Thứ Bảy, 6 tháng 5, 2023

  THÁI TỬ ANH CHARLES III PHẢI CHỜ HƠN 50 NĂM MỚI ĐƯỢC BƯỚC LÊN NGAI VÀNG

Chưa có một thái tử nào mà phải trông ngóng đợi chớ trên 50 năm mới bước lên được ngai vàng như Charles Philip Arthur George. Người mẹ của ông là bà Elizabeth II đã qua đời vào tháng 9 năm ngoái. Ông được kế vị người mẹ thích ngồi lâu trên ngai vàng của  n hoàng Anh đến hơn 70 năm mới nhả ra vì hết hơi. Hôm nay 6.5.2023 là ngày đăng quang của ông Charles III,  Mặc dù lễ đăng quang của Charles III được cho là ít tốn kém hơn của Nữ hoàng Elizabeth II vào ngày 2 tháng 6 năm 1953 - vào khoảng 50 triệu bảng Anh. Tuy nhiên  trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ở Anh hiện nay, các chi phí cho buỗi lễ đăng quang này có thể bị dư luận lên án và chỉ trích gay gắt. 

Lễ đăng quang được cho là diễn ra trong bối cảnh kinh tế Anh không mấy tươi sáng. Lạm phát tại Anh lên đến 10 % từ nhiều tháng qua, công đoàn của nhiều ngành nghề, từ bác sĩ, giáo viên, hay công chức đã đình công để đòi tăng lương.

Theo phỏng đoán của ủy ban chịu trách nhiệm tổ chức buổi lễ, chi phí tốn kém trong ngày đăng quan có thể lên tới  100 triệu bảng Anh, tuy đã cắt giãm rất nhiều số khách mời. Cả Cung điện Buckingham và chính phủ cho đến nay vẫn giữ im lặng về chi phí thực sự của buổi lễ.  

Charles III trở thành vua của Vương quốc Anh, Bắc Ireland, và những vùng lãnh thổ khác, cũng như là người đứng đầu Khối thịnh vượng chung gồm hơn 50 nước. Năm nay, ông cũng sắp bỏ ngai vàng để theo mẹ rồi, ông sẽ không tại vị được bao lâu vì năm nay ông Vua này đã 75 tuổi.


Charles đã theo học trường Đại học Wales ở Aberystwyth để nghiên cứu lịch sử, văn hóa và học tiếng Wales trong một học kỳ. Ông tốt nghiệp Cambridge với bằng Cử nhân Nghệ thuật hạng 2:2 vào ngày 23 tháng 6 năm 1970, ông trở thành người thừa kế ngai vàng đầu tiên có bằng Đại học. Vào ngày 2 tháng 8 năm 1975, ông được phong tặng danh hiệu Thạc sĩ Nghệ thuật từ Đại học Cambridge (đây không phải là bằng cấp học thuật).


Charles cũng từng phục vụ trong Không quân Vương thất và nối bước cha, ông nội và hai ông cố của ông khi gia nhập Hải quân Vương thất Anh. Trong năm thứ hai tại Cambridge, ông được đào tạo và huấn luyện Không quân Vương thất. Vào ngày 8 tháng 3 năm 1971, ông được đào tạo bởi Đại học Không quân Vương thất Cranwell để trở thành một phi công máy bay phản lực. Tháng 9 năm 1971, ông bắt đầu sự nghiệp hải quân và đăng ký khóa học kéo dài sáu tuần tại Đại học Hải quân Vương thất Dartmouth. Sau đó, ông phục vụ trên khu trục hạm với hoả tiễn dẩn đường  HMS Norfolk (1971-1972) và các chiến hạm HMS Minerva (1972-1973) và HMS Jupiter (1974). Năm 1974, ông đủ điều kiện làm phi công trực thăng tại RNAS Yeovilton, và sau đó gia nhập Phi đội Không quân Hải quân 845.

Chuyện cung đình vương quốc Anh cũng có nhiều sóng gió Ông vua mới nhận vương niệm St-Edward này lại không mê sắc, nên đã ly dị năm 1996 sau 4 năm ly thân với bà vợ sắc nước hương trời Diana Spencer để lấy nàng bà Camilla Shand, là người tình cũ của ông, bà này nay là Vương Hậu của Anh Quốc. Tân Vương Charles có một tuổi thơ đầy sôi nổi với nhiều cuộc tình đã đi qua đời ông.Các chuyện tình của tăn Vương  Charles này đã làm tốn hàng tấn giấy bút trên các hàng báo chí thế giới.  Tân vương Chảles có hai con trai với bà vợ trước là Thái tử William (sinh năm 1982) và Vương tử Harry (sinh năm 1984).
Tu viện Westminster trong ngày lễ đăng quang đã được tăng cường bảo vệ cẩn mật từ các cơ quan an ninh. Hàng chục thành viên lực lượng đặc biệt và chống khủng bố sẽ túc trực ở London, với các tay súng bắn tỉa bảo vệ mái nhà của nhiều tòa nhà ở trung tâm thành phố đã được điều đến trong ngày đăng quang của Charles.
LỊCH SỬ VỀ CHIẾC VƯƠNG NIỆM ST EDWARD
Theo các sử liệu, vương miện St Edward được chế tạo cho Vua Charles II năm 1661 để thay thế vương miện làm từ thời Trung cổ bị các nghị sĩ nung chảy sau vụ xử tử Vua Charles I.Vương miện St Edward được chế tác từ vàng đúc liền, nạm hồng ngọc, thạch anh tím, ngọc bích, ngọc hồng lựu, đá topaz, đá cầu vồng, bọc nhung tím và cao hơn 30 cm.Trong hàng trăm năm qua, vương miện St Edward chỉ sử dụng trong các lễ đăng quang của Vua hoặc Nữ hoàng Anh vì quá nặng. Vì vậy, sau đó, vương miện được "sửa chữa" giúp giảm trọng lượng cho lễ đăng quang của Vua George V năm 1911. Theo đó, vương miện nặng 2,23 kg.Lần gần nhất vương miện St Edward được sử dụng trong lễ đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth II năm 1953.Vua Charles III sẽ đội vương miện St Edward vào thời điểm đăng quang. Khi rời Tu viện Wesminster, ông hoàng nước Anh sẽ đội Vương miện Hoàng gia có trọng lượng nhẹ hơn và thường được sử dụng trong các dịp như khai mạc quốc hội.Vương miện Hoàng gia nạm hơn 2.000 viên kim cương, được chế tạo năm 1937 cho lễ đăng quang của Vua George VI - tức ông ngoại của Vua Charles III.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CHIẾC VƯƠNG NIỆM:



Những hình ảnh được tác giả sưu tầm từ trên tin tức của báo chí ngoại quốc có trên Inrernet trong ngày hôm nay.
Tổng hợp từ Người lính xa quê hương Trịnh Khánh Tuấn, 6-5-2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét