Thứ Hai, 18 tháng 2, 2019

VĂN HÓA CÁI LƯ HƯƠNG VÀ TINH THẦN "PHỤC HÁN-NGU TRUNG"
 CỦA ĐÁM CON HOANG THÀNH "HỒ"
Quan niệm truyền thống của người Việt Nam cho rằng, con người có hồn và xác, xác thì có chết nhưng hồn thì tồn tại mãi ở thế giới khác, mà hồn mới là yếu tố cao quý của một con người. Quan niệm này giống các tộc người ở các quốc gia khác ở Đông Á như Trung Quốc, Philippine, Nhật Bản ... Hồn và xác liên kết nhau tạo nên sinh vật hoạt động được. Linh hồn chỉ thoát ra khỏi thể xác khi thực sự đã chết . Người Việt Nam quan niệm “dương sao âm vậy”, con người sau khi chết còn có một cuộc sống nơi suối vàng giống như cuộc sống nơi trần thế với những nhu cầu tất yếu như ăn, mặc, chi tiêu và cả tích lũy phòng khi bất trắc. Do vậy, những người thân cần cúng giỗ để tổ tiên không bị thiếu thốn nơi âm gian, nơi chín suối. Người Việt Nam cho rằng “chín suối” là nơi sinh tồn của linh hồn tổ tiên sau khi thác, giống như cõi Niết Bàn trong quan niệm của Phật giáo, nơi Thiên Đàng của Công giáo.

Người Công giáo cũng tin rằng giữa những người đang sống và những người khuất. Người sống thờ kính những người đã khuất để bày tỏ lòng biết ơn của mình với họ vì những gì họ đã làm cho con cháu khi còn sống và cả những điều họ sẽ cùng Chúa ban phúc cho con cháu sau khi chết. Kết quả điều tra tại các địa bàn cho thấy, mục đích của việc thờ cúng tổ tiên là để tỏ lòng biết ơn với tổ tiên của người Công giáo chiếm 98,9%

Ý NGHĨA CỦA LƯ HƯONG

Được gọi là lư hương, bát hương hay đỉnh hương đó là vật để cắm nhang và chứa tàn nhang, nhưng tại sao không  gọi là lư nhang, bát nhang hay đỉnh nhang?? Lý do dể hiểu là khi chưa đốt gọi là Nhang, khi đốt rồi thì gọi là Hương, vì khói nhang tỏa mùi thơm.. Nói nôm na  Lư Hương là dụng cụ dùng để thắp hương xông hương cúng Phật, hay cúng tổ tiên và những người đã khuất. Ngày nay lư hương được sử dụng phổ biến trong tục thờ cúng gia tiên để tạo ra mùi hương trầm thơm, bởi theo quan niệm từ xưa thì hương thơm thể hiện lòng thành, sự thanh khiết cao quý. 


Lư Hương thông thường được làm bằng đồng nên còn gọi là đỉnh đồng , đá và bằng sành sứ, trong đó đồng và sứ là hai loại chất liệu dùng phổ biến nhất - Đồng mang tính dương, dương tượng trưng cho trời, cho nên khí cụ dâng cúng cho Phật, tổ tiên....  thường thì làm bằng đồng, như thế lòng thành mới vượt không gian để lên tới trời.

Lư (bát)hương không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất, mà hơn hết, nó mang giá trị rất lớn về mặt tinh thần trong quan niệm tâm linh của người Việt. Lư hương là cả một biểu tượng tâm linh mang tính nhân văn trong việc tôn kính các bậc tiền nhân có công giử nước và dựng nước cho con rồng cháu tiên. Khi thắp hương lên, con người ta trong giây phút ấy là con người thực, trong sáng nhất, dù họ có bị tha hóa đến mức nào. Rõ ràng lúc này lư (bát) hương đóng vai trò vô cùng quan trọng việc nhận thức. Bát hương đánh động tiếng gọi của lương tri và làm cho ta có cảm giác hướng thiện hơn. Lư hương và vật để chuyễn giao lòng thành của người trần gian đến với trời hay  đến với những người đã khuất, trong đó có tổ tiên của mình. Một hình ảnh "uống nước nhớ nguồn" của Việt tộc.

HÌNH DẠNG CỦA LƯ HƯƠNG

Đỉnh đồng ( Lư hương ) thờ cúng thường được gò hoặc đúc thủ công bằng đồng vàng hoặc đồng đỏ nguyên chất. Trên bề mặt có các hoa văn, họa tiết như rồng phượng, song long chầu nguyệt…được chạm trổ rất cầu kỳ và tinh xảo. Đỉnh đồng (lư hương) là nơi để đốt trầm, chủ yếu để tạo ra mùi hương trầm thơm, bởi theo quan niệm từ xưa thì hương thơm thể hiện lòng thành, sự thanh khiết cao quý. Chính vì thế, lư hương với những khói trầm toả ra có tác dụng thanh lọc môi trường rất tốt; nếu như mùi hương đó là những mùi hương tự nhiên từ các loài thảo mộc hay cây trầm... về mặt tâm linh thì nó giảm được nồng độ của những tư duy thù hận, sân si, gia tăng sự hoà thuận, hiếu thảo, sự tăng tiến về trí tuệ tài lộc. 




Đỉnh đồng của người Việt khác với của người Trung Hoa, vì ông cha ta sáng tạo để phân biệt giửa Ta và Tàu và dùng những linh vật của Việt tộc,  nên trên đỉnh hương, lư hương là hình con Nghê thay vì dùng hình con lân của người Hoa. Nghê là con vật trừ tà của tổ tiên Việt tộc, đó là hình ảnh từ loài chó nhà, con vật trung thành và bảo vệ nhà cửa, vì thế con Nghê trên đỉnh đồng có ý nghĩa bảo vệ, xua đuổi tà khí. Con nghê (hay ngao) là một động vật thần thoại trong văn hóa Việt Nam, là biến thể từ sư tử và chó dữ, thường được dùng làm linh vật trước cổng đình chùa, đền miếu Việt Nam.  Trong văn hóa tín ngưỡng của Việt tộc, trước cổng lăng mộ đền thờ điện thờ ở các đình chùa, đền miếu, con chó đá được chạm khắc trang trí với những chi tiết đường bệ, oai vệ nhưng rất gần gũi. Lâu dần nó trở thành vật linh nên được gọi là con nghê.

VIỆC DI DỜI ĐỈNH (LƯ) HƯƠNG Ở TƯỢNG ĐÀI TRẦN HƯNG ĐẠO

"Việc dời lư hương dưới chân tượng Trần Hưng Đạo là hành động vô đạo ngoài sức tưởng tượng, có thể gọi là thất đức của đám con hoang Thành Ủy, Quận Ủy của TP.HCM. Đây là việc làm "Ngu Trung" của Bà Bí Thư Q.1 Trần Kim Yến đến độ cộng đồng mạng đã nổi sóng với việc làm chà đạp truyền thống đấu tranh chống xâm lược của tổ tiên VN. Đám Mafia csVN đã sợ hải trước lòng yêu nước của người dân Sài Gòn, các tên Việt gian đã ngăn cản việc tưởng nhớ đến các anh hùng liệt sĩ , đáng bị lên án. Tưởng nhớ tiền nhân chính là bài học uống nước nhớ nguồn sâu sắc nhất; bài học mà đã là con người VN thì chắc chắn không ai quên. Tưởng nhớ Hưng Đạo đại vương với lòng tự hào về công đức dựng và giử nước của tiền nhân và hãnh diện được nối dõi hào khí linh thiêng của cha ông; mà một người Việt chân chính cũng đều phải nhớ 

Khi di dời lư hương đi khỏi tượng đài đức thánh Trần, chúng đã ngụy biện rằng: “Khu vực tượng đài chỉ là nơi tham quan, trong khuôn viên này mà đặt lư hương thì không phù hợp”. Chúng tôi cho là ngụy biện vì hàng ngàn các tượng đài anh hùng dân tộc trên toàn quốc , phần lớn đều ở trong các khuôn viên ngoài trời nhưng tất cả đều có đặt lư hương. Một thứ xảo ngôn của những con người "Phục Hán" "Ngu trung"  Hán tộc chứ không bao giờ "vì dân". Tới đây mời quý độc giả xem một  văn kiện của Thành Hồ nói gì về ngày 17.2.2019 ?
Hành động cẩu lư hương của bà Trần Kim Yến và thuộc cấp, không để nhân dân dâng hương tưởng niệm Đức Thánh Trần, là đang đẩy dân vào vòng vong ân bội nghĩa bởi đám con hoang, một thứ "ngu Trung" tại thành Hồ. Tượng đài Trần Hưng Đạo ở bến Bạch Đằng vốn là một điểm tưởng niệm truyền thống của người dân Sài Gòn  nhiều thập năm qua về lòng yêu nước - trước khi có sự xuất hiện của đám cướp ngày từ hang Pắc Bó tràn vào đây.  Đám con hoang "ngu trung" đang lãnh đạo Thành Hồ đã cho di dời lư hương đúng vào ngày 17.2 một hành động thể hiện được cái HÈN của một đảng độc quyền lãnh đạo và độc quyền bưng bô cho Bắc Kinh có tay nghề chuyên môn cao.

Hậu duệ VNCH Lê Kim Anh 19.2.2019

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét