Thứ Ba, 10 tháng 1, 2023

   BÁNH CHƯNG BÁNH GIÀY CHỨNG MINH ĐƯỢC: "NGƯỜI TÀU ĐÃ XUYÊN TẠC LỊCH SỬ VỀ CÁCH CANH TÁC CÂY LÚA NƯỚC".

Bánh chưng, bánh giáy hay còn gọi là bánh dày, bánh tét, là những chiếc bánh được hình thành từ nguyên liệu của cây lúa nước, từ đó chúng ta có thể viết lại sử Việt về phương pháp canh tác cây lúa nước của người Việt cổ, đây chính là bản sắc văn hóa Việt hoàn toàn không có nguồn gốc từ hai quan Thái Thú Tích Quang và Nhâm Diên đã cai trị VN vào thời bắc thuộc lần thứ nhất (thế kỷ II TCN đến năm 39).

Các sử gia Trung Hoa đã từng xuyên tạc lịch sử về việc hai quan này: "đã dạy cho dân Việt cách trồng cây lúa nước và phương pháp cày bừa (?!)", rất tiếc một số sử gia VN trước đây vì thiếu cơ sở nghiên cứu lẩn thông tin nên đã viết sử từ những sử liệu của Trung Hoa, trong đó có nhà sử học Trần Trọng Kim (trang 38 cuốn VN Sử Lược, quyển I, của Trần Trọng Kim). Ông đã vô tình tiếp tay với các sử gia Trung Hoa về việc tôn vinh cách trồng cây lúa nước của người Việt cổ - được Tích Quang và Nhâm Diên dạy cho người Việt chúng ta. 

Nên nhớ thời Hùng Vương thứ VII, tức là thời gian xuất hiện cái bánh chưng, thời đại này cách xa thời Bác Thuộc lần thứ nhất trên 1500 năm.. Điều này cũng là sự khẳn định tuyệt đối: VN là chính cái nôi của cây lúa nước và người Tàu đã học cách trồng cây lúa nước từ người Việt cổ.

Theo kết quả khảo cổ học trong vài thập niên gần đây, quê hương đầu tiên của cây lúa là vùng Đông Nam Á, những nơi mà dấu ấn của cây lúa đã được ghi nhận là khoảng 10.000 năm trước Công Nguyên. Còn ở Trung Hoa, bằng chứng về cây lúa lâu đời nhất chỉ 5.900 đến 7.000 năm về trước, thường thấy ở các vùng xung quanh sông Dương Tử. Từ Đông Nam Á, nghề trồng lúa được du nhập vào Trung Hoa, rồi lan sang Nhật Bản, Hàn Quốc, những nơi mà cư dân chỉ quen với nghề trồng lúa mạch. 

Ngày nay, giới khoa học quốc tế, kể cả các khoa học gia hàng đầu của Trung Hoa đồng thuận cho rằng quê hương của cây lúa nước là vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa, tức là vùng đồng bằng của sông Hồng nơi sinh sống của người Việt cổ. Văn hóa Đông Sơn là một giai đoạn trong nền văn minh sông Hồng, kế thừa và phát triển từ Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Phùng Nguyên, Văn hóa Đồng Đậu và Văn hóa Gò Mun. Văn hoá Đông Sơn có những nét độc đáo riêng đồng thời vẫn mang nhiều điểm đặc trưng của văn hoá vùng Đông Nam Á và nền Văn minh lúa nước. Đây cũng là thời kỳ ra đời nhà nước phôi thai đầu tiên của Việt Nam dưới hình thức cộng đồng làng và siêu làng.

Văn minh lúa nước là một nền văn minh cổ đại xuất hiện từ cách đây khoảng 10.000 năm tại vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa. Nền văn minh này đã đạt đến trình độ đủ cao về các kỹ thuật canh tác lúa nước, thuỷ lợi, phát triển các công cụ và vật nuôi chuyên dụng. Chính sự phát triển của nền văn minh lúa nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của những nền văn hoá đương thời như Văn hóa Hemudu, Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Hòa Bình. Văn hóa Hòa Bình (12.000 - 10.000 TCN) được giới khảo cổ học chính thức công nhận từ ngày 30 tháng 1 năm 1932, do đề xuất của Madeleine Colani, sau khi đã được Đại hội các nhà Tiền sử Viễn Đông họp tại Hà Nội thông qua.

Là những người yêu nước, chúng ta cần phải phơi bày thật trung thực về lịch sử, chống lại sự nô dịch vào văn hóa Trung Hoa, một thứ văn hóa ăn cắp từ nhiều nguồn văn hóa trên thề giới để tạo Credit cho mình, cái gì của César phải trả về cho César. 

Ngày nay bọn cướp Pắc Pó cũng đang học cách đánh cắp văn hóa VNCH để tạo thành tài khoản cho mình. Điển hình nhất là Nhạc vàng....ngoài ra bọn Pắc Pó đã thực hiện chiến dịch triệt hạ văn hóa VNCH, ngay từ khi chúng cướp được miền nam vào tháng 4/1975. Bọn này đã cho đốt hết các sách báo, phim ảnh và các tài liệu lịch sử về VNCH, để có thể tha hồ xuyên tạc và lừa dân về cái văn hóa  Mác Lê và Hán nô do chúng nhồi nhét vào người dân trong nước hiện nay.

Biên khảo từ Hậu Duệ VNCH vùng nam Đức, 10.01.2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét