NGÀY TÀN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (SCB) ĐÃ ĐẾN ?
SCB BỊ XÁO TRỘN VỀ NHÂN SỰ LÃNH ĐẠO TRONG 3 THÁNG QUA.
Nguyên nhân khách hàng SCB gấp rút tiền có liên quan đến việc bất ổn về vấn đề điều hành cũng như các hoạt động của SCB, trong thời gian gần đây, nhà băng này liên tục ghi nhận có sự xáo trộn về các nhân sự lãnh đạo ở thượng tầng.
Cụ thể, ngày 12/8/2022, SCB đã miễn nhiệm chức danh quyền tổng giám đốc của ông Trương Hoàng Khánh và bổ nhiệm ông Diệp Bảo Châu làm phó tổng giám đốc phụ trách.
Tới ngày 30/8, ngân hàng này bổ nhiệm ông Trương Ngọc Lũy vào vị trí phó tổng giám đốc.
Đến ngày 15/9, SCB tiếp tục có thay đổi khi miễn nhiệm bà Trần Thị Mỹ Dung khỏi vị trí phó tổng giám đốc để giao nhiệm vụ mới theo phân công của HĐQT SCB. Cùng ngày, nhà băng cũng bổ nhiệm bà Nguyễn Kim Hằng làm kế toán trưởng.
Cũng trong tháng 9, SCB còn liên tiếp bổ nhiệm thêm 3 phó tổng giám đốc khác bao gồm ông Bùi Nhân, ông Hoàng Minh Hoàn và bà Đặng Thị Bảo Châu.
Mới nhất, SCB tiếp tục bổ nhiệm thêm một phó tổng giám đốc là ông Đoàn Trung Kiên vào ngày 4/10. Như vậy, chỉ trong vòng 3 tháng, nhà băng này đã liên tiếp bổ nhiệm tới 7 thành viên trong ban điều hành, bao gồm 6 phó tổng giám đốc và một kế toán trưởng.
Ngày 7/10/2022, Công ty CP Chứng khoán Tân Việt (TVSI) đã công bố thông tin bất thường về việc Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Nguyễn Tiến Thành đột ngột qua đời. Ông Nguyễn Tiến Thành sinh năm 1973 và là tổng giám đốc TVSI từ năm 2016 và là chủ tịch HĐQT từ tháng 5/2019. Ngoài ra, ông Nguyễn Tiến Thành còn là thành viên HĐQT độc lập của SCB từ tháng 4/2017.
Trên thị trường, TVSI và SCB cũng là những đối tác quen thuộc của nhau. Đầu năm 2022, SCB đã ký thỏa thuận hợp tác với Công ty CP Quản lý quỹ Tân Việt (TVFM), cam kết ưu tiên sử dụng các sản phẩm dịch vụ của nhau liên quan các giao dịch huy động vốn, thu xếp tài chính trong và ngoài nước, giao dịch đầu tư, ủy thác đầu tư và quản lý tài sản…
TVFM sau đó cũng ký thỏa thuận với TVSI về việc hợp tác bán chéo đối với các sản phẩm chứng chỉ quỹ, các khoản ủy thác đầu tư... Ngoài ra, TVSI cùng SCB cũng là những tổ chức tài chính thường xuyên đứng vai trò trung gian trong một số đợt phát hành trái phiếu của nhiều doanh nghiệp bất động sản.
Tóm lại cái chết đột ngột của Tổng Giám Đốc Nguyễn Tiến Thành đã dẩn đến việc nước tràn ly, khách hàng đã linh cảm trước được sự phá sản của nhà băng này vì tiền an toàn trong nhà băng đã bị bốc hơi (?). Nên việc thay đỏi nhân sự hết sức bất thường, làm lòng tin của khách hàng không còn ở lại với SCB.
GIỚI THIỆU SCB
Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn
• Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn
• Tên viết tắt tiếng Việt: Ngân hàng Sài Gòn
• Tên viết tiếng nước ngoài: Sai Gon Joint Stock Commercial Bank
• Tên viết tắt tiếng Anh: Saigon Commercial Bank
• Tên viết tắt: SCB
• Hội sở chính: 19-21-23-25 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. HCM
• Vốn điều lệ: Kể từ ngày 30/06/2021, vốn điều lệ của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn là 20.020.000.000.000 đồng (Hai mươi nghìn không trăm hai mươi tỷ đồng)
LỊCH SỬ SCB
Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 283/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012.
Trên cơ sở thừa kế những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, cùng sự quyết tâm của Hội đồng Quản trị, Ban điều hành, toàn thể CBNV, đặc biệt là sự tin tưởng và ủng hộ của Quý Khách hàng, Cổ đông, đến nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB đã không ngừng lớn mạnh với quy mô Tổng tài sản hàng đầu Việt Nam đạt 673.276 tỷ đồng, Vốn điều lệ hơn 20.020 tỷ đồng tính đến 30/09/2021. Với 239 điểm giao dịch, hiện nay mạng lưới hoạt động của SCB đang phủ rộng khắp 28 tỉnh/thành thuộc các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, cùng đội ngũ nhân sự hơn 7.000 người. Nguồn: https://www.scb.com.vn/vie/gioi-thieu
Càng lớn càng lếu láo, đó là văn hóa và phong cách làm việc của các thành phần lãnh đạo ở mọi ban ngành ở VN, cho dù đó là đảng viên đảng cộng sản hay không là đảng viên. Tệ hại nhất là các sư đoàn quan tham trên ba miền đất nước đông hơn quân Nguyên, đã và đang làm nghèo đất nước, làm khổ dân vì phải è cổ ra đóng thuế để nuôi đám giòi bọ đảng viên đảng cs các cấp.
Bình luận từ Hậu Duệ VNCH vùng nam Đức,
Lê Kim Anh 8-10-2022
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét