Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2018

LỄ TỊCH ĐIỀN MỘT LỄ HỘI QUAN TRỌNG VÀO 
ĐẦU XUÂN CỦA VIỆT TỘC

Cổ nhân nói: Ngũ cốc là sinh mệnh của muôn dân, vật quí báu quan trọng của quốc gia. Xã tắc còn có nghĩa là quốc gia, Xã là đất chỉ thần đất, Tắc là lúa chỉ thần lúa, trong Từ điển Hán – Việt của Đào Duy Anh định nghĩa như sau:Thuở xưa dựng nước tất quí trọng nhân dân. Dân cần có đất ở nên lập Xã để tế thần Hậu Thổ; dân cần có lúa để ăn nên lập Tắc để tế Thần Nông. Mất nước thì mất Xã Tắc, nên Xã Tắc cũng có nghĩa là quốc gia. Từ ngàn xưa, người Việt cổ đã biết quí trọng nghề nông và coi đó là mạch sống chính của Việt tộc,  đến các thời đại tiếp nối sau này đều coi nông nghiệp là lãnh vực quan trọng vừa để nuôi dân vừa là trọng tâm cho sự phát triển nền kinh tế quốc dân. Việc trồng cây lúa là một quá trình rất dày công của nhà nông.

Tháng giêng thì lúa xanh già
Tháng hai lúa trổ, tháng ba lúa vàng
Tháng tư cuốc đất trồng lang
Tháng năm cày cuốc tiếng nàng hò lơ
Tháng sáu làm cỏ dọn bờ
Tháng bảy trổ cờ, tháng tám chín thơm
Gặt về đạp lúa phơi rơm
Mồ hôi đổi lấy bát cơm hàng ngày
Lúa khô giê sạch cất ngay
Chỗ cao ta để phòng ngày nước dâng
Mùa đông mưa bão nhiều lần
Nàng xay, chàng giã cùng ngân tiếng hò
Tháng mười cày cấy mưa to
Trông trời, trông đất cầu cho được mùa
(ca dao)

NGƯỜI VIỆT CỔ BIẾT TRỒNG CÂY LÚA TỪ BAO GIỜ?

Theo các bộ sử lớn viết bằng chữ Hán như Đại Việt Sử Ký, Khâm Định Việt Sử, An Nam Chí Lược, Việt Sử Lược thì nguồn gốc dân tộc Việt Nam như sau “Vua Minh cháu bốn đời vua Thần Nông, nhân đi tuần thú phương nam, đến núi Ngũ Lĩnh, kết hôn với một nàng tiên đẻ ra một người con tên là Lộc Tục. Vua lập đài tế cáo trời đất, phong cho con trưởng làm vua phương Bắc, tức vua Nghi, phong con thứ là Lộc Tục làm vua phương Nam…" (Trần Đại Sỹ, Từ Triết Học Đến Huyền Thoại Nguồn Gốc Tộc Việt, Hai Mươi Năm Văn Học Hải Ngoại, tr.1046). Thần Nông sống cách đây vào khoảng 5.000 năm và là người đã dạy dân nghề làm ruộng, chế ra cày bừa và là người đầu tiên đã làm lễ Lễ Tịch Điền (còn gọi là lễ Thượng Điền, tổ chức sau khi gặt hái, thu hoạch mùa màng) hoặc Hạ Điền (lễ tổ chức trước khi gieo trồng), cũng như nghề làm thuốc trị bệnh, cho nên trong dân gian có câu Thần Nông giáo dân nghệ ngũ cốc (tức Thần Nông dạy dân trồng ngũ cốc.  nhiên, cũng cần nhác lại sách" Hậu Hán thư, quyển 176, Liệt truyện, Nhâm Diên"có đề cập đến việc hai tên thái thú Tích Quang và Nhâm Diên (đầu thế kỷ 1 thời Bắc thuộc lần I), đã dạy cho dân Việt chúng ta trồng lúa và dụng cụ canh tác. Đây là một sự xuyên tạc và đánh tráo lịch sử rất trắng trợn của Đại Hán. Một điều đáng buồn là trong sách sử của Trần Trọng Kim, quyễn I, trang 38 cũng ghi điều này. Như vậy, cho thấy sử gia Trần trọng Kim  ông vì thiếu các sử liệu để tham khảo và nghiên cứu, nên vô tình tiếp tay với các sử gia TH viết sai về việc người Việt học được nghề làm ruộng từ hai tên thái thú Tích Quang và Nhâm Diên. Cho tới nay một số sử của CHXHCNVN viết cũng chép lại từ những cái sai của các sử gia đi trước. Người Việt cổ đã biết trồng lúa gạo từ trước khi Tích Quang và Nhâm Diên đến làm thái thú ở VN trên 2700 nàm, vì là dòng dõi của Thần Nông. Mặt khác VN chính là cái nôi của nền văn minh lúa nước của thế giới, người Hán đã học cách trồng lúa nước từ người Việt cổ. Các nhà nghiên cứu khoa học như  Tiến sĩ Wilhelm G. Solheim II (1924-2014) đã từng phát biểu rằng: Tôi đồng ý với Sauer là việc gây giống cây lúa nước đầu tiên trên thế giới đã được thực hiện bởi người dân thuộc nền Văn hóa Hòa Bình ở vùng Đông Nam Á. Chẳng phải là điều ngạc-nhiên đối với tôi nếu như thành tích đó đã khởi sự sớm, từ 15.000 năm TCN.

Về nguồn gốc, dân Việt là con cháu họ Thần Nông này đã có nhiều học giả Việt Nam tranh luận. Có nhiều học giả cho rằng Thần Nông là người Tầu, ngược lại, rất nhiều chứng minh cho thấy Thần Nông là người Việt. Tóm lại: qua những chứng minh từ phạm trù tín ngưởng, ngôn ngử Việt,  Thần Nông-Viêm Đế là vị thần sáng thế của Việt Nam, không phải của Trung Hoa, xem chứng minh: http://www.mevietnam.org/HuyenSu/nxq-thannong.html
Người Việt rất quí thóc gạo. Ngay từ thời lập quốc lúa gạo đã được nói đến. Trong Đại Việt sử ký toàn thư tr 131, có nhắc đến năm Nhâm Tuất (2.879 năm trước Công nguyên): Kinh Dương Vương tên húy là Lộc Tục, con cháu họ Thần Nông; Thần Nông là người dạy cho dân biết cày bừa, trồng trọt thóc lúa…Gạo nếp được đề cập trong truyện cổ tích Bánh chưng bánh dày thời Hùng Vương, hàng năm vào ngày hội đều có giữ tục cúng các vua Hùng bằng xôi nhuộm đỏ, xôi nhuộm tím có ý nghĩa tượng trưng cho nhiều giống lúa khác nhau.

Năm 111 trước Công nguyên, nước ta đã biết sản xuất lúa gạo, dùng làm quân lương. Sử xưa còn ghi lại: “Vào năm Hán Nguyên Đỉnh thứ 6: Mùa đông, Dương Bộc nhà Hán đem 9 nghìn tinh binh vây hãm Tam Hiệp, phá Thạch Môn do Lữ Gia dựng lên trên sông và cướp đi thuyền thóc của ta…”.

LỄ TỊCH ĐIỀN NGÀY XƯA ĐƯỢC TỔ CHỨC VÀO ĐẦU XUÂN

Lễ Tịch điền thường được tổ chức vào mùa xuân. Trong bộ Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ gồm có 262 quyển thì quyển số 81 dành viết riêng về cày ruộng Tịch điền gồm có các chương: Điền lệ cày ruộng Tịch điền, công việc cày ruộng Tịch điền, lời chúc cho lúa tốt…Tịch điền là một lễ lớn quan trọng của Việt tộc vào dịp đầu xuân, mang ý nghĩa khuyến nông do các vị vua trực tiếp thực hiện.

Rủ nhau bước xuống ruộng vàng
Nơi lộng tiếng hát, nơi vang tiếng cười
Những trông lúa chín mà vui
Bông ngã bông cúi, bông thời gió lay
Lưỡi liềm bán nguyệt cầm tay
Lúa vàng nghìn gốc, muôn cây thu về
Bõ khi mưa nắng dãi dề
Bõ công dậy sớm, thức khuya bấy chầy
Trồng cây ăn quả có ngày
Đất kia đâu phụ công này mà lo
(Ca dao)

Lễ Tịch điền là một lễ hội mang tính khuyến nông do nhà vua đích thân khai mạc và chủ lễ.  Khởi đầu là vua sẽ xuống ruộng  đi cày ba đường , các quan trong triều cũng lần lượt xuống ruộng cày một vài đường nhằm khích lệ nông dân chăm lo sản xuất, phát triển nông nghiệp, đặc biệt là phát triển lúa nước.

Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục thời Nguyễn cũng có đoạn ghi: “Mùa xuân. Nhà vua cày ruộng tịch điền. Ban đầu, nhà vua cày ruộng ở Đội Sơn, được một lọ vàng; sau lại cày ở núi Bàn Hải, được một lọ bạc; do đó đặt tên là "ruộng Vàng, ruộng Bạc". 

Đội Sơn hay Đọi Sơn, Long Lĩnh là tên gọi khác của núi Long Đội nay thuộc  xã Đội Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Còn núi Bàn Hải (hay núi Bà Hối) thì không rõ ở đâu nhưng theo một số nhà nghiên cứu thì chỗ đó có thể gần với khu vực núi Đọi Sơn

Lễ Tịch Điền đầu tiên trong lịch  sử VN được ghi nhận đã là do vua Lê Đại hành tổ chức vào  đầu xuân năm 987. Sau đó đến thời nhà Lý, lễ này được tổ chức long trọng hơn và là một trong những ngày hội chính của triều đình vào mùa xuân. Đến đời Trần, do nạn giặc nhà Nguyên nên lễ điền không mấy quan trọng như trước. Tuy nhiên, khi có điều kiện, nhà vua vẫn đích thân làm lễ. Đến các thời nhà Hồ, thì hầu như phong tục này không còn được giữ nguyên vẹn và trịnh trọng như lúc ban đầu. Sang thời nhà Nguyễn, vua Gia Long đã quy định ruộng tịch điền và vua Minh Mạng khôi phục lại nghi lễ này và coi như một đại lễ quan trọng

Lê Đại Hành tên thật là Lê Hoàn sinh ngày 15 tháng 7 năm Tân Sửu (941), xuất thân từ nhà thường dân, cha là Lê Mịch làm nghề đơm đó, mẹ là Đặng Thị Sen, bà làm công quả quét sân chùa, do đó với có câu truyền tụng về vua như sau: “Cha đó cá, mẹ lá chùa”. Sách Đại Việt sử lược, tác phẩm sử học cổ nhất còn giữ được đến ngày nay có đoạn cho biết về sự kiện cày tịch điền như sau: “Năm Đinh Hợi, hiệu Thiên Phúc năm thứ 7 (987) vua bắt đầu cày ruộng tịch điền ở Đội Sơn, được một lọ vàng bạc, cày ở núi Bà Hối được một lọ nữa, vua đặt tên đất đó là ruộng Kim Ngân”.

Tóm lại lễ Tịch Điền là một lễ lớn và quan trọng vào đầu xuân của người Việt chúng ta, được đích thân người lãnh đạo đất nước chủ lễ . Việc làm này của các vua quan ngày xưa, cho thấy  từ thời lập quốc cho đến các thời quân chủ phong kiến sau này, vua quan biết đưa việc phát triển nông nghiệp lên hàng đầu ( quốc sách), nên đã cố gắng tạo ra một hình ảnh rộn rịp vào đầu xuân nhằm khuyến khích và nhắc nhở người dân phải luôn biết chú trọng đến việc phát triển cây lương thực chính cho Việt tộc. 

Trong nền đệ nhất và đệ nhị cộng hòa người lãnh đạo của nền đệ nhất và đệ nhị cộng hòa  cũng đã chú ý đến tầm  quan trọng của cây lúa nước, chính Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu cũng đã từng xuống ruộng để cấy mạ trong ngày lễ cấp phát bằng khoán cho nông dân được tổ chức tại Cần Thơ ngày 26.3.1970. Nói về sự xuất cảng về lúa gạo của miền nam VN trong nền đệ nhất cộng hòa trong những năm chưa bị bọn cộng sản phá hoại đã đạt đến mức xuất cảng hàng nhất nhì thế giới. 


Theo biểu đồ, vào thời điểm 1960, trong số 10 quốc gia Á châu, Việt Nam Cộng Hòa (VNCH, South Vietnam, 223$) có GDP đầu người đứng sau Singapore (395$), Malaysia (299$), Philippines (257$), nhưng nhiều hơn Nam Hàn (155$), hơn gấp đôi Thailand (101$), gấp 2,4 lần Trung quốc (92$), gấp 2,7 lần Ấn độ (84$), và gấp 3 lần Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (North Vietnam, 73$). Trong thời gian từ 1954 đến 1975, năm 1960 là năm VNCH có nền kinh tế huy hoàng nhất. Vào năm này VNCH xuất cảng (xuất khẩu) tổng cộng 84 triệu US$, gồm 2 sản phẩm chánh là cao su (40 triệu US$) và gạo (27,7 triệu US$). Riêng về xuất cảng gạo, năm 1960 là đỉnh cao nhất kể từ 1955 với khoảng 340.000 tấn. Vào những năm đó Bác Việt phải nhập cảng gạo của Trung Cộng để ăn.



Đến nay, sau 43 năm chiếm đóng miền nam, các đầu lĩnh bất tài Ba Đình và những đỉnh cao trí tuệ vì không thể qui hoạch một chiến lược phát triển tổng thể vùng đồng bằng sông Cữu Long trong việc chăm sóc cây lúa nước nên tới nay VN vẩn chưa có một thương hiệu uy tín trên thị trường lúa gạo thế giới, gạo VN đã bị đẩy lùi khắp mọi nơi trên thế giới, thua luôn các thương hiệu như Campuchia và Lào về một món hàng xuất khẩu mà từ lâu luôn dẩn đầu thế giới. Gạo thành phẩm của VN hiện nay đều thua xa các mặt hàng gạo của Thái lan, Cam Bốt và Lào.

Bất hạnh cho VN, bị một đám chăn bò cai trị nên môi sinh bị phá hủy, nên kinh tế quốc dân đang bị phá sản toàn diện. Nợ công vượt trần, các ngân hàng được đảng bảo kê cho khai phá sản để quỵt tiền của dân. Nhà nước tìm hết cách này đến cách khác để vơ vét tiền đô và vàng trong dân. Tương lai VN là một đường biểu diễn đang tuột từ đỉnh cao nhất của Parabol về hướng thấp nhất.Đây là nguy cơ dẩn đến mất nước vào tay của Trung Cộng nếu đồng bào chúng ta không sớm thức tỉnh đê giải thể chế độ bất tài hại dân bán nước làm tay sai cho Tàu Cộng.

XEM THÊM:
MIỀN NAM NGƯÒI CÀY CÓ RUỘNG -MIỀN BẮC NGƯỜI CÀY CHO ĐẢNG
http://kimanhl.blogspot.de/2014/06/mien-nam-nguoi-cay-co-ruong-mien-bac.html

Nguyễn Thị Hồng, 28.1.2018

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét