Thứ Bảy, 24 tháng 4, 2021

  TƯỞNG NIỆM VÀ VINH DANH NHÀ VĂN LỚN CỦA VNCH NGUYỄN MẠNH CÔN - ĐÃ ĐI VÀO DÒNG SINH MỆNH DÂN TỘC

Trong những nhà văn Việt Nam trưởng thành vào thời kháng Pháp, di cư vào nam năm 1954, nhà văn Nguyễn Mạnh Côn là người từng thực sự cầm súng chống Pháp và cây bút quyết liệt trong mặt trận chống cộng. Trong thời kháng Pháp Ông từng ở trong tiểu đoàn tham dự trận đánh sông Lô năm 1947. Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn đã sống, chiến đấu và gởi tâm tư mình vào dòng sinh mệnh dân tộc. Ông luôn theo sát từng biến động của thời thế, sau khi về thành và sau khi vào Nam năm 1954. 

Việt Cộng là kẻ thù của ông, ông không ngừng theo dõi mọi hoạt động của cộng sản trên đất nước VN. Con người, cuộc sống, sự suy nghĩ của ông không bao giờ xa rời chính trị. Lý luận của ông sắc bén, văn chương của ông là vũ khí, người cộng sản không thể dùng lý luận để phản biện được với ông, họ chỉ dùng gông cùm mong trói buộc được ông.  

Nhà văn Mai Thảo  từng viết: "…những tác phẩm của Nguyễn Mạnh Côn, từ Ðem Tâm Tình Viết Lịch Sử tới Hòa Bình Nghĩ Gì Làm Gì? đã là những lưỡi mác xung kích cực kỳ sắc nhọn phóng vào thành trì ý thức hệ cộng sản suốt hai mươi năm đấu tranh văn học giữa hai miền và là những tác phẩm chủ yếu của Văn Học Quốc Gia Việt Nam từ chia cắt Nam Bắc 1954 tới sụp đổ miền Nam 1975. Kích thước mỗi tác phẩm Nguyễn Mạnh Côn lớn lao ở đó. Mỗi tác phẩm anh là một trận đánh lớn, từ trận tuyến văn học chúng ta đánh tới kẻ thù. Trên cái nghĩa toàn phần của danh từ, anh là một danh tướng, một chiến sĩ cầm bút lẫy lừng của trận tuyến văn học miền Nam, niềm vinh dự chung của Miền Nam Văn Học".

Thuở ấu thơ anh theo mẹ và cha, đi khắp nơi trên đất Bắc. Từ năm 13 tuổi, anh học ở trường tư thục Thăng Long, Hà Nội. Năm 1940,ông  vượt biên, tới mãi Hương Cảng. Không ai rõ lý do, nhưng sau đó được biết, ông Côn hoạt động trong Việt Nam Quốc Dân Ðảng

Nguồn:https://nguoitinhhuvo.wordpress.com/2014/04/24/nguyen-manh-con-nha-van-mien-nam-tuyet-thuc-chet-trong-tu-cs-vien-linh/

Nguyễn Mạnh Côn sinh ngày mùng 7 tháng 5 năm Canh Thân (1920) tại Hải Dương, nhưng cư ngụ ở Hà Nội. Thuở nhỏ, ông học ở Hà Nội. Năm 1939, ông cộng tác với báo Đông Pháp, và sau đó (1945) là báo Thống nhất. Có nguồn nói rằng năm 1942-1943, ông cũng là sĩ quan trong quân đội Nhật Bản (?!), khi đội quân này đổ bộ vào Bắc Kỳ vào tháng 9 năm 1940. Năm 1949-1950, Nguyễn Mạnh Côn làm nhân viên Trường lục quân Trần Quốc Tuấn (nay là Trường Đại học Trần Quốc Tuấn, hay còn gọi là Trường Sĩ quan Lục quân 1) ở Sơn Tây. 

Năm 1951, ông hồi cư về Hà Nội, rồi đi dạy học tư. Năm 1954, ông vào Nam làm việc ở Đài phát thanh Sài Gòn. Sau đó, ông còn viết sách và làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút báo Chỉ đạo (1956-1961), Chủ bút báo Văn Hữu, đồng thời cộng tác với các báo, như: Tia sáng, Tin mai,...

NHŨNG TÁC PHẨM CHÍNH:

Việt Minh, Ngươi Đi Đâu (1957)

Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử (1958)

Kỳ Hoa Tử (1960)

Truyện Ba Người Lính Nhảy Dù Lâm Nạn (1960)

Lạc Đường Vào Lịch Sử (1965), 

Con Yêu Con Ghét (1966)

Mối Tình Màu Hoa Đào (1967)

Giấc Mơ Của Đá (1968)

Tình Cao Thượng (1968)

Đường Nào Lên Thiên Thai (1969)

Hoa Bình...Nghĩ Gì...Làm Gì (1969)

Sống Bằng Sự Nghiệp (1969)

Cuốn “Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử” của tác giả Nguyễn Mạnh Côn (Nguyễn Kiên Trung). Cuốn này được giải thưởng Văn Học Toàn Quốc của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Sống là người được nhắc đến như một lý thuyết gia trong mặt trận chống cộng. Xem: https://nhatbook.com/wp-content/uploads/2019/08/nhatbook-%C4%90em-t%C3%A2m-t%C3%ACnh-vi%E1%BA%BFt-l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD-Nguy%E1%BB%85n-Ki%C3%AAn-Trung.pdf

Miền Nam mất ngày 30 tháng 4, 1975, ông bị cộng sản Hà Nội bắt vào đêm 2 tháng 4, 1976. Tên Nguyễn Mạnh Côn được xếp đứng đầu danh sách 44 người sẽ bị bắt sau đó. 

Theo các nhà văn đồng tù bị nhốt chung với ông đã thuật lại: vào năm 1979 sau ba năm trong tù, ông công khai đòi trả tự do, ông đã lý luận với quản giáo trại tù khổ sai Xuyên Mộc, rừng Sa Ác, tỉnh Bà Rịa: “Chính phủ nói là bắt tôi đi học tập ba năm, hôm nay đúng hạn ba năm, tôi yêu cầu chính phủ trả tự do cho tôi.” . Nhà Văn tuyệt thực phản đối việc ông bị cầm tù quá lâu. Cai Tù Xuyên Mộc không cho ông uống nước, sau lời phát biểu này trước quản giáo và các bạn đồng tù, ông bị nhốt riêng từ đó.

Sông Rây chẩy qua vùng rừng bao quanh Trại Tù Khổ Sai Xuyên Mộc, Bà Rịa. Người Tù Xuyên Mộc những năm 1978, 1979 có câu:

Bao giờ Rừng Thác hết cây

Sông Rây hết nước thì đây mới về.

Sau khi bị nhốt riêng, ông Nguyễn Mạnh Côn đã tuyệt thực, để rồi gục ngã trong nhà tù cộng sản vào ngày 1 tháng 6 năm 1979. Ông sống 59 năm 2 tháng 15 ngày. Ông nhắm mắt tắt thở ở trong trại, trong khi thân nhân của anh vẫn còn nằm ôm đống đồ tiếp tế cho ông, ngủ lại qua đêm trong nhà thăm nuôi ngoài cổng trại để chờ được vào thăm ông.

Nhân mùa quốc tang 30.4.75 - 2021 chúng tôi những Hậu Duệ VNCH vùng nam Đức xin thắp nén nhang tưởng niệm và vinh danh nhà văn lớn của VNCH Nguyễn Mạnh Côn, một đời cống hiến cho chính nghĩa quốc gia. Không thỏa hiệp với cộng sản Hà Nội.

Tổng hợp từ Hậu Duệ VNCH Võ Thị Linh 24.4.2021

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét