn đến NATO và thúc đẩy hợp tác với các nền dân chủ khác. Nhưng đồng thời, ông lại tỏ ra lưỡng lự khi phải gánh trách nhiệm địa chính trị, chẳng hạn như ngành kỹ nghệ vũ khí của Nam Hàn bán vũ khí hàng loạt cho Ba Lan. Đồng thời, yêu cầu cung cấp vũ khí cho Ukraine của Kiew đang bị từ chối.

Phái đoàn Nam Hàn từ Bộ Quốc phòng và Cơ quan Mật vụ đã trở về lại từ Kiew hôm thứ Hai 4/11. Mục đích của chuyến đi của họ là khám phá những khả năng hợp tác mới với Ukraine. Chắc chắn Nam Hàn sẽ cử người của mình tới Kiew để quan sát binh sĩ Bắc Hàn và cung cấp thông tin cũng như thông dịch trong trường hợp trốn thoát. Nhưng liệu cũng sẽ có thêm viện trợ quân sự? Cho đến nay, có vẻ như Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong Hyun chủ yếu đang cố gắng câu giờ và còn đang đi vòng vòng và tránh né trả lời về việc giúp hổ trợ vũ khí  sát thương cho Ukraine.

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 4 November 2024

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét