Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019

HẢI QUÂN VNCH BẮN VÀO ĐẦU GIẶC TÀU CỘNG 
        TRONG TRẬN HẢI CHIẾN 19.1.1974

Trận Hải Chiến Hoàng Sa năm 1974  là trận hải chiến oai hùng nhất trong quân sử của HQ/VNCH mà dân tộc Việt Nam hai phía Bắc Nam đều công nhận - Đó là một trận thư hùng giửa HQ.VNCH và HQ Tàu Cộng, đây là trận hải chiến  có thật - đã xảy ra vào ngày 19.1.1974. Máu của các chiến sĩ Hải quân VNCH đã đổ và phần lớn thủy thủ đoàn của Hộ Tống Hạm HQ.10 Nhật Tảo cùng vị Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà và hạm phó Nguyễn Thành Trí chết theo tàu , một chứng tích hùng hồn thể hiện quyết tâm đánh đuổi kẻ thù Trung Cộng để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ VNCH.

Hải chiến Hoàng Sa chỉ xảy ra không hơn 30 phút. Hải Quân VNCH đã khai hỏa vào đầu giặc trước để chiếm ưu thế, cuộc nổ súng tốc chiến tốc thắng  đã áp đảo được lực lượng  HQ  địch tham chiến - khiến chúng chúng bị thiệt hại nặng.
Tuy  HQ/VNCH đã chiến thắng nhưng HQ/VNCH không giử được biển đảo Hoàng Sa và HQ/VNCH đã không thể bảo vệ nổi Hoàng Sa  vì khả năng của HQ/VNCH lúc đó  không thể đương đầu với lực lượng hải quân và không quân hùng hậu của quân xăm lược  Tàu Cộng tăng viện sau đó. 

Tuy Mất Hoàng Sa nhưng tinh thần chiến đấu bảo vệ vùng biển đảo chủ quyền VNCH đã làm thế giới nghiêng mình ngưỡng mộ và kính phục trước  sự can trường anh dũng chiến đấu chống ngoại xâm của một nước bé - một hình ảnh "châu chấu đá xe" như thời Lý Thường Kiệt đem quân sang đánh Tống.

Mất Hoàng Sa là điều tất yếu theo Thiếu Tá Phạm Văn Hồng (Sĩ Quan Lãnh Thổ Phòng 3 Quân đoàn I, trưởng phái đoàn hướng dẫn toán Công Binh ra Hoàng Sa nghiên cứu thành lập phi trường trên đảo và đã bị quân lính Trung Cộng tiến quân cướp đảo bắt làm tù binh sau khi cuộc hải chiến chấm dứt). Cũng theo ông Hải Chiến Hoàng Sa là do Hoa Kỳ dàn dựng để giao trả Hoàng Sa cho Trung Cộng dựa trên công hàm của Phạm Văn Đồng công nhận biển đảo Hoàng Sa là của Trung Cộng năm 1958. Đây là món qùa của Hoa Kỳ tặng Mao Trạch Đông khi hiệp ước Mỹ-Trung thành hình 1973. (xem nhận định của Thiếu Tá Hồng http://www.youtube.com/watch?v=qtgdUdjGUgA#t=12).
Khác với Hải quân QĐND của csVN chỉ biết bám bờ không làm phức tạp thêm tình hình ở biển đông.  Ngày nay CSVN chỉ biết đánh võ miệng với Tàu Cộng về chủ quyền Hoàng Sa. Đảng Ba Đình chỉ biết lên tiếng lấy lệ để xoa dịu sự phản kháng của dân chúng trước cái hèn của đám chóp bu lãnh đạo đảng csVN về chủ quyền HS-TS,  đám con hoang này thừa biết họ không thể lên tiếng đòi hỏi  gì nơi Trung Cộng bởi mắc nghẹn với công hàm dâng Hoàng Sa -Trường Sa cho Trung Cộng của Phạm Văn Đồng vào năm 1958.

Hiện nay,muốn đòi lại những đảo  thuộc chủ quyền VN như Hoàng Sa và Trường Sachỉ có một  giải pháp  duy nhất là tái lập lại chính thể Việt Nam Cộng Hòa - vì không một chính thể nào khác hơn VNCH để có đủ tư cách pháp lý Quốc Tế đòi lại Hoàng Sa từ tay Trung Cộng.  VNCH sẽ dựa vào các điều khoản trong Hiệp Định Paris để đòi TC phải trá lại HS và TS, vì HĐ Paris 1973 vẫn còn đầy đủ giá trị về pháp lý.

DIỂN TIẾN TRƯỚC HẢI CHIẾN

Tình hình tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông đột ngột trở nên sôi động vào ngày 11-1-1974 khi Trung Cộng ngang nhiên tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang nằm trong tay Việt Nam Cộng Hòa là một phần lãnh thổ của họ. Để làm hậu thuẫn cho những lời tuyên bố vô căn cứ, Trung Cộng (TC) phái nhiều tàu đánh cá võ trang xâm nhập hải phận Hoàng Sa và đổ quân giả dạng ngư phủ lên các đảo không có lực lượng VNCH chiếm đóng. Ngay ngày hôm sau 12-1-74, Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc của VNCH đã cực lực bác bỏ luận điệu ngang ngược và lên án hành động xâm lăng gây hấn của Trung Cộng, đồng thời Bộ Tư Lệnh HQ/VNCH cũng chuẩn bị tăng cường chiến hạm tuần tiễu tại vùng biển Hoàng Sa. Lúc đó, chỉ có một trung đội Địa Phương Quân thuộc chi khu Hòa Vang, tiểu khu Quảng Nam gồm 24 người đóng tại đảo Hoàng Sa cùng với 4 nhân viên đài khí tượng. Các đảo khác trong nhóm Nguyệt Thiềm không có quân VNCH trú đóng. Trong các ngày kế tiếp, TC tiếp tục đổ người lên các đảo khác. Tính cho đến ngày 15-1-74, quân TC đã chiếm đóng các đảo Cam Tuyền(Robert), Vĩnh Lạc (Money), Quang Hòa (Duncan) và Duy Mộng (Drummond).

Ngay khi nhận được báo cáo của HQ-16 về sự phát hiện nhiều tàu Trung Cộng xâm nhập hải phận Hoàng Sa, BTL/HQ/V1DH lập tức phản ứng. Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư Lệnh HQ/V1DH chỉ thị KTH Trần Khánh Dư HQ-4 ra Hoàng Sa tăng cường, đồng thời ra lệnh cho HQ-16 đổ bộ nhân viên cơ hữu lên đảo Cam Tuyền để triệt hạ cờ Trung Cộng. Nửa đêm 16 rạng ngày 17-1, HQ-4 tách bến Đà Nẵng trực chỉ Hoàng Sa, chở theo một trung đội Biệt Hải thuộc Sở Phòng Vệ Duyên Hải do Đại Úy Nguyễn Minh Cảnh chỉ huy. Tới xế trưa ngày 17-1, khoảng 2 giờ chiều, chiến hạm tới vùng hành quân, hợp cùng với HQ-16 tuần-tiễu phòng-thủ Hoàng Sa. 

Khi vừa nhập vùng, Hạm Trưởng HQ-4 đã có những hành động tức thời để uy hiếp lực lượng Trung Cộng. HQ-16 được lệnh vận chuyển từ phía Bắc (đảo Hoàng Sa) xuống, trong khi HQ-4 từ hướng Nam (đảo Vĩnh Lạc) tiến lên tạo thành thế gọng kìm xiết chặt hai chiếc tàu Trung Cộng vào giữa. Thấy lực lượng VNCH được tăng cường và nhất là có phản ứng mạnh hơn so với mấy ngày hôm trước, nhưng hai chiếc tàu Trung Cộng vẫn còn bám chặt vùng đảo Cam Tuyền. Đôi bên lại dùng loa phóng thanh để trao đổi yêu sách, bên này đòi bên kia phải rời khỏi hải phận của mình. Thấy dằng co hồi lâu vẫn không đạt được kết quả mong muốn, Trung Tá San vận-chuyển HQ-4 húc mũi tàu của mình vào ngư thuyền 407 của Trung Cộng, đẩy tàu này ra xa ngoài khơi để cảnh cáo. Vì mũi tàu HQ-4 cao lớn hơn, đài chỉ-huy của tàu Trung Cộng bị đè dẹp và phòng lái thấp hơn bị bể một lỗ lớn. Trước hành động quyết liệt đó, hai chiếc tàu Trung Cộng đành phải nhượng bộ, rời vùng chạy vòng qua phía nam Cam Tuyền, sau đó chạy về phía hai đảo Duy Mộng và Quang Hòa ở hướng Đông Nam. Sau khi đuổi được hai tàu Trung Cộng đi chỗ khác để bảo đảm an ninh cho toán đổ bộ, chiến hạm VNCH tiến hành việc đổ quân như đã dự trù.


Khoảng 6 giờ chiều ngày 17-1, hai chiến hạm của Hải Quân Trung Cộng loại Kronstadt (viết tắt là K-) trang bị hải pháo 100 ly và 37 ly mang số 271 và 274 xuất hiện. Có lẽ những chiến hạm này xuất phát từ căn cứ hải quân Yulin ở phía Nam đảo Hải Nam đến tăng cường theo lời cầu cứu của mấy chiếc tàu chở quân. Hai chiếc Kronstadt từ đảo Quang Hòa xả hết tốc độ hướng về phía các chiến-hạm HQ-4 và HQ-16 với thái độ khiêu khích thách thức. Tuy nhiên các chiến hạm VNCH vẫn bình tĩnh và ôn hòa dùng đèn hiệu yêu cầu tàu Trung Cộng hãy rời khỏi hải phận Việt Nam. Phía Trung Cộng cũng dùng quang hiệu trả lời, yêu cầu các chiến hạm VNCH rời khỏi hải phận của họ. Đôi bên trao đổi tín hiệu chừng một tiếng đồng hồ không có kết quả, nhưng trước thái độ cương quyết của phía VNCH, hai chiếc Kronstadt đành nhập đoàn với những tàu Trung Cộng khác lui về bố trí tại hai đảo Quang Hòa và Duy Mộng. Dường họ có ý định củng cố lực lượng và bảo vệ toán quân đã được đổ bộ lên đảo. Trước đó, thấy tình hình càng thêm căng thẳng vì Trung Cộng có ý đồ nhất quyết chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa bằng võ lực, 

BTL/HQ/V1DH tại Đà Nẵng đã ban hành lệnh hành quân Hoàng Sa 1 (số 50.356, nhóm ngày giờ 180020H/01/74). Nội dung được tóm tắt như sau: a. Nhiệm vụ: Chiếm lại các đảo Cam Tuyền, Quang Hòa, Duy Mộng và Vĩnh Lạc. b. Thi hành: – HQ-16 chiếm đảo Vĩnh Lạc bằng nhân viên cơ hữu. – HQ-4 nhận 32 nhân viên Biệt Hải tại Đà Nẵng có nhiệm vụ đổ bộ chiếm đảo Cam Tuyền, Duy Mộng và Quang Hòa. – HQ-5 chở toán Hải Kích từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa để phối hợp và tăng cường cho toán Biệt Hải. – Các đảo sau khi chiếm được sẽ giao cho Trung Đội Địa Phương Quân trấn giữ. – Toán đổ bộ phải cố gắng dùng biện pháp ôn hòa nhưng cứng rắn để yêu cầu người và tàu bè xâm nhập bất hợp pháp ra khỏi lãnh hải VNCH. 


Hồi 3 giờ chiều (1500H) ngày 18-1, HQ-5 tới Hoàng Sa. Lúc đó, lực lượng hải quân đôi bên như sau: ta có 3 chiến hạm là HQ-4, HQ-5 và HQ-16; phía Trung Cộng có hai tàu Kronstadt mang số 271 và 274, hai tàu chở quân võ trang mang số 402 và 407, một tàu vận tải và một ghe buồm. Hai chiến hạm Kronstadt chủ lực của địch di chuyển quanh các đảo Quang Hòa và Duy Mộng để bảo vệ lực lượng bộ binh đã chiếm đóng đảo. Các chiến hạm ta vào nhiệm sở tác chiến toàn diện vào lúc 3 giờ 15 chiều. Khi HQ-5 tới Hoàng Sa, các chiến hạm ta lập tức vận chuyển theo đội hình tác chiến để quan sát và thăm dò phản ứng địch. Hồi 4 giờ chiều, khởi đi từ vị trí nằm về hướng Đông Đông Nam và cách đảo Cam Tuyền chừng 3 hải lý, ba chiến hạm vào đội hình hàng dọc theo thứ tự HQ-16, HQ-5 và HQ-4, trực chỉ phía Tây đảo Quang Hòa là nơi các chiến hạm Trung Cộng đang tập trung. 

Ngày 18-1, hồi 11 giờ 30 đêm, từ soái hạm HQ-5, HQ Đại Tá Hà Văn Ngạc, gửi đi một công điện hành quân “Thượng Khẩn” tới các chiến hạm HQ-4, HQ-16 và HQ-10 thuộc quyền, nội dung được tóm tắt như sau:

1. Nhiệm vụ: Hành quân thủy bộ cấp tốc chiếm đảo Quang Hòa.
2. Thi hành: Hoàn tất nhiệm vụ bằng đường lối ôn hòa. Nếu địch khai hỏa kháng cự, tập trung hỏa lực tiêu diệt địch. 
3. Kế hoạch: – Hai chiến hạm HQ-16 và HQ-10 có nhiệm vụ yểm trợ cho lực lượng đổ bộ bằng cách bám sát hai chiến hạm Kronstadt mang số 271 và 274 của Trung Cộng. Nếu địch khai hỏa, HQ-16 và HQ-10 phải lập tức dùng hỏa lực cơ hữu để tiêu diệt. – HQ-4 có nhiệm vụ đổ bộ toán Biệt Hải vào mặt Tây đảo Quang Hòa và yểm trợ hải pháo cho lực lượng đổ bộ. Chiến hạm cũng được lệnh canh chừng và sẵn sàng tiêu diệt các tàu đánh cá võ trang và tàu nhỏ của địch. 
4. Ngày N là ngày 19/1/74; giờ H là 6 giờ sáng (0600H). 
5. Qui luật khai hỏa: được căn cứ trên hai trường hợp căn bản sau đây: 
– Nếu địch khai hỏa trước: Ta phản ứng bằng hỏa lực cơ hữu để tiêu diệt lực lượng địch càng nhiều càng tốt. Ưu tiên hỏa lực nhắm vào các đơn vị quan trọng như Kronstadt hoặc loại chiến hạm lớn hơn nếu có. 
– Nếu địch tỏ vẻ ôn hòa: Ta dè dặt và cảnh giác tối đa với sự ôn hòa tương ứng, đồng thời tiếp tục thi hành nhiệm vụ chiếm đảo Quang Hòa bằng cách thương lượng quyết liệt để địch rút lui. Sau đó sẽ trương quốc kỳ Việt Nam và tổ chức phòng thủ trên đảo.
- Nếu địch không khai hỏa trước nhưng không chịu rút lui: Đối với lực lượng hải quân địch, áp dụng qui luật quốc tế để yêu cầu rời khỏi lãnh hải. Nếu địch ngoan cố, áp dụng những huấn thị căn bản về việc ngăn chận các chiến hạm và chiến thuyền xâm nhập hải phận. Đối với lực lượng địch trên đảo, phản ứng thích nghi tùy thuộc vào kết quả của việc thương lượng. Trong đêm 18 rạng ngày 19-1, các chiến hạm HQ/VNCH thả trôi và tuần tiểu trong vùng biển phía Tây Hoàng Sa, bên ngoài các đảo của nhóm Nguyệt Thiềm để tránh những khu vực đá ngầm nguy hiểm và cũng để tránh sự quan sát của lực lượng Trung Cộng. Lúc này, HQ-10 cũng đã tới khu vực hành quân. Như vậy, lực lượng HQVNCH đã có 4 chiến hạm trong vùng Hoàng Sa.


Cuộc chiến bùng nổ vào lúc 10 giờ 22 phút ngày 19.1.1974. Hải quân VNCH đã khai hỏa trước vào các tàu của Trung cộng. Theo lệnh khai hỏa từ Phó Ðề Ðốc Thoại, ông cho biết như sau: “Tôi là người duy nhất và trực tiếp ra lệnh cho Ðại tá Ngạc “Khai Hỏa” và tôi làm việc này đúng chỉ thị của Tổng Thống Thiệu trong một tài liệu do chính Tổng Thống viết tay chỉ thị trực tiếp cho tôi.”

Từ 10 giờ 17 sáng cho tới 10 giờ 24 sáng: các chiến hạm Việt Nam triển khai đội hình chiến thuật mới, tạo vòng cung ở phía Tây đảo Quang Hòa: Phân đội Bắc gồm hai chiến hạm HQ-16 và HQ-10 di chuyển về phía Tây Tây Bắc đảo trong khi phân đội Nam gồm hai chiến hạm HQ-5 và HQ-4 di chuyển từ Tây Nam tới vị trí phía Tây Đảo. Vị trí các chiến hạm đều nằm về hướng Tây và Tây Tây Bắc của đảo Quang Hòa. Hải đội VNCH bao vây phía ngoài, cách đảo khoảng 4-5 hải lý, các tàu Trung Cộng nằm hơi chếch về phía bên trong, cách đảo chừng 3-4 hải lý .Theo phúc trình hậu hành quân của soái hạm HQ-5, tình hình lúc đó đã hết sức căng thẳng. Chiến hạm đôi bên có lúc chỉ cách nhau 300 hay 400 yards đều ở trong tình trạng nhiệm sở tác chiến toàn diện với các nhân viên đã sẳn sàng trong các ụ súng. Các khẩu hải pháo chĩa thẳng vào tàu TC trong tư thế sẵn sàng tác xạ. Khi thấy các chiến hạm Việt Nam khai triển đội hình mới, bốn chiếc tàu Trung Cộng lập tức bám theo, một đối một và tiếp tục khiêu khích: 

Kronstadt 274 đối đầu HQ-5. 
Kronstadt 271 đối đầu HQ-4. 
MSF 396 đối đầu HQ-10. 
MSF 389 đối đầu HQ-16.

Thế trận sẳn sàng - Trên Soái hạm HQ-5, SQ/CHCT chỉ định mục tiêu cho từng chiến hạm và ban lệnh tác xạ đồng loạt vào các chiến hạm địch. 

Đúng 10 giờ 22 phút sáng . Trận hải chiến tại Hoàng Sa bùng nổ. Cuộc hải chiến đẫm máu đôi bên chỉ diễn ra khoảng 30 phút. 


KẾT QỦA: Kế-hoạch của Hải-đội Việt-Nam là “tốc chiến để tốc thắng” trước khi địch kịp tăng-cường phản công. Hải-pháo của tất cả các chiến-hạm tham-chiến đều thuộc loại bắn nhanh. Trong 5, 6 phút đầu tiên giao-chiến, số phận sống hay chết của các đơn-vị tham-chiến được quyết-định ngay. Tàu địch chìm, tàu ta chìm. Hai Kronstad của địch và HQ.10 của ta bị loại ngay khỏi vòng chiến trong giai-đoạn ngắn. 

Khởi đầu trận chiến, trong lúc hai chiến hạm Trung Cộng 389 và 396 dồn hỏa lực vào HQ-16 là chiến hạm lớn hơn, HQ-10 đã tận dụng hỏa lực cơ hữu bắn cháy mục tiêu được chỉ định là chiến hạm Trung Cộng mang số 396, sau đó còn bắn trúng đài chỉ huy và hầm máy khiến chiếc 389 bị tê liệt không còn vận chuyển được nữa. Tuy nhiên, HQ-10 cũng bị bắn trúng đài chỉ huy khiến Hạm Trưởng bị tử thương, hệ thống truyền tin bị tê liệt và hầm máy bị cháy. Vì vậy, đã có lúc Hộ Tống Hạm Việt-Nam HQ-10 và Trục-lôi-Hạm Trung-Cộng T-389 trôi nổi không kiểm soát được trên mặt biển, đã đụng vào nhau. có lúc đã dùng đại liên và lựu đạn để tấn công HTH Nhựt Tảo vì khoảng cách đôi bên quá gần. Trong lúc đó, TDH Lý Thường Kiệt ở phía bên ngoài tác xạ dữ dội vào T-389. Tuy bị thương nặng, hầm máy bị cháy có thể phát nổ bất cứ lúc nào, TDH Lý THuờng Kiệt HQ-16 rút ra xa để tránh. Lúc đó, hai chiến hạm TC tăng viện là Kronstadt 281 và 282 thuộc phân đội chống tàu ngầm 74 do phân đội trưởng Liu Xi Zhong chỉ huy cũng vừa tới vùng vào hồi 11 giờ 49 liền mở cuộc tấn công. HTH 281 tiến gần HTH Nhựt Tảo, tất cả mười họng súng đều khai hỏa vào mục tiêu rõ ràng không còn tự vệ được. Đại bác tàu HQ16 cũng phụt lửa, gầm lên, những cột nước dựng đứng bao phủ bốn tàu địch. Rồi một cột lửa màu cam, một cột khói lớn. Cháy rồi. Tiếng hò reo đến vỡ cổ họng…. Nhưng không. Sau mấy phút bất ngờ, tàu địch xoay mũi tàu, bắt đầu phản pháo. Tiếng đạn nổ nhức óc. Tiếng ràn rạt như có hàng nghìn con chim biển ào đến. Những cột nước cao ngất và khói trắng đục phủ kín tàu.


NHỮNG PHÚT CUỐI CỦA HẠM TRƯỞNG NGUỴ VĂN THÀ

Thiếu tá Ngụy Văn Thà đang hét lên lệnh cho các ụ súng bắn cấp tập, bỗng chao đảo. Một quả đạn bắn gãy tháp pháo. Một quả hỏa tiễn nổ tung buồng điều khiển. Hạm tàu rung lắc dữ dội, mạn tàu chao nghiêng đột ngột. Thiếu tá Ngụy Văn Thà lấy tay ôm ngực. Một dòng máu nhuộm đỏ sắc phục trắng toát của anh…

Thiếu tá! Tôi, Thiếu úy hải quân Đỗ Trọng Hải, sỹ quan hải hành trên hộ tống hạm Nhật Tảo, đã tham gia trận hải chiến Hoàng Sa ngày 18 và 19 tháng 1 năm Giáp Dần, 1974... lao đến, ôm lấy hạm trưởng.

Ngụy Văn Thà gạt tay tôi, đứng thẳng dậy, thét to:
Hạm tàu trúng đạn, có thể chìm. Toàn tàu chuẩn bị đào thoát.
Tôi dìu hạm trưởng xuống dưới hầm, nhưng anh lắc đầu, thì thào:
Cho tôi ở lại buồng lái để sống mái với giặc… Nhảy xuống biển đi, thiếu úy… Hãy bơi về Tuần dương hạm Trần Bình Trọng…Một cánh tay giật tôi ra khỏi buồng lái, quăng xuống biển.

Khoảng năm phút sau, khi đã rời xa tàu, tôi nhìn về phía hạm tàu Nhật Tảo và nhận ra con tàu của chúng tôi chìm dần, mang theo xuống đáy Biển Đông người hạm trưởng và 61 chiến binh anh hùng…. Xem:” http://vietbao.com/D_1-2_2-66_4-218868_6-1_5-15_17-5364_14…/

Đến 2 giời 52 phút chiều ngày 19 tháng 1, HTH Nhựt Tảo HQ.10 bị chìm tại vị trí chừng hai hải lý rưỡi về phía nam của bãi san hô Antelope.” Số tử thương trên Hộ Tống Hạm HQ10 là 42 nhân-viên. 


Sau đây là những chiến sĩ Hải Quân tử trận trên HQ 10. * Cố Hạm Trưởng HQ Thiếu Tá Ngụy Văn Thà, chết nằm sấp trên Đài Chỉ Huy. * Tr.Úy/CK Huỳnh Duy Thạch, Cơ-Khí-Trưởng, Hàng Hải Thương Thuyền. * Tr.Úy Vũ Văn Bang, K19, SQ Đệ Tam, chết tại phòng CIC. * Tr.Úy/CK Ngô Chí Thành, K21, mặt bị cháy nám đen, hai chân hầu như lià khỏi thân người được đưa lên từ hầm máy. * Tr.Úy Nguyễn Văn Đông, SQHQ Đặc Biệt/NT, chết mất mặt tại khẩu 76.2 ly ở sân trước. * Th.Úy Vũ Đình Huân , SQ/PhụTá trưởng phiên, chết trên Đài Chỉ Huy với Hạm Trưởng. * Th.S/Vận Chuyển Lễ không rõ nhiệm sở tác chiến ở đâu trên tàu. * TS/CK Nguyễn Tấn Sĩ. có lẽ đã chết tại hầm máy. * TS/Điện Tử Trung, truyền tin. * HS/VC Lê Văn Tây, ghì nòng súng cho đến giờ phút chót, chết ở sân lái. * HS/TP Trứ tử thương tại khẩu hải pháo 76.2 ly tại sân mũi. * TS/TP Đức tử thương tại sân hải pháo 76.2 ly. * HS/GL Ngô(?) Văn Ơn. * TT/ĐT Thanh, tử thương tại phòng CIC, chìm theo chiến hạm. * TT/TP Thi Văn Sinh. Tử thương chìm theo chiến hạm. * TT/TP Mến bị thương và chết tại khẩu 42 bên tả hạm. * TT/CK Đinh Hoàng Mai, ghì súng cho đến giờ phút chót, đồng đội dưới bè đào thoát kêu không chịu xuống, hy sinh theo chiến hạm tại nhiệm sở đại bác 20 ly. * HS/VC Trứ, không rõ nhiệm sở, tử thương chìm theo chiến hạm. * TS/Thám Xuất Lê Anh Dũng , tử trận tại Trung Tâm Chiến Báo ( CIC ) HQ 10. Tổng số nhân viên đào thoát trên 5 chiếc phao tập thể là 28 người . Có 8 nhân-viên đã chết vì vết thương nặng hoặc sức quá yếu do thiếu nước và thực phẩm trước khi được tàu Hoà-lan cứu. 

Trong số 8 người này có: * HQ Đại-Úy/Hạm Phó Nguyễn Thành Trí (chết lúc 2:00AM ngày 20/1/1974 vì vết thương ở trán), * TS/Giám Lộ Vương Thương ra đi khoảng trưa ngày 21/1/1974, * TS/Quản Kho Tuấn chết vào chiều 19/1/1974, * TS/Trọng Pháo Nam và 4 nhân-viên khác cũng đã hy sinh . 


Vào đêm 22/1/1974 tàu Hòa-lan SKOPIONELLA của công ty Shell trên đường đi từ Hồng Kông đến Singapore vớt lên được 20 nhân-viên từ 5 chiếc phao tại vị trí các Đà Nẵng chừng 150 hải lý về hướng Đông. Qua sáng ngày 23/1/1974 phát giác thêm một chiến hữu chết là * Th.S/Quản Nội Trưởng Châu ( kiệt lực, từ trần khi đang ngồi trên toilet ở tàu). Tài liệu tham khảo từ nhiều nguồn của HQ.VNCH.


Nhân mùa kỷ niệm trận Hoàng Sa 45 năm trước, tôi, người viết xin thắp nén tâm hương gởi đến cố HQ. Trung Tá Nguỵ văn Thà Hạm trưởng HQ.10 , Cố Trung Tá Nguyễn Thành Trí, Hạm phó HQ.10 và câc chiến sĩ VNCH đã hy sinh trong hải chiến ngày 19.1.1974.

Bài viết này được tổng hợp từ nhiều tài liệu trên Internet, mục đích giúp cho các hậu duệ VNCH, ghi nhớ trận hải chiến lịch sử của QL.VNCH trước sức mạnh áp đảo của Bắc Phương, và các cháu có thêm tài liệu để tham khảo. Hình ảnh cũng được người viết thực hiện bằng những hình ảnh có sẳn trên mạng - nhằm đóng góp thêm một số hình ảnh cho cuộc hải chiến Hoàng Sa 1974 .

Việt cộng bán nước làm tôi tớ cho Trung cộng!
VNCH giử nước, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ do cha ông để lại!


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.Lý lịch 30 chiến hạm ‘gốc Việt’ trong Hải quân Philippines
http://baonga.com/…/ly-lich-30-chien-ham-%E2%80%98goc-viet%…
2.TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU VÀ HẢI CHIẾN HOÀNG SA 19-1-1974.
http://hqvnch.net/default.asp?id=1580
3.Ngụy Văn Thà: Lá bài lật ngửa 
http://danlambaovn.blogspot.de/…/nguy-van-tha-la-bai-lat-ng…
4.Hoàng Sa -Trườngsa với cựu TT Phạm văn Hồng 
http://www.youtube.com/watch?v=qtgdUdjGUgA#t=12

Người lính già Trinh Khánh Tuấn, 14.1.2014 
(viết lại ngày 15.1.2019)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét