TINH THẦN TỰ QUYẾT CỦA NHỮNG CÔNG DÂN VNCH ĐƯỢC THỂ HIỆN TỪ NHỮNG LÃNH ĐẠO CÁC TÔN GIÁO TRONG NƯỚC
Trong mấy ngày gần đây chúng ta thấy trên mạng một bảng Tuyên Ngôn Hòa Bình của các lãnh đạo tôn giáo trong nước, những công dân nước Việt Nam Cộng Hòa long trọng tuyên bố trước quốc dân Việt Nam trong và ngoài nước. Bản tuyên Ngôn được ký tên với Hòa ThượngThích Không Tánh (đứng đầu nhóm chủ trương) - một lãnh đạo cao cấp trong Tăng đoàn Phật giáo Việt Nam Thống nhứt và một số các vị lãnh đạo tinh thần khác như : Chánh trị sự Hứa Phi (Cao đài Bảo thủ Chơn truyền); TT. Thích Vĩnh Phước (Chánh Đại Diện Tăng Đoàn Phật Giáo Thống Nhất Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu); TT. Thích Đức Minh ( Chánh Đại Diện Tăng Đoàn Phật Giáo Thống Nhất Tỉnh Tiền Giang); Chánh Trị Sự Nguyễn Kim Lân (Quyền Đầu Tộc Đạo Châu Thành Vĩnh Long); Chánh Trị Sự Nguyễn Bạch Phụng ( Quyền Nữ Đầu Tộc Đạo Châu Thành Vĩnh Long )...Mục tiêu của bảng TUYÊN NGÔN HOÀ BÌNH (Declaration of Peace) 2021 là tìm kiếm một GIẢI PHÁP HÒA BÌNH nhằm đối phó lại sự xâm lấn của Trung Cộng trên Biển Đông Nam Á ( còn gọi là Biển Đông ) cho đất mẹ VN, trước sự thiếu trách nhiệm của CHXHCNVN trong việc bảo vệ chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - một phần đất da thịt của VN, mà nhà nước VNDCCH (tiền thân của chxhcnvn) vào năm 1958 đã dâng cho kẻ thù bắc phương, lúc đó là người anh cả của cộng sản Bắc Việt.
Đồng thời TUYÊN CÁO HÒA BÌNH nầy nhằm đáp lại việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kêu gọi các nước Đông Nam Á Châu (ASEANs) đứng lên chống lại âm mưu xâm lược và những hành động lấn chiếm và quân sự hóa phi pháp tại những đảo bị Trung cộng chiếm đóng trong khu vực biển đông.
Thật xúc động trước Tinh Thần Tự Quyết" của những công dân VNCH đồng thời là những lãnh đạo của các tôn giáo trong nước, đã làm sáng tỏ chính nghĩa của VNCH, một quốc gia đã bị lấn chiếm bất hợp pháp bởi cộng sản Bắc Việt. Hậu duệ VNCH vùng nam Đức hết sức ũng hộ việc làm ý nghĩa này của nhóm Hòa Thượng Thích Không Tánh. Đây là lúc người Việt gốc VNCH hãy cùng ngồi lại, bằng cách này hay cách khác để đi đến việc lấy lại những gì mà cs bắc việt đã làm mất vào tay Trung Quốc.
Giờ đây, không phải lúc để chỉ trích việc làm của người này hay của tổ chức khác, mà là lúc quê hương đang cần đến "nhiều cây chụm lại" để có một tổng lực làm đối trọng với thế lực bán nước csvn và thế lực cướp nước Trung Cộng.
Giải pháp cho một Việt Nam Cộng Hòa không phải là một giấc mơ như nhiều người đã từng xuyên tạc, cũng như bọn Việt gian đang lẩn núp trong cộng đồng người Việt Hải Ngoại đã từng đưa những thông tin sai lạc về những nổ lực của những người yêu nước chân chính, tiến tới việc khai thông con đường lầy lội dẩn đến căn nhà VNCH, trong "tinh thần tự quyết dân tộc.
Xin mời xem toàn bộ bảng "Tuyên Ngôn Hòa Bình" nơi đường link: https://tuyenngonhoabinh.wordpress.com/?fbclid=IwAR0ucvmUYrlC4mrFSVo_CZInKmc2DWdxlUVjjZDxGjIlsdwFmxT2a64vc50
KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN "TỰ QUYẾT DÂN TỘC"
Quyền dân tộc tự quyết là quyền tự dân tộc đó định đoạt những công việc thuộc về vận mệnh của dân tộc mình, như lập ra một hệ thống cai trị (nhà nước) do chính dân tộc mình lập ra, độc lập, hoặc cùng với các dân tộc khác thành lập một nhà nước với nhiều dân tộc trên cơ sở bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
Quyền của một dân tộc tự quyết định là một nguyên tắc chung nằm trong khuôn khổ luật pháp quốc tế đương thời ràng buộc, có ghi trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc 1945. Nó tuyên bố rằng một dân tộc, dựa trên tôn trọng nguyên tắc bình đẳng quyền và bình đẳng công bằng của cơ hội, có quyền tự do lựa chọn chủ quyền của họ và tình trạng chính trị quốc tế mà không có sự can thiệp từ bên ngoài.
Ngày nay, quyền dân tộc tự quyết được hiện thực hóa trong đời sống quốc tế thông qua các quyền dân tộc cơ bản, bao gồm: quyền được độc lập của dân tộc; quyền bình đẳng với các dân tộc khác; quyền được chung sống trong một cộng đồng hòa bình, an ninh, phát triển bền vững…Tôn trọng quyền dân tộc tự quyết đã trở thành nguyên tắc pháp lý quốc tế, được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc và trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế quan trọng khác như: Tuyên bố về trao trả độc lập cho các nước và dân tộc thuộc địa năm 1960; hai Công ước về các quyền dân sự chính trị, quyền kinh tế-xã hội-văn hóa năm 1966; tuyên bố năm 1970 về các nguyên tắc của Luật quốc tế.
Nguyên tắc dân tộc tự quyết bao hàm một số nội dung cơ bản sau:
– Được thành lập quốc gia độc lập hay cùng với các dân tộc khác thành lập quốc gia liên bang (hoặc đơn nhất) trên cơ sở tự nguyện;
– Tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế xã hội;
– Tự giải quyết các vấn đề đối nội không có sự can thiệp từ bên ngoài;
– Quyền các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc tiến hành đấu tranh, kể cả đấu tranh vũ trang để giành độc lập và không từ chối sự giúp đỡ và ủng hộ từ bên ngoài, kể cả giúp đỡ về quân sự;
– Tự lựa chọn con đường phát triển phù hợp với truyền thống, lịch sử văn hóa, tín ngưỡng, điều kiện địa lý.
_ Bộ phận lãnh đạo thực thi quyền Tự Quyết Dân Tộc phải hiện diện trong nước.
Tất cả các quyền nêu trên của mỗi dân tộc đều được các dân tộc và các quốc gia khác tôn trọng.
TÓM LẠI:
Muốn đạt được thành công, thì chúng ta phải kiên nhẩn đi hết đoạn đường cho dù gập gềnh, trơn trợt, đầy khó khăn với nhiều thú dử đang chờ đợi phía trước....
"Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông" - ( Nguyễn Bá Học)
Hậu Duệ VNCH Lê Kim Anh 24.6.2021
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét