ĐẢNG CHƯA BAO GIỜ BIẾT THẸN VỀ
THÀNH QUẢ CỦA NỀN GIÁO DỤC XHCNVN
CHXHCNVN với 43 năm trồng người đúng qui trình trên 3 miền đất nước kể từ tháng tư 1975 đến nay. Việt Nam đạt được một thành quả lớn lao, về GDĐT được thế giới xếp vào nước có nhiều tiến sĩ, con số cao 5 lần hơn Nhật Bản, 10 lần hơn Israel..... Tuy nhiên các nghiên cứu khoa học lại nằm trong nhóm thấp nhất Đông Nam Á. CHXHCNVN, cho tới nay vẫn chưa có sự đóng góp những công trình khoa học có tầm cỡ khu vực và không có một sáng chế nào đáng được ghi nhận. Tổng giám đốc Honda Minoru Kato đã từng nói: “Việt Nam vẫn chưa làm nỗi con ốc xe máy”. Nguồn; http://daminhvn.net/…/giam-doc-honda-che-viet-nam-van-chua-….
Cái học ngày nay vậy hỏng rồi
Tám thằng đi học, bảy thằng lười
Hai thằng không học thì vinh hiển
Quyền cao chức trọng đã lên đời
Và chỉ hơn 1 năm sau khi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhậm chức (4/2016), ngành giáo dục liên tục bị đưa lên khắp các mặt báo lề phải trong nước với hàng loạt vụ việc làm phụ huynh học sinh khắp nơi lo lắng vì những hình ảnh kém văn hoá thiếu đạo đức: thầy đánh trò, trò đánh thầy, Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cầm đầu đường dây bán dâm, bán bằng giả, lạm thu như BOT,… lộ rõ bản chất tha hóa, suy đồi của ngành giáo dục. Tuy nhiên đảng không hề quan tâm hay xấu hổ trước tình trạng quá suy đồi như vậy.
Hệ thống giáo dục dưới thời Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đang ngày càng bị vấn đục bởi hàng loạt vụ việc phi đạo đức bị vạch trần suốt thời gian qua. Thay vì hành động, ông Bộ trưởng Nhạ lại hạ nhiệt dư luận bằng cách “kêu gọi bình tĩnh” và nhận được hồi đáp của PGS Văn Như Cương rằng: “Giáo dục xuống cấp như thế sao lại kêu gọi bình tĩnh?”. Một con người vừa thiếu khả năng lãnh đạo vừa thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết các hệ luỵ quá tải trong phạm vi ngành. Bản chất của các đỉnh cao Ba Đình hay các quan đầu ngành là quanh co, tìm cách bao che hay đổ lổi cho cấp dưới...
Dưới đây là một phân tích tổng thể về việc bất cập trong ngành GDĐT:
1.Theo tạp chí Times Higher Education (Anh) đầu năm 2018 đã công bố Bảng xếp hạng những trường đại học hàng đầu Châu Á. Bảng xếp hạng hơn 350 trường tới từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng không có tên trường Đại Học nào của VN nào của Việt Nam.
Dẫn đầu bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất Châu Á là ĐH Quốc gia Singapore. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, đại học này giữ vị trí đầu bảng. http://dantri.com.vn/…/viet-nam-khong-co-truong-nao-lot-top….
Trong khi Đại Học VN với chất lượng đào tạo quá kém như vậy nhưng nhà trường thì thường xuyên “nâng cao lợi nhuận”, nhiều trường đại học đã cố “đẻ” ra không ít khoản phụ thu bên cạnh học phí vốn đã không hề nhỏ đối với sinh viên, đặc biệt là các sinh viên nghèo: phí làm thẻ sinh viên, phí in tài liệu; đặc biệt là nâng phí học lại, học cải thiện vượt quy định cho phép. Cụ thể, theo TTCP, từ 2013-2015, tổng số tiền thu phí ngoài quy định tại 6 đơn vị trực thuộc trường ĐHQG TPHCM là hơn 81 tỷ đồng; trường ĐHQH HN là gần 2 tỷ đồng. Mục tiêu hàng đầu của các ĐH này là bán chử, không còn là nơi để đào tạo con người cho đất nước.
2.Theo thống kê của Bộ Khoa học - Công nghệ (KH-CN), cả nước có hơn 24.300 tiến sĩ (TS) và 101.000 thạc sĩ. PGS-TS Phạm Bích San, Phó tổng thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), cho biết: “Số giáo sư, tiến sĩ chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có trường ĐH Việt Nam nào được đứng trong bảng xếp hạng 500 trường ĐH hàng đầu thế giới", mặc dù VN có khoảng 4.900/11000 giáo sư và phó giáo sư với tỉ tệ 36% có trình độ tiến sĩ (8869 / 24300 TS) làm việc hay giảng dạy trong phạm trù GDĐT. Nhưng hiệu quả vẩn không bao giờ khả quan.
Nếu như tính ngạch hành chính về chức vụ Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản. Đó là tiết lộ của TS Nguyễn Khắc Hùng, nguyên Chuyên viên Đối ngoại, Học viện Hành chính Quốc gia.
Cái học ngày nay thật hỏng rồi
Bảy thằng tới lớp, sáu thằng thôi
Ba chàng thất học thành ông xếp
Vổ ngực rằng tao tiến sĩ rồi
Mặc dù số TS đã được đào tạo trong quá khứ thiếu khả năng chuyên nghiệp, nhưng Hà Nội vẩn tiếp tục đưa ra thêm “chiến lược cán bộ công chức” với mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu 100% cán bộ khối chính quyền diện Thành ủy quản lý có trình độ tiến sĩ (?!). Đảng còn dự trù, 100% cán bộ diện UBND TP quản lý có trình độ trên đại học, trong đó một nửa cần đạt trình độ tiến sĩ, 100% cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn có trình độ đại học, trong đó 50% trên đại học. Đảng rất khoái thành tích dù không đũ khả năng lẩn chất lượng, nhưng khoái chơi với chất gây nổ lớn, còn thở là đảng còn nổ dài dài....
3.Tiến sĩ rởm “bị lộ” xuất thân từ các lò ấp tiến sĩ của nước CHXHCNVN:
Có đến 21 trường đại học đã và đang có mặt tại Việt Nam không được công nhận bởi các cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền từ Hoa Kỳ.
Không ít các lãnh đạo cao cấp của BCT/ĐCSVN, giử nhửng chức vụ quan trọng các cơ quan Nhà nước, phần lớn đều có bằng Thạc sỹ của Đại học Irvine và bằng Tiến sĩ của Đại học Nam Thái Bình Dương. Cả hai trường Đại học này đều là trường rởm (degree-mill) bị báo chí phanh phui suốt mấy năm qua. Một số khác có bằng tiến sĩ học từ xa tại các đại học không được công nhận.
*Người còn nhớ, đầu tháng 6/2010, dư luận tỉnh Phú Thọ xôn xao khi được biết ông Nguyễn Ngọc Ân, giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ đã có học vị tiến sĩ với đề tài “Vấn đề di sản văn hóa với việc phát triển kinh tế du lịch tỉnh Phú Thọ”. Với tấm bằng cử nhân tại chức kinh tế - quốc dân khóa 24 (lớp học được tổ chức tại thành phố Việt Trì), không biết tiếng Anh, ông Ân nâng cấp cho mình bằng tấm bằng tiến sĩ tại trường đại học Nam Thái Bình Dương của Mỹ.
*Cục trưởng Nguyễn Xuân Sang sử dụng bằng Tiến sĩ không được công nhậnhttp://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Cuc-truong-Nguyen-Xuan-Sang-su-dung-bang-Tien-si-khong-duoc-cong-nhan-post181405.gd
* Bằng tiến sĩ học từ xa của ông Nguyễn Xuân Anh bí thư Thành Uỷ Đà Nẳng là bằng giả. https://tuoitre.vn/su-that-ve-van-bang-cua-ong-nguyen-xuan-…
*Bằng cấp đào tạo từ xa của Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang tại Đại học Uppsala (Thụy Điển) chỉ là chứng chỉ nghiên cứu sinh, không phải là văn bằng tiến sĩ.http://anninhthudo.vn/…/bang-tien-sy-cua-thu-tr…/415894.antd
TIẾN SĨ XHCNVN
Tiến sỹ giờ không đến trường
Khỏi cần vào lớp, ngoài đường thường xuyên
Chẳng thi cử chi thêm phiền
Cho nên trí óc để quên ở nhà!!!
Khỏi cần vào lớp, ngoài đường thường xuyên
Chẳng thi cử chi thêm phiền
Cho nên trí óc để quên ở nhà!!!
Tiến sỹ giấy bồi lượt là
Muốn ra đầu sách gọi A gà bài
A làm bị hạch sách hoài
Bực mình A chốt câu hay để đời!!!
Muốn ra đầu sách gọi A gà bài
A làm bị hạch sách hoài
Bực mình A chốt câu hay để đời!!!
Việt Nam tiến sỹ đầy trời
Hang cùng ngõ hẻm...chỗ nơi tưng bừng!
Người dân chưa kịp vui mừng
Đã nghe tiến sỹ phừng phừng rụng rơi!!!
Hang cùng ngõ hẻm...chỗ nơi tưng bừng!
Người dân chưa kịp vui mừng
Đã nghe tiến sỹ phừng phừng rụng rơi!!!
*Năm 2015 người phải ta phát hiện sự ngu dốt của TS Phan Quốc Việt viết sách dạy trẻ em lớp một đi trên miểng chai, dạy lớp hai ăn cứt gà!!!
Thiết nghĩ đây cũng là tính ưu việt của nền giáo dục VN hiện nay trong chế độ XHCN??? .Học tập và sửa sai vẫn còn giá trị trong chế độ đảng quyền!!!!
(T/g nữ thi sĩ Trần Tố Ngọc)
4. Năm 2016, cả nước có trên 200.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Thạc sĩ Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nói rõ, Bộ đang giao Cục quản lý lao động ngoài nước đệ trình đề án "Đưa lao động có trình độ cử nhân, Thạc sĩ đi theo diện xuất khẩu lao động, giai đoạn 2017-2020. Xem: http://cafebiz.vn/200000-cu-nhan-thac-sy-dang-that-nghiep-s…Thiết nghĩ đây cũng là tính ưu việt của nền giáo dục VN hiện nay trong chế độ XHCN??? .Học tập và sửa sai vẫn còn giá trị trong chế độ đảng quyền!!!!
(T/g nữ thi sĩ Trần Tố Ngọc)
Xét về mặt tổng thể, những người tốt nghiệp văn bằng ở VN phần lớn đi xuất khẩu lao động làm công nhân nước ngoài, tỉ lệ chiếm 62% trong số 126.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Các con số đó được phân chia như sau: Thị trường Đài Loan có hơn 68.000 người (hơn 50%); Nhật Bản gần 40.000 lao động (khoảng 30%). Năm 2017, Bộ Lao động đặt mục tiêu đưa 105.000 lao động đi với các thị trường trọng điểm là Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan.
5.Khoa học Việt Nam đang ở đâu?. Thực trạng VN hiện nay, nước có dân số đông, nhiều tiến sĩ, nhưng số ấn phẩm khoa học Việt Nam công bố trên thế giới còn rất thấp so với các nước khu vực. Việt Nam phải hơn nửa thế kỷ nữa để đuổi kịp năng suất hiện tại của Thái Lan.
Theo thống kê Viện thông tin khoa học (ISI), trong 15 năm qua (1996-2011) Việt Nam mới có 13.172 ấn phẩm khoa học công bố trên các tập san quốc tế có bình duyệt, bằng khoảng một phần năm của Thái Lan (69.637), một phần sáu của Malaysia (75.530), và một phần mười của Singapore (126.881). Trong khi đó, dân số Việt Nam gấp 17 lần Singapore, ba lần Malaysia và gần gấp rưỡi Thái Lan.
Việt Nam hiện nay có số lượng khoảng 9.000 giáo sư và phó giáo sư, 24.000 tiến sĩ và hơn 100.000 thạc sĩ mà số ấn phẩm khoa học của cả nước trong vòng 15 năm qua chưa bằng 1/5 số công bố của trường ĐH Tokyo (69,806 ấn phẩm) và một nửa của trường ĐH quốc gia Singapore (28,070 ấn phẩm). Con số ấn phẩm khoa học khoảng một phần năm của Thái Lan (69.637), một phần sáu của Malaysia (75.530), và một phần mười của Singapore (126.881). Trong khi đó, dân số Việt Nam gấp 17 lần Singapore, ba lần Malaysia và gần gấp rưỡi Thái lan. Xem nguồn: https://vnexpress.net/…/viet-nam-tut-hau-50-nam-so-voi-thai…
CHXHCNVN, là nước duy nhất trên thế giới mà những lãnh đạo cao cấp đều có bằng tiến sĩ, mặc dù trình độ học vấn chỉ ở cấp ba trường làng. Lý do nghịch lý đó xuất phát từ các lò ấp tiến sĩ ở trong và ngoài nước. Ngoài nước, một số bằng tiến sĩ, thạc sĩ được cấp từ các trường Đại Học không được công nhận. Còn trong nước thì từ các dịch vụ viết thuê các luận án ra trường.
Cái học ngày nay đã hỏng rồi
Chín thằng đi học, tám thằng chơi
Một thằng chẳng học làm quan lớn
Sai thằng có học chạy tơi bời
Dịch vụ viết thuê các luận án đũ các cấp bằng đang rất thịnh hành trong nước. Theo như một quảng cáo về dịch vụ: viết thuê luận văn cao học, viết thuê luận văn thạc sĩ, luận văn tiến sĩ, làm dissertation, essay, assignment, thesis đạt điểm cao. Viết thuê luận văn bằng Tiếng Anh chuyên nghiệp chất lượng với giá rẻ nhất.
Giá viết cho bài luận văn đại học: Tùy vào độ khó, độ dài của từng đề tài mà thường có giá từ 2-5 triệu. Luận văn thạc sĩ: Có giá từ 10-14 triệu tùy thuộc vào độ chi tiết của đề cương và độ khó của đề tài. Nếu bạn dùng thêm gói dịch vụ khác hoặc dùng chung dịch vụ với nhiều người thì sẽ được giảm thêm nữa. Giá viết thuê luận văn tiến sĩ: Từ 60-100 triệu tùy thuộc vào độ khó của yêu cầu đề tài. Xem nguồn:
Tới đây, chúng ta chấc chưa quên việc Bà Châu Thị Thu Nga, trước tòa án Hà Nội tại phiên tòa xét xử ngày 24/05/2017, bà này khai "đã dùng số tiền trị giá 1 triệu 500 ngàn đô la Mỹ để mua chức Đại Biểu Quốc Hội. Xem nguồn:
NỀN GIÁO DỤC KHÔNG LỐI THOÁT
Sứ quán Mỹ ở Hà Nội có sự đánh giá về tình trạng tụt hậu của nền giáo dục nước CHXHCNVN: “cơ sở hạ tầng nguồn nhân lực” của Việt Nam không hỗ trợ cho nhu cầu giáo dục đang tăng lên của quốc gia, trong khi các nhà nghiên cứu của Harvard nói rằng việc cải cách hệ thống giáo dục của Việt Nam đã bị “đóng băng” dù cho công cuộc cải cách và tự do hóa bắt đầu vào giữa những năm 1980. Mặc dù Việt Nam đã cố gắng bắt tay vào việc cải tổ guồng máy hành chính từ năm 1987, nhưng ngành giáo dục và đào tạo chỉ bắt đầu tiến hành công cuộc cải tổ sau khi bản nghiên cứu về tình hình giáo dục và đào tạo Việt Nam do các tổ chức quốc tế như UNDP, UNICEF, UNESCO tài trợ và có sự đóng góp của Bộ Giáo dục và Đào tạo được công bố vào năm 1992. Thế nhưng ngành giáo dục vẩn không cất cánh, phần lớn là do vấn đề chồng chéo về luồng văn hóa hấp thụ các nhân sự trong thành phần lãnh đạo ngành Giáo Dục. Các thành phần này xuất thân từ nhiều nguồn văn hoá khác nhau, cũng chính những nguồn tri thức này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công cuộc cải tổ giáo dục trong các giai đoạn vừa qua. Những người tốt nghiệp trong khối Liên Xô và Đông Âu cũ chỉ có kinh nghiệm về hệ thống giáo dục đại học chuyên sâu và đơn ngành. Những người theo học trong khối tiếng Pháp thì có kinh nghiệm riêng. Người chịu ảnh hưởng của Hán học và tư tưởng Nho giáo cũ thì muốn giáo dục và đào tạo đi theo hướng "tiên học lễ hậu học văn", "tôn sư trọng đạo", một thứ triết lý và phương pháp giáo dục đã nhận chìm nước Trung Quốc trong chậm tiến và lạc hậu qua suốt nhiều thế kỷ. Phần khác từ nơi các lãnh đạo cao cấp, đều không đũ trình độ chuyên môn, được bổ nhiệm từ vây cánh và phe phái, nên thiếu khả năng chuyên nghiệp. Một vấn đề lớn khác, ngành giáo dục XHCNVN không có một triết lý cho định hướng giáo dục như VNCH và các nước văn minh khác trên thế giới. Đảng chỉ chú trọng đào tạo để có những nhân sự Hồng mà không cần Chuyên để phục vụ cho các mục tiêu chiến lược của đảng.
CHXHCNVN không có các kế hoạch xây dựng các cơ sở hợp tác chiến lược với các đại học nước ngoài (đặc biệt là Mỹ) và các nước văn minh khác như là thuê các nhà khoa học, quản lý hàng đầu thế giới đến VN làm việc. Nhìn lại Nam Hàn năm 2008, nước này đã đưa ra “chương trình các đại học đẳng cấp thế giới” nhằm "nhập khẩu" các giáo sư nước ngoài đến giảng dạy và nghiên cứu, giúp sức “để chuyển đổi các trường đại học Hàn Quốc thành những viện nghiên cứu đẳng cấp thế giới”. Tính đến năm 2009, Hàn Quốc đã thu hút được hàng trăm Giáo sư nước ngoài hàng đầu đến làm việc ở Hàn Quốc trong đó có 9 nhà khoa học đã từng đạt giải Nobel. Đồng thời, Hàn Quốc khuyến khích gửi các nhà khoa học và sinh viên trong nước sang học tập ở nước phương Tây. Theo báo cáo năm 2008 của Viện giáo dục Fulbright (Hoa kỳ), trung bình cứ 7 sinh viên quốc tế ở Mỹ thì lại có 1 sinh viên Hàn Quốc. Sự tồn tại của trí thức "rởm cao cấp" trong hệ thống cầm quyền, một phần là do học tập quá nhiều Tư tưởng đạo đúc của Hồ ác tặc mà không được dạy dỗ đến nơi đến chốn về đạo làm người. Bộ GDĐT của VN chỉ là một căn nhà dột từ nóc xuống tới tầng cuối.
TÓM LẠI:
Qua bức tranh vân cẩu toàn cảnh về hệ thống giáo dục hiện nay có thể thấy rằng, ngành giáo dục của VN đã không còn là một ngành đào tạo chất xám cho đất nước, mà là nơi hoạt động kinh doanh chăm chăm tận thu, chạy theo thành tích bất chấp đạo đức và lương tri của mái nhà mô phạm. Bởi thế, mới đây ông Bộ Trưởng GD Nhạ đã mạnh dạn đề xuất: “xây dựng đề án đào tạo thêm 9.000 tiến sĩ với kinh phí 12.000 tỷ đồng”. Cái đề án này liệu có phải là một kế hoạch kinh doanh mới, hút tiền ngân sách nhà nước . Rồi trong tương lai chẳng biết số tiền 12.000 tỷ sẽ đổ đi đâu hay lại tạo ra hàng tá tiến sĩ giấy và tạo điều kiện cho các ông hốt bạc nhờ “bán bằng giả”? Đây mới chính là mục tiêu chiến lược GD thật sự của đảng csVN.
XEM THÊM:
1.Giáo dục xuống cấp quá rồi, ông Nhạ ơi!
2.Nền giáo dục không biết xấu hổ
3.Vài suy nghĩ về nền giáo dục Việt Nam hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét