Thứ Ba, 8 tháng 12, 2020

 HOÀNG HẢI THỦY MỘT KẺ SĨ CẦM BÚT ĐÃ RA ĐI

Các văn nghệ sĩ tiết tháo sống ở miền Nam trước 1975, cho đến nay, đã lần lượt từ giả hàng ngũ người Việt tự do ra đi rất nhiều. Trong số đó có những người nằm xuống trong ngục tù cộng sản, có người đã gục ngã vì già, vì bệnh tật, có người đã bỏ thân xác nơi xứ lạ, quê người, số còn lại e rằng chẳng sống được bao lâu nửa , vì thời gian sẽ không thể giử họ lại được bên cạnh cộng đồng người Việt Tự Do. Hôm nay, một tin buồn lại đến, nhà văn lớn của Việt Nam Cộng Hòa, ông Hoàng Hải Thủy, một nhà báo, một cây bút tiết tháo nổi tiếng của VNCH đã qua đời lúc 11 giờ 20 phút tối Chủ Nhật, 6 Tháng Mười Hai, 2020, tại bệnh viện Virginia Hospital Center, tiểu bang Virginia, hưởng thọ 87 tuổi.  

Ông tên: Dương Trọng Hải, sinh năm 1933 tại Hà Đông - Bút hiệu: Công Tử Hà Đông, Ngụy Công Tử, Con Trai Bà Cả Đọi, Hạ Thu, Hồ Thành Nhân, Văn Kỳ Thanh, Dương Hồng Ngọc, Triều Đông, Người Sài Gòn …

Vào Nam năm 1951, từng trải qua các việc: phóng viên nhật báo Ánh Sáng Sài Gòn, phòng 5 bộ Tổng Tham Mưu quân đội VNCH, phóng viên nhật báo Sài Gòn Mới, thư ký sở viện trợ Mỹ. Năm 1977 bị nhà nước cộng sản bắt nhốt 2 năm (1977-1979) vì tội gửi một số bài thơ, bài viết sầu buồn ra nước ngoài. Tháng 5/1984 bị bắt lần thứ hai cũng vì tội gửi tác phẩm ra nước ngoài. Lần thứ hai này bị đưa ra tòa, bị án tù 6 năm. Năm 1990 trở về Sàigòn, tổng cộng 10 năm tù trong lao tù cộng sản, nếm đũ các vị mặn, lạt, cay đắng của chế độ mới đang trải rộng trên  3 miền đất nước để mọi người cùng thưởng thức . 

Ông từng kể lại chuyện bị bắt khi đi gửi bài cho Chuông Sài Gòn ở Úc và một tờ báo khác ở Mỹ: Sau khi theo dõi, công an đã tịch thu mấy phong bì bài của ông gửi ra ngoại quốc. Hồi ấy chưa có email, trong nhà cũng chẳng ai dám lưu giữ máy đánh chữ, nên tất cả phải viết tay. Chứng cớ rành rành nên ông không thể chối. Ông chỉ biện hộ rằng, những bài viết của ông đều có liên quan đến các vấn đề mà báo chí xuất bản ở "Thành Hồ" đã loan tải. Nhưng nhà nước cộng sản đã dành một bản án cho ông , đó là tội: "bôi nhọ" khi diễn dịch các sự việc theo hướng chống đối Cách Mạng! Những tác mà ông đã cho xuất bản trước và sau 1975 đã tìm thấy nơi blog" Hoàng Hải Thủy: https://hoanghaithuy.wordpress.com/

Các tác phẩm đã xuất bản trước 1975:

Vũ Nữ Sài Gòn, Tây Đực Tây Cái, Chiếc Hôn Tử Biệt (tái bản với tên Đêm Vĩnh Biệt), Nổ Như Tạc Đạn, Yêu Lắm Cắn Đau, Bạn và Vợ, Môi Thắm Nửa Đời, Người Vợ Mất Trí, Định Mệnh Đã An Bài, Kiều Giang (phóng tác từ tác phẩm Jane Eyre của Charlotte Bronte), Gái Trọ, Đỉnh Gió Hú (phóng tác từ Wuthering Heights), Như Chuyện Thần Tiên (Scoprion Reef), Điệp Viên 007 (Phóng tác), Thầy Nô (phóng tác từ Dr. No), Máu Đen Vàng Đỏ (phóng tác)…

Các tác phẩm đã xuất bản sau 1975:

Công Ty Rửa Tiền (The Firm), Mang Xuống Tuyền Đài (The Chamber), Báo Cáo Bồ Nông (The Pelican Brief), Tiếng Kêu Của Máu (The Red Dragon), Mùa Hạ Hai Mươi, Những Tên Biệt Kích Cầm Bút, Dữ Hơn Rắn Độc …

Các bài bình luận, phiếm luận:

Mai sau… Nếu có bao giờ, Nhắc chi ngày xưa đó …, Chìm trong lãng quên, Sài Gòn và phụ nữ Việt trong phim Người Mỹ Thầm Lặng, Đọc Chùa Đàn Xem Mê Thảo, Còn gốc mất gốc, Mưa cầm, gió bắt, thép đợi, gang chờ…

Ông quê Hà Đông nên còn có bút danh Công Tử Hà Đông, một bút danh thật sự nói đúng về ông: một nhà văn nổi tiếng, đẹp trai, hào hoa phong nhã. 

Thế nhưng, nhà văn hào hoa ấy lại yêu thương vợ con đến tận cùng. Hơn 60 năm bên nhau, ông chưa hề có phút giây nào vơi tình yêu dành cho vợ mình: Đỗ Thị Thủy. Bút danh Hoàng Hải Thủy của ông có tên Thủy là vậy.

Hai vợ chồng cùng ba con: Hoàng Hải Nguyên, Hoàng Kiều Giang, Hoàng Hải Triều hẳn đã có những ngày tháng êm đềm, đẹp đẽ ở Ông Tạ. Khi đã định cư nước ngoài, Ông Tạ vẫn luôn là một cái gì đó ám ảnh ông.

Ông viết: "Ngày mới đến Hoa Kỳ tôi nói: “Tôi mang Sài gòn trong trái tim tôi …” Tôi muốn nói tôi yêu Sài Gòn, tôi đã sống đến bốn mươi năm trong lòng thành phố Sài Gòn thương yêu, tôi đã vui buồn, đã đau khổ với Sài Gòn. Nay phải đi xa, tôi mang Sài Gòn theo tôi nên tôi sẽ không thấy nhớ Sài Gòn!

(...) Dù tôi có yêu thương Sài Gòn đến chừng nào đi nữa – là Công Tử Hà Đông bên hông Hà Nội, Bắc kỳ chính cống Bà Lang Trọc nhưng tôi yêu Sài Gòn hơn tôi yêu Hà Nội. Dù tôi có sống với Sài Gòn lâu đến chừng nào đi nữa, khi phải xa Sài Gòn tôi vẫn nhớ thương Sài Gòn. Nhớ thương vỡ tim, xé gan, cháy lòng, đứt ruột như nhớ thương người đàn bà mình yêu, người đàn bà đa tình yêu mình cực kỳ, cho mình hưởng tất cả, mình từng sống hạnh phúc bên nàng mà mình phải xa nàng.

Năm 1977, ông viết "Áo vàng hoa" về vợ mình, ông ghi rõ cuối bài thơ: "Tháng 7, 1977

Nhà 259/29 A Phạm Hồng Thái,

Cư Xá Tự Do, Ngã Ba Ông Tạ, Sài Gòn".

(Trích) Em yêu dấu, Em ơi, đừng ngại

Mặc cho đời tháng lại, ngày qua

Trong xương thịt ta còn giữ mãi

Những cái gì riêng của đôi ta.

Khi Em nằm xuống, khi tàn lửa

Trong hào quang của những tiên nga

Khi xe hạc vàng nhung tới cửa

Đón Em về xa cõi trời xa

Anh sẽ mở hồn Anh lấy áo

Mặc cho Em chiếc áo vàng hoa.

Hiền thê của ông Bà Đỗ Thị Thủy đã đi một ngày cuối tháng 12-2018. Hai năm sau, ông đã gặp lại bà bên kia thế giới, cũng vào tháng 12...

Hoàng Hải Thủy là một trong những nhà văn đã nổi tiếng ở Sài Gòn trước năm 1975. Ông nổi tiếng trước nhất như một người viết phóng sự, sau đó, như một dịch giả và một người viết tạp văn. Từ tạp văn ở đây hiểu theo nghĩa, gặp gì viết nấy, trộn lộn cả phóng sự, văn chương, trích dẫn thi ca, âm nhạc, những ngôn ngữ do ông sáng tạo, đặt ra... Phải công nhận rằng, tất cả những gì Hoàng Hải Thủy viết , đều có một sức hấp dẫn, dù nó được ký tên Hoàng Hải Thủy hay Công Tử Hà Đông...

MỘT KẺ SĨ CỦA NỀN VĂN HỌC MIỀN NAM 

Sau 1975, có một điều đã làm cho người miền nam rất thích thú khi đọc các bài viết của ông Hoàng Hải Thủy, nơi đó, ông đã viết dùm chúng ta những điều u uất ta muốn nói lên, muốn thét lên cho hả bao nhiêu điều chất chứa trong lòng. 

Trong cuộc đổi đời, tang thương dâu biển vừa qua, thật không kể xiết những đau thương tủi nhục, những khốn khó lọc lừa của cái gọi là "Giải Phóng Miền Nam" mà dân miền Nam ta phải gánh chịu. Trong vô số nỗi bất hạnh vì tan nhà , mất nước vào tay một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa đời đời, kiếp kiếp, ta có nỗi đau phải chịu đựng bọn “văn nhân vô hạnh, xướng ca vô loài” như, Á Nam Trần Tuấn Khải, Trịnh Công Sơn, Vũ Hạnh, Sơn Nam.... đám văn thi sĩ này đã đánh mất liêm sĩ, quay lưỡi liếm đit giặc,  bịa đặt bỉ ổi để bôi xấu Quốc Gia VNCH., họ dùng “văn tài” ca ngợi cái xấu, cái ác...

Nhưng may thay, miền nam VN đã còn có những những kẻ sĩ cầm bút như Hoàng Công Tử, với hào khí của một nhà văn tự do, không đầu hàng trước bạo quyền cộng sản và sóng gió của thời cuộc sau 1975. Ông đã can đảm nói lên tất cả góc khuất kể từ khi "cái ác" lên ngôi trong tác phẩm " Những tên Biệt Kích cầm súng". một tác phẩm nói về cái rừng trong rừng luật của cộng sản, dành để trù dập các thành phần văn nghệ sĩ VNCH đã kẹt ở lại sau ngày 30.4.1975 - Mời xem tại đường link: https://hoanghaithuy.wordpress.com/category/h%e1%bb%93i-ky-chinh-lu%e1%ba%adn/bi%e1%bb%87t-kich-c%e1%ba%a7m-but/page/2/

Bài viết này của ông đã điểm hết các khuôn mặt văn nghệ sĩ của miền nam sau ngày 30.4.1975, ông cũng đã kể lại việc đảng và nhà nước cộng sản đã từng lên án ông những tội nặng nề nhất của chế độ, đó là "những tên biệt kich cầm bút", những tên đáng nhận những tội danh có mức tù từ chung thân đến tử hình.

Cảm ơn ông , nhà văn lớn của miền nam đã còn kịp ghi lại một góc tội ác của bọn csVN nơi mà ông đã từng bị trù dập 10 năm trong nhà tù nhỏ cộng sản và 19 năm trong nhà tù lớn chxhcnnv trước khi ông sang Hoa Kỳ định cư để sống những ngày cuối đời từ năm 1994. Cảm ơn ông một người cầm bút đầy tiết tháo của VNCH...

Tổng hợp tư Hậu Duệ VNCH Lê Kim Anh 8/12/2020.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét