Thứ Hai, 10 tháng 4, 2023

 THỔ NHĨ KỲ TRÌNH LÀNG CHIẾC HÀNG KHÔNG MẪU HẠM ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC NÀY

Theo tin từ báo Spiegel của Đúc, Thổ Nhĩ Kỳ đã trình làng tàu sân bay của riêng mình. Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan cho biết hôm thứ Hai 10.4.2023, tại một buổi lễ ở quận Tuzla - Istanbul, các máy bay không người lái và máy bay trực thăng hạng nặng đều có thể cất cánh và hạ cánh trên chiếc Hàng Không Mẫu Hạm (HKMH) TCG Anadolu. “HKMH này của chúng tôi được trang bị để chúng tôi có thể thực hiện các hoạt động quân sự và nhân đạo ở mọi nơi trên thế giới nếu cần thiết. Chiếc TCG ANADOLU được xem là chiếc HKMH đầu tiên trên thế giới mang những máy máy không người lái.

TCG Anadolu (L-400) (Anatolia) là Hàng Không Mẫu Hạm (HKMH) loại tấn công đổ bộ đầu tiên của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ. Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ từng thông báo vào tháng 3 năm 2022 rằng việc xây dựng đã hoàn tất thành công và các cuộc chạy thử đã bắt đầu. Con tàu chính thức được đưa vào hoạt động vào ngày hôm qua 10 tháng 4 năm 2023. Nó có cấu trúc giống hệt soái hạm của Hải quân Tây Ban Nha Juan Carlos I.

Năm 2013, Thổ Nhĩ Kỳ quyết định mua một HKMH mang trực thăng với giá trị khoảng 1 tỷ USD. Khả năng HKMH có thể mang theo máy bay chiến đấu không nằm trong kế hoạch ban đầu. Cuối cùng thì kế hoạch đã bị thay đổi và một máy phóng máy bay, vốn không cần thiết đối với một HKMH trực thăng thuần túy, đã được đưa vào kế hoạch. Liên danh Tây Ban Nha-Thổ Nhĩ Kỳ Sedef-Navantia đã thắng thầu; con tàu do công ty Tây Ban Nha phát triển sẽ được chế tạo theo giấy phép của nhà sản xuất Thổ Nhĩ Kỳ.

Việc xây dựng bắt đầu tại Nhà máy đóng tàu Sedef ở Istanbul. Việc đưa vào hoạt động diễn ra vào ngày 10 tháng 4 năm 2023. Theo dự tính ban đầu, Anadolu được trang bị để có thể mang theo chiến đấu cơ F-35 mới do Mỹ sản xuất. Tuy nhiên, kể từ khi Hoa Kỳ chấm dứt thỏa thuận mua bán vào năm 2019 và do đó loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình cung cấp máy bay chiến đấu tấn công F.35, nên các kế hoạch thiết kế đều bị thay đổi và HKMH chỉ chở theo các máy bay không người lái và trực thăng bao gồm các loại trực thăng tấn công.

Trong một cuộc phỏng vấn với nhà báo Ibrahim Haskologlu, Giám đốc điều hành của nhà sản xuất máy bay không người lái Baykar, Haluk Bayraktar, đã thông báo rằng một số kế hoạch đang được theo đuổi để phát triển máy bay không người lái vũ trang cho tàu là loại Bayraktar TB3, phiên bản hàng hải của TB2, được cho là đang được phát triển cho con tàu. Chữ viết tắt TCG là viết tắt của Türkiye Cumhuriyeti Gemisi (Tàu của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ).

CHI TIẾT CỦA HKMH - ANADOLU

Thủy thủ đoàn gồm 243 người và có thể vận chuyển 1200 bộ binh. Có hai tầng: khoảng 6000 m² tầng đa năng và tầng khác chứa máy bay. Trọng tải 12.000 tấn. Một khoang ở đuôi tàu có thể chứa bốn tàu đổ bộ nhỏ hoặc LCAC. Đường đáp dài 202 m. 

Có sáu bãi đáp cho máy bay VTOL hoặc trực thăng hạng trung, hoặc bốn bãi đáp cho trực thăng hạng nặng. Như đã đề cập, phi đội máy bay được cho là bao gồm các máy bay chiến đấu F-35, nhưng việc này đã bị phiá Hoa Kỳ từ chối. HKMH này có thể chở tối đa 20 máy bay F-35 nếu không có trực thăng. Ngược lại, có thể chở tối đa 25 trực thăng.

Con tàu HKMH Anadolu được cho là có thể mang theo 50-80 máy bay không người lái. Để hạ cánh, con tàu sử dụng một hệ thống trong đó máy bay không người lái bị chậm lại bằng móc câu.

Động cơ trang bị có công suất: 22.000 kW (29.912 PS)

Tốc độ tối đa là: 21 kn (39 km/h)

Vũ khí trang bị gồm:

4 × 2,0-cm-Flak

2 × 12,7-mm-Fla-MG

2 × Phalanx CIWS

5 × Aselsan 25 mm STOP

1 × SAM-Batterie


Các quốc gia từng sở hữu Hàng Không Mẫu Hạm trên thế giới:

Trong quá khứ đã từng có 17 quốc gia đã từng sở hữu các hàng không mẫu hạm đang trong tiến trình đặt kế hoạch cho những lớp tàu mới, để thay thế những chiếc hiện tại, như: Hoa Kỳ, Anh, Ấn Độ, Nhật, Úc, Pháp, Nga, Trung Quốc, Ý, Tây Ban Nha, Canada, Brasil, Argentina, Hà Lan, Thụy Điển, Thái Lan, Ukraina.

Đến nay thì Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là quốc gia thứ 18 sở hữu  HKMH. Chiếc Anadolu là HKMH đầu tiên và là tàu lớn nhất trong lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi được đưa vào sử dụng, nó sẽ mang lại cho các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ cơ hội hoạt động trên toàn thế giới. Nó được coi như là con tàu chỉ huy ( Soái hạm) với cờ hiệu của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1.https://www.msn.com/de-de/nachrichten/politik/t%C3%BCrkei-pr%C3%A4sentiert-ihren-ersten-flugzeugtr%C3%A4ger/ar-AA19Gzue?ocid=msedgntp&cvid=6467c3fc6f9b4885d1f5b848fd83fd84&ei=8.

2.https://de.wikipedia.org/wiki/Anadolu_(Schiff)

3.https://www.spiegel.de/ausland/tuerkei-stellt-ersten-eigenen-flugzeugtraeger-vor-a-ae36dca4-7add-4b71-a90d-30666dbe09a6

Người lính già xa quê hương, Trịnh Khánh Tuấn 11.4.2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét