Gman
LTS.- Hồn Việt UK online nhận được bài viết: "Phạm phú Quốc và phi vụ thả bom Dinh Độc Lập, Sài Gòn 1962. " Chúng tôi tin rằng tác giả đã mang lại một số sự kiện có thật xảy ra cho tình hình chính trị của đất nước dưới thời Đệ nhất VNCH. Và, chắc chắn sẽ là một phần nhỏ nhỏ sử liệu cận đại của quê hương không may mắn của chúng ta.
Kính mời quý bạn đọc cùng theo dõi.
Phạm phú Quốc và phi vụ thả bom Dinh Độc Lập, Sài Gòn 1962.
Trong Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, chắc ai cũng đều biết tới tên anh Phạm Phú Quốc. Anh bắt đầu nổi tiếng không chỉ sau khi anh tử trận trong một phi vụ Bắc Phạt vào năm 1965, hay nhờ bản nhạc mà nhạc sĩ Phạm Duy đã biến anh thành "Người Hùng Mang Tên Quốc" mà chính là qua vụ anh đã tham gia vào cuộc oanh tạc Dinh Độc Lập trong năm 1962. Từ đó đến nay, không biết có ai đã viết về vụ oanh tạc này hay chưa, tuy đó là một sự kiện liên quan mật thiết đến quân sử Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, nếu không nói là nó có tầm quan trọng không ít đối với lịch sử cả nước Việt Nam Cộng Hòa. Vì thế, chúng tôi mạnh dạn trình bày trong sự hiểu biết của chúng tôi để lưu lại mai sau những dữ kiện có thật.
Nếu bạn đọc tìm hiểu về anh Phạm Phú Quốc qua cuốn Quân Sử Không Quân Việt Nam Cộng Hòa (mà chúng tôi có đánh máy lại kèm theo phần tài liệu tham khảo dưới đây) thì bạn sẽ thấy trình bày về phi vụ cuối cùng của anh trong năm 1965, một vài dòng tiểu sử, và phần lớn nói về việc cải táng cho anh Quốc từ vùng anh bị tử trận ở Hà Tĩnh đến nơi an nghỉ vĩnh viễn tại quê nhà ở Hội An tỉnh Quảng Nam
Vào năm 1962, Trung Úy Phạm Phú Quốc giữ chức vụ Trưởng Phòng Hành Quân của Phi Đoàn 514 đồn trú tại Biên Hòa trong Căn Cứ 2 Trợ Lực Không Quân (CC2TLKQ).
Phi Đoàn 514 là đơn vị biệt lập, ngang hàng với một tiểu đoàn, có quân số vào khoảng 400 người, với trang bị theo bản cấp số quân dụng là 25 phi cơ khu trục. Lúc đó, Phi Đoàn 514 sử dụng phi cơ A-1H Skyraider. Đơn vị có tất cả ba phòng sở. Phòng Hành Quân lo việc huấn luyện và hành quân sử dụng hoa tiêu khu trục hiện hữu vào khoảng 25 người, nếu tính tỷ lệ trên số phi cơ hiện hữa thì ta có 1/1, nghĩa là một người bay một phi cơ. Đó là một tỷ lệ quá kém chỉ áp dụng trong thời bình. Vì cả KQVN chỉ có 2 phi đoàn trong năm 1962, một ở Nha Trang là Phi Đoàn 516 thành lập trong năm 1962, và một ở Biên Hòa thành lập từ năm 1956, nên công tác không chỉ xuất phát từ hậu cứ nơi đồn trú mà còn phải biệt phái nhiều nơi khác nhau như ở Sóc Trăng để tham dự Chiến Dịch Bình Tây, ở Đà Nẵng trong các cuộc hành quân Lam Sơn, tại Nha Trang hay Pleiku (khi PĐ516 chưa được thành lập) để tăng cường yểm trợ cho Vùng 2 Chiến Thuật. Công tác huấn luyện chuyển tiếp đơn vị từ các hoa tiêu các ngành khác trên phi cơ A-1H như từ C-47, T-28, T-33 hay O-1A. Việc huấn luyện chuyển tiếp cho các hoa tiêu này cần đến phi cơ T-6 rút từ Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang về, nâng cấp số phi cơ thêm 9 chiếc T-6 nữa. Thời đó, mọi người đều trẻ trong nghề, trẻ trong chức vụ chỉ huy, nhưng trách nhiệm thật tình khó mà lường được.
Ngoài Phòng Hành Quân còn có hai Phòng biệt lập nữa với trọng trách thật to lớn, đó là Phòng Hành Chánh và Phòng Vật Liệu.
Phòng Hành Chánh chỉ lo việc quản lý hồ sơ nhân viên trực thuộc.
Phòng Vật Liệu với hai Ban Bảo Trì và Tiếp Liệu đảm trách bảo trì cấp phi đoàn. Chính Phòng Vật Liệu cũng như Phòng Hành Quân thiếu rất nhiều chuyên viên khả năng và kinh nghiệm cần thiết để bảo đảm cho sự an toàn hoạt động của đơn vị. Và phần lớn, họ đều là hạ sĩ quan binh sĩ, với đồng lương thấp kém, lại thêm thay phiên nhau biệt phái hoạt động ngoài đơn vị. Tình huống một cảnh hai quê đã làm cho sức khỏe và tinh thần phục vụ của mọi nhân viên đều sa sút khi cuộc chiến tiếp diễn liên tục và càng lúc càng gây go. Đành rằng nhiệm vụ của cấp chỉ huy là phải biết nâng cao tinh thần chiến đấu của thuộc hạ, nhưng yếu tố chính căn bản là thiếu người và tiện nghi để có thể hoạt động hiệu quả.
Phi Đoàn 514 đồn trú trong CC2TLKQ. CC2TLKQ là đơn vị yểm trợ về tiếp vận nhưng cũng là cấp chỉ huy lãnh thổ của phi đoàn. Lúc đó, tại Biên Hòa có hai đơn vị Không Quân đồn trú là Công Xưởng Không Quân và Phi Đoàn 514.
Căn cứ có trách nhiệm yểm trợ về mọi mặt tiếp vận và phòng thủ đơn vị, như nhà cửa, lương bổng, xăng nhớt, bom đạn, xe cộ, truyền tin, bệnh xá, chùa chiền...và nhất là về an ninh lãnh thổ.
Hoạt động hành quân của Phi Đoàn 514 được đặt dưới sự điều động tổng quát của một cấp chỉ huy hành quân là Trung Tâm Hành Quân Không Quân (TTHQKQ).
TTHQKQ đặt tại Tân Sơn Nhứt, trong đó có phần việc phối hợp với Không Quân Hoa Kỳ là TACC, chữ tắt của "Tactical Air Control Center". TTHQKQ có quyền chỉ huy hành quân trực tiếp đến mọi đơn vị chiến đấu Không Quân, bao gồm cả đơn vị kiểm báo (radar) để hướng dẫn, điều khiển, và kiểm soát mọi phi cơ đang bay trong không phận Việt Nam Cộng Hòa dù thi hành phần nhiệm nào của Không Quân chúng ta như Tìm Cứu, Phòng Không, Không Trợ, hay xuất ra khỏi không phận để chiến đấu trên những vùng ngoài lãnh thổ. Điều này quan trọng đến vụ thả bom Dinh Độc Lập mà chúng tôi đề cập đến sau này.
Tóm lại, vụ thả bom Dinh Độc Lập trong năm 1962 do Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử thực hiện có liên quan đến hai đơn vị Không Quân khác, đó là TTHQKQ và CC2TLKQ. Sau đây, chúng tôi xin trình bày diễn tiến của ngày hôm ấy, và các hệ quả tai hại của nó.
Trong chức vụ Trưởng Phòng Hành Quân của Phi Đoàn 514, anh Quốc chăm lo về huấn luyện đơn vị cho hoa tiêu, đặt hoa tiêu trong tình trạng túc trực hành quân, và thi hành lệnh hành quân từ TTHQKQ. Nói cách khác, trong chức vụ này, anh Quốc toàn quyền sắp xếp các phi vụ huấn luyện và hành quân hằng ngày.
Anh NVC thuyên chuyển từ Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang (TTHLKQ) về Phi Đoàn 514. Anh NVC đã là một hoa tiêu giỏi làm huấn luyện viên dạy khóa sinh học lái trên các phi cơ O-1A hoặc T-6 tại TTHLKQ. Do đó, chỉ huấn luyện xuyên huấn trên A-1H trong thời gian một tháng, anh được xác định hành quân trên A-1H với tư cách phi tuần viên, nghĩa là người có thể bay hành quân theo một người khác hướng dẫn trong các phi vụ không trợ hỏa lực. Trong thời gian ngắn ngủi là một tháng, chính anh Quốc đã chăm sóc huấn luyện cho anh NVC, và chỉ có anh Quốc huấn luyện cho anh NVC mà thôi. Như vậy, hai người có thể bay rất ăn ý với nhau sau thời gian huấn luyện. Anh Quốc là một hoa tiêu khu trục giỏi, tức nhiên chỉ bảo cho anh NVC cũng cặn kẽ và chu đáo hơn bất cứ ai khác.
Anh NVC đã tham gia hành quân với anh Quốc một vài chuyến trước khi việc dội bom Dinh Độc Lập xảy ra. Ngày hôm đó, anh Quốc dẫn anh NVC trong một phi vụ không trợ hỏa lực cho Vùng 4 Chiến Thuật, xuất phát từ hậu cứ Biên Hòa từ sáng sớm, nghĩa là đợt túc trực đầu tiên phải thi hành phi vụ theo trong lệnh bay. Phi cơ trang bị bom nổ, bom xăng đặc "Napalm", có thể có hỏa tiển, và đầy đạn đại bác 20 mm nạp trên 4 khẩu của từng phi cơ. Chúng tôi không biết rõ số bom đạn mang theo trong phi vụ này cho từng phi cơ, nhưng hai phi cơ thường được trang bị như nhau. Có thể có các cở bom nổ như 500lbs, 250lbs hay 100lbs. Có thể có cả hỏa tiển không địa loại thường chứ không cần loại xuyên phá, vì đây là trang bị tổng quát dành cho mọi cuộc hành quân không trợ hỏa lực cho các cuộc hành quân trong hai vùng, V3CT và V4CT, tùy số bom đạn tồn kho có những gì, nhưng chắc chắn có bom xăng đặc Napalm và bom nổ 500lbs vì hai loại bom này đã được thả trên Dinh Độc Lập.
Phi vụ các anh Quốc và NVC thi hành ngày hôm đó là một phi vụ yểm trợ trong V4CT, nên sau khi cất cánh đã lấy hướng bay về vùng này, tức nhiên tiện đường tạt qua khu vực Saigon là một khu vực cấm bay khi không có lệnh, trừ trường hợp diễn hành trong những ngày lễ lớn mà phi cơ không thể được trang bị bom đạn. Cấm bay vì phải bảo vệ an ninh cho vùng đông dân cư chứ không nhất thiết vì một lý do nào khác. Hai phi cơ này đã bay vào khu vực Dinh Độc Lập nằm ngay ngã ba đường Thống Nhất và đường Công Lý và thả bom ngay trên địa điểm này.
Phi Đoàn 514 nhận tin này thẳng từ TTHQKQ đến văn phòng chỉ huy trưởng phi đoàn. TTHQKQ yêu cầu cho phi cơ lên đuổi phi tuần đang oanh tạc Dinh Độc Lập ngay lập tức. Một phi tuần nhẹ trang bị toàn súng đại bác mà thôi do chúng tôi hướng dẫn cùng anh NVL cất cánh ngay và hướng về Saigon. Khi chúng tôi trên đường đến không phận Dinh Độc Lập thì nghe tiếng gọi của anh NVC bảo chúng tôi hãy tấn công Dinh Độc Lập, một lời kêu gọi đanh thép và quả quyết. Lúc đó, chúng tôi chưa ý thức được vị trí và tình trạng của các phi cơ của anh Quốc và anh NVC ra sao hay ở đâu. Thật là một tình huống khó xử, vì nhiệm vụ phải bay lên theo sự điều động của một thẩm quyền chính thức có quyền điều động như TTHQKQ để thi hành một phi vụ mà anh em nào đã từng bay cũng cảm thấy đau lòng, vì phải đối phó với những người bạn đã từng sống chết có nhau để tiêu diệt quân thù là Việt Cộng. Trong khi đó, có một đơn vị của Mỹ nằm ngay trong căn cứ Không Quân Biên Hòa là đơn vị 34th Tac. Group đang sử dụng T-28, là một loại phi cơ, nếu nói về đánh nhau trên không thì T-28 có khả năng xoay sở nhanh nhẹn hơn phi cơ A-1H nhiều. Nếu loại phi cơ này can thiệp vào vòng chiến thì thật sẽ làm chúng tôi khó xử hơn nữa.
Khi chúng tôi đến vùng Saigon và lấy hướng tìm đến Dinh Độc Lập, mắt quan sát xem các phi cơ của anh Quốc và anh NVC đang ở đâu, thấy trên vùng này, mây che khuất từ dưới lên đến 300 bộ, nghĩa là khoảng 100m trần mây, nghĩa là rất thấp để thi hành một vụ thả bom. Tuy trần mây không kín hẳn, có vài lỗ trống để có thể xuyên qua, vì loại mây gồm có loại mây "stratus" thấp nhưng không dầy đặc, nhưng tầm nhìn thì thật là quá giới hạn, chỉ thấy xa đàng trước chừng 10 dậm Anh. Khi chúng tôi tìm cách xâm nhập vào vùng để quan sát thì thấy Dinh Độc Lập đang cháy to ở cánh phía Bắc của dinh. Tuy không thấy đổ vỡ vì bom là bao nhiêu, nhưng lửa bốc ra từ các cửa sổ rất rõ rệt. Thình lình, nhiều tràng súng đại liên 12 ly 7 từ dưới đất bắn lên làm phi cơ chúng tôi lãnh tất cả 4 viên, trong số đó, có một viên xuyên phá hệ thống thủy điều làm chảy thủy điều. Chừng đó chúng tôi mới ngỡ ra rằng, dưới đất không thể phân biệt được chiếc nào là chiếc oanh tạc Dinh Độc Lập, chiếc nào như chúng tôi lên để giải tỏa phi tuần kia. Chúng tôi tuyệt đối không thấy bóng dáng phi cơ của các anh Quốc và NVC đâu cả, nên chúng tôi báo cáo và tìm đường thoát ra khỏi khu vực về hạ cánh. Từ Dinh Độc Lập lấy hướng khoảng 150 về hướng Đông Nam, chúng tôi bay sát đất, khoảng 50 bộ Anh, bay xuyên qua sông SaiGon khi một hàng rào lửa dầy đặc của đạn phòng không bắn lên lên từ các chiến hạm đậu trên sông này. Súng từ chiến hạm bắn lên rất nhiều loại, trong đó có loại đạn 40mm có thể hạ bất cứ phi cơ nào nếu bị trúng đạn. May thay, nhờ bay sát đất, nhờ thấy rõ hàng rào đạn lửa bay lên, nên chúng tôi đã tìm thấy lỗ để chui qua an toàn giữa hai chiến hạm. Sau khi thoát khỏi hàng rào lửa đạn đó chừng vài phút, chúng tôi lấy lại cao độ và về Biên Hòa hạ cánh với phương thức ra chân đáp khẩn cấp. Phi cơ của phi tuần viên chúng tôi không hề bị trúng đạn và đáp an toàn tại Biên Hòa.
Trong nghề bay của chúng ta, chúng ta có thể rút một vài kinh nghiệm như sau. Đài radar Paris nằm tại Tân Sơn Nhứt không thể quan sát được phi cơ bay quá gần trung tâm của đài, vì sóng radar chỉ quét được ra xa hơn khoảng 10 dậm. Nếu phi cơ bay thật thấp như trường hợp vừa nêu thì cũng khó mà tìm thấy được. Muốn bao vùng mà radar chỗ đó không thấy được thì phải có một radar khác phủ trùm lên chỗ tối đó. Radar Cần Thơ, đài Paddy, nằm ngoài 200 dậm cách Saigon, không thể phủ trùm lên khu vực Saigon nên không tiếp sức với đài Paris được. Vì vậy, tuy TTHQKQ biết được phi tuần của anh Quốc và NVC tấn công Dinh Độc Lập vì được Dinh Độc Lập báo tin bằng điện thoại, nhưng thật sự không biết họ đang ở đâu. Sau này, chúng ta biết được, ngay trong lúc anh NVC kêu gọi chúng tôi tấn công vào Dinh Độc Lập thì anh ấy đã trên đường bay qua Nam Vang rồi, mà radar của đài Paris cũng chưa biết vì anh bay quá thấp. Trong lúc đó thì anh Quốc đã đáp khẩn cấp xuống sông Saigon.
Có nhiều người cho rằng anh Quốc đã bị súng của chiến hạm bắn hạ, nhưng thật sự, anh Quốc bắt buộc hạ cánh xuống sông Saigon vì lý do khác. Có thể đơn vị bắt anh Quốc sau khi anh đã thoát chết đuối là một đơn vị người nhái.
Anh Quốc không hề thả một quả bom nào trên Dinh Độc Lập. Tất cả bom mà anh Quốc đã mang theo được thả an toàn trên sông Saigon trước khi anh đáp xuống nước. Thả bom an toàn là thả bom mà ngòi nổ còn gài chốt nên bom rời khỏi phi cơ, chìm xuống nước mà không nổ.
Sau khi phi cơ được vớt lên và mang về TSN, chúng tôi có dịp đến đó quan sát thì thấy phi cơ anh Quốc đã bị trúng tất cả 72 viên đạn 12 ly 7 bắn lên từ Dinh Độc Lập. Trong số 72 viên đạn đó, chỉ có một viên trúng vào chỗ nhược, canh van "xy lanh", vì thế, xăng trào ra trong lúc động cơ đang nóng bỏng làm động cơ phát hỏa. Máy đang cháy, anh Quốc liền thả hết bom xuống sông sau khi đã quyết định đáp khẩn cấp xuống nước là nơi an toàn nhất cho anh và cho dân chúng trong vùng. Anh giữ mui phi cơ đóng kín để tránh lửa tràn vào phòng lái. Vì thế, sau khi đáp xuống nước, và trong vài giây, phi cơ chìm hẳn xuống sâu, anh đã gặp nhiều khó khăn để mở mui để thoát ra khỏi phi cơ. Sau này, trong lúc bị giam tại nhà giam an ninh quân đội, anh có viết gửi về cho phi đoàn của anh một tài liệu nói về làm sao thoát hiễm dưới nước trên A-1H khi mui phi cơ còn đóng chặt. Tài liệu này dài khoảng 10 trang viết tay, đầy đủ chi tiết, làm sao mở mui ra, làm sao chui ra ngoài trong lúc gần ngợp thở....Thật là một tài liệu vô cùng quý giá cho những ai bay A-1H thời đó. Cơ quan an ninh đã chuyển tài liệu ấy về cho Phi Đoàn 514 để học tập. Về phần anh Quốc, anh đã bị giữ tại cơ quan an ninh quân đội để điều tra cho đến ngày 2 tháng 11 năm 1963, anh mới trở về đơn vị. Về lại Biên Hòa, Trung Úy Phạm Phú Quốc được đề cử giữ chức vụ chỉ huy trưởng đầu tiên của Phi Đoàn 518 đang được thành lập, sử dụng phi cơ A-1H. Một nhóm huấn luyện viên của Hải Quân Hoa Kỳ sang đơn vị này để huấn luyện đặc biệt về cách không hành trên mặt biển, theo kiểu dò tìm tàu lặn trong Hải Quân Mỹ, mà sau này, anh Quốc đã ứng dụng trong các phi vụ Bắc Phạt.
Cuộc thả bom Dinh Độc Lập năm 1962 là một hành vi chính trị do hai sĩ quan Không Quân VNCH thực hiện trong tiến trình chuyển hướng đường lối lãnh đạo tại miền Nam Việt Nam. Ai cũng có thể nhận biết được Mỹ muốn thay đổi chính sách, bắt miền Nam phải có một đường lối chính trị hoàn toàn theo Mỹ để có thể nhận viện trợ cần thiết cho công cuộc chống cộng của mình, dù trước khi đảo chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Tổng Thống Diệm là người tích cực chống cộng, nhưng chống cộng theo kiểu riêng của ông, không phù hợp với chính sách của Mỹ thời bấy giờ. Nhân cơ hội này, chúng ta lại thấy rõ hơn quyết tâm chống cộng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm qua câu chuyện sau đây.
Ngay chiều ngày phi tuần của anh Quốc thả bom Dinh Độc Lập, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã đích thân đến Biên Hòa, trong Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Thiếu Tá chỉ huy trưởng CC2TLKQ và chúng tôi đã tuần tự trình diện với Tổng Thống Ngô Đình Diệm để nghe hiểu thị. Chúng tôi sang trình diện tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh với quân phục đại lễ trắng. Tổng Thống gặp Thiếu Tá chỉ huy trưởng CC2TLKQ trước, và sau đó, tôi trình diện Tổng Thống. Đây là những giây phút hồi hộp nhất trong binh nghiệp của chúng tôi, cảm thấy mình đang có một gánh nặng to lớn đè nặng trên vai mà sức người khó có thể chịu đựng nỗi. Lúc đó, chúng tôi chưa đầy 30 tuổi, đã có vợ và hai con. Đây là lần thứ ba tôi nhìn thấy Tổng Thống. Lần thứ nhất, ông đã đến dự lễ thành lập phi đoàn vào năm 1961. Lần khác, Tổng Thống đã đến phi trường Biên Hòa triệu tập tất cả sĩ quan mặc quân phục trắng ngồi nghe Tổng Thống ban hiểu thị ngay ngoài sân tại Câu Lạc Bộ Sĩ Quan, và đêm hôm đó, Tổng Thống đã ngủ lại trong một 'trailer" đặt trên sân đậu phi cơ trước hangar của Công Xưởng Không Quân. Hai lần gần gũi đó cho thấy Tổng Thống đã rất để tâm đến đơn vị Không Quân này, Phi Đoàn 514, một phi đoàn khu trục nổi tiếng từ Bắc chí Nam trong cuộc chiến chống cộng mà ông hạ quyết tâm. Tôi cảm thấy sự thất vọng của Tổng Thống trong chuyến xuất hành này vô cùng to lớn, nhưng cũng nhận thấy được Tổng Thống vẫn rất tha thiết ân cần đến đơn vị chúng tôi, vì nếu không thì Tổng Thống đâu cần phải đích thân xuống đây mà chỉ cần ban chỉ thị trừng phạt nếu ông muốn.
Chúng tôi được đưa vào một phòng trang trí đơn giản, không to lắm, không nhỏ lắm. Trong phòng có một bộ bàn ghế bằng gỏ đỏ với bốn ghế ngồi đặt ngay chính giữa, trên một tấm thảm màu sắc nhu nhả. Ngay trên bàn, có một bình bông nhỏ, một đồ gạt tàn thuốc lá, bên cạnh có một đĩa nhỏ đựng một bao thuốc lá hiệu "Grand Prix" do Việt Nam sản xuất. Bao thuốc được mở sẵn nhưng khép lại để bên cạnh một bao diêm cũng do Việt Nam chế tạo. Dường như Tổng Thống rất hãnh diện dùng những thứ mà nước mình sản xuất thay vì dùng những thứ như thuốc lá ba số 5, hay Players, hay Craven "A", hay Lucky, Salem...Chúng tôi ngồi đó một mình để ngẩn ngơ với nhiều suy nghĩ mông lung. Ngoài cửa, có một lính canh của Phủ Tổng Thống đứng gác nghiêm chỉnh. Không lâu sau, có tiếng bắt súng chào, và Tổng Thống nhanh nhẹn bước vào trong bộ y phục trắng. Khi đến gần chúng tôi, ông chỉ thị cho tôi ngồi xuống đối diện với ông. Ông mở thuốc lá lấy một điếu và chăm lửa hút, nhưng chỉ hút không được nửa điếu là ông dụi thuốc tắt ngay.
Tr/u Phi công Nguyễn văn Cử bay thẳng sang Cam Bốt xin tỵ nạn sau chuyến bay bỏ bom Dinh Độc Lập
Tổng Thống nhỏ nhẹ nói với tôi:"Anh nói với tôi như nói với một ngọn đèn". Cố ý làm cho tôi thoải mái, đừng quá sợ sệt để có thể nói thật lòng. Còn tôi thì cẩn thận nghe kỹ xem Tổng Thống nói gì, và cố đọc được tâm tư của ông. Nhưng chỉ có ông nói. Ông bắt đầu câu chuyện nói về ông NVL, thân sinh của anh NVC. Ông nói ông đã giúp đỡ ông NVL nhiều thứ, nhưng ông NVL không chịu hiểu Tổng Thống. Tôi không hề biết ông muốn nói gì, ngoài ý là ông NVL không chịu thông cảm với ông, đã liên tục phản bội ông. Chẳng khi nào Tổng Thống đề cập đến anh Phạm Phú Quốc. Không có câu nào nêu tên anh Quốc. Điều đó cho thấy, theo Tổng Thống, vụ thả bom hồi sáng là do anh NVC mà ra, không liên can gì đến anh Quốc. Vì anh NVC có gia đình tích cực làm chính trị và có ý phản kháng lại chính sách của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Rồi sau đó, Tổng Thống hỏi tôi về hoạt động của Phi Đoàn 514, về nhân sự trong phi đoàn, và về tinh thần phục vụ của nhân viên trong phi đoàn. Tôi đã xác nhận với Tổng Thống hai điều trong tầm tay của tôi. Đó là tinh thần chống cộng triệt để của anh em trong phi đoàn. Hai là khả năng hành quân của mọi nhân viên. Khi đề cập đến những khó khăn trong đơn vị, tôi cũng xác nhận hai điều.
a. Một là tình trạng tài chánh của anh em rất eo hẹp khi phải hoạt động nhiều nơi cùng lúc, ám chỉ công tác biệt phái nhiều mà không đủ phụ cấp vãng phản, nên khó sống với tình trạng "một cảnh hai quê". Tiền lương lãnh được phải nuôi gia đình, còn đâu tiền để tự nuôi sống khi biệt phái hành quân. Cảnh khó khăn về tài chánh đó đã được chúng tôi gánh chung hằng tháng, thiết rồi cả sĩ quan và hạ sĩ quan cũng chỉ ăn "cơm tay cầm" (bánh mì xì dầu) khi công tác ngoài đơn vị. Tình trạng eo hẹp kéo dài sẽ nguy hại đến tinh thần chiến đấu của quân sĩ.
b. Hai là, ngoài công việc huấn luyện đào tạo chuyên môn về bay hay về sửa chữa máy bay, chúng tôi không có khả năng biết được xu hướng chính trị từng người, mà đó là công việc của ngành an ninh quân đội.
Chúng tôi hoàn toàn nhận lỗi trước hành động vô kỷ luật của anh Quốc và anh NVC vì hai anh ấy là nhân viên trực thuộc đơn vị chúng tôi, tức nhiên cấp chỉ huy đơn vị phải nhận lãnh trước tiên mọi hình phạt vì liên đới chịu trách nhiệm. Chỉ mong Tổng Thống ra sức giúp đỡ phương tiện để đơn vị có thể hoạt động tốt hơn trong tương lai.
Tổng Thống khuyên tôi phải cố gắng chỉ huy cho tốt để tiếp tục ra sức đóng góp tích cực vào công cuộc chống cộng chung. Ông còn nói thẳng ra rằng, người Mỹ đã muốn đổ quân vào Việt Nam để tham chiến, nhưng ông khẳng định không muốn cho người Mỹ tham chiến vì sẽ làm mất đi chính nghĩa đấu tranh của chúng ta. Ông bảo, dù một người lính Mỹ nhập vào cù lao Ré, ông cũng không bằng lòng, huống hồ là để cả nhiều đơn vị lính Mỹ chiến đấu trên đất nước ta. Tổng Thống còn nhấn mạnh đến tương lai có thể bị cắt viện trợ. Ông ra lệnh tôi phải cố gắng chịu đựng trong khó khăn thiếu thốn quân dụng trong một năm, phải cố duy trì hoạt động được trong một năm dù bị cắt viện trợ quân sự. Sau này, chúng ta có thể xác nhận ý muốn duy trì chống cộng dù bị Mỹ cắt viện trợ, qua những sự chuẩn bị để đối phó như: thiết lập nhà máy đúc đạn tại Cát Lái; trồng cây lấy gổ Teck làm bá súng tại Xuân Lộc mà những ai có ở tù tại trại giam Z30A đều biết dưới tên "rừng bà Nhu".
Chúng tôi nhận thông điệp này rất rõ. Sau đó thì Tổng Thống đi nhanh nhẹn ra khỏi phòng. Tôi bước ra khỏi phòng chừng 15 bước sau. Khi tôi đến cửa và bước ra ngoài chừng hai bước thì nghe tiếng anh lính gác bảo:" Đại Úy mà xấc!" Khi đó làm tôi nghĩ lại, trong lúc đối thoại với Tổng Thống, tôi chẳng khi nào gọi ông bằng "Cụ" mà luôn luôn là Tổng Thống, và tự xưng mình là "tôi" thay vì bằng "con" như nhiều người thường làm. Nhưng tôi thật sự không sợ hãi mà cũng không quan ngại đến lời phê phán của anh lính gác của Thành Cộng Hòa. Vì đó là cái tôi chân thật, không màu mè, không bợ đỡ, không đòi hỏi dù một sự tha thứ vì mình có tội thì cứ nhận tội, có gì phải bợ đỡ, phải lo âu, rụt rè. Ít nhất cũng phải chịu cách chức, hay giáng cấp, hay đuổi khỏi quân chủng....và nhiều điều bất lợi khác xảy đến như những hệ quả đương nhiên.
Chắc ai cũng lo cho những gì sẽ xảy ra sau vụ dội bom Dinh Độc Lập của anh Phạm Phú Quốc và anh NVC. Những biện pháp được áp dụng sau đó, đối với quân đội nói riêng và đối với cuộc chiến nói chung rất là sai lầm. Sai lầm vì làm cho những người chiến đấu ngoài trận mạc thiếu đi sự yểm trợ hỏa lực hữu hiệu của Phi Đoàn 514. Câu chuyện được tiến hành như sau.
a. Đối với Phi Đoàn 514, những chuyến bay về hướng miền Tây phải xuyên qua một điểm chuẩn là Nhà Bè, hay đi về miền Bắc Saigon thì phải qua điểm Lái Thiêu. Tuyệt đối không thể đi tắt, vì phi lộ sẽ xuyên qua khu vực Saigon. Radar có thể kiểm soát các phi lộ đó để báo động kịp thời cho Dinh Độc Lập nếu có máy bay nào vi phạm.
b. Phòng Hành Quân Phi Đoàn 514 phải thông báo cho Ban An Ninh CC2TLKQ mọi phi lệnh hành quân hay huấn luyện gồm đầy đủ tên họ hoa tiêu, số phi cơ mà hoa tiêu đó bay, để tránh có người ăn cắp máy bay.
c. Ban An Ninh CC2TLKQ đóng tất cả lối ra phi đạo bằng kẻm gai, và chỉ mở cổng ra sau khi xác nhận người và phi cơ đều đúng theo phi lệnh đã phổ biến cho Ban An Ninh, dù hoa tiêu bay chuyến đó là chỉ huy trưởng phi đoàn, chỉ huy phó phi đoàn, hay trưởng phòng hành quân phi đoàn, là ba giới chức có quyền ký phi lệnh. Sau khi anh Quốc bị nhốt tại cơ quan an ninh quân đội, Phi Đoàn 514 đề cử Trung Úy HMĐ thay thế trong chức vụ Trưởng Phòng Hành Quân.
d. Tất cả phi cơ A-1H thuộc Phi Đoàn 514 chỉ được trang bị hành quân với súng mà thôi. Tuyệt đối không được trang bị bom hay hỏa tiển. Biện pháp này chỉ làm lợi cho cộng sản, nhưng bộ phận khỏe nhất là Ban Vũ Khí của phi đoàn, từ đó chỉ cần nạp đạn lên bốn súng đại bác 20 ly, không còn phải vác những quả bom nặng đến 250 kg, hay ráp các hỏa pháo dễ làm đứt tay như bom chùm (frag cluster bomb).
Thế mà đơn vị cũng tiếp tục lập công lớn, như trong trận Mé láng đã với súng mà bắt cả trăm VC phải dơ súng đầu hàng vì bị ví trong một thửa ruộng không làm sao thoát thân được. Và cả trăm VC chết trên dòng sông vì bị tấn công khi họ tẩu thoát trên ba chiếc ghe máy, mỗi ghe chở cả 50 người. Những chiến công đó tiếp tục giúp cho Phi Đoàn 514 dành được mỗi năm một Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu trong các năm 1962 và 1963. Để rồi, ba năm sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị giết, Phi Đoàn vẫn lãnh chiến công vượt trội, được mang Giây Biểu Chương Màu Bảo Quốc Huân Chương, thêm vào hai lần được Tổng Thống Hoa Kỳ trao tặng "President Unit Citation".
Ngoài những biện pháp an ninh vô dụng và rất có hại cho chiến tranh, cơ quan an ninh quân đội còn can thiệp ở cấp cao để chạy tội, cho rằng sở dĩ có những hành động phản bội như vụ dội bom Dinh Độc Lập là do cấp chỉ huy phi đoàn quá cứng rắng, quá khó khăn đối với thuộc hạ. Điều đó cũng được các tướng lãnh cho rằng, "cấp chỉ huy phải đòi hỏi tối đa ở thuộc hạ". Nhờ vậy nên cơ quan an ninh không tác oai tác oái được.
VNCH là một nước non trẻ, nhưng muốn lớn lên, muốn trưởng thành thì bị bóp chết. Sau khi hạ bệ được Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong năm 1963, mãi cho đến năm 1967, nghĩa là bốn năm sau, mới có một hiến pháp mới, một tổng thống mới. Còn từ 1-11-1963 cho đến 1967, không biết các đảng phái chính trị của VN đã làm gì mà không tìm được một lối thoát cho mình? Không bầu ra được một vị lãnh đạo mà mọi người dân tôn trọng chấp nhận?
Sau khi bị bắt, Phạm Phú Quốc dù phải bị giam, nhưng được đối đãi tử tế; song đã có rất nhiều tin đồn, cộng thêm với một số tờ báo bất lương nên đã tuyên truyền rằng:
“Phạm Phú Quốc đã bị hành hạ, tra tấn, đánh đập suốt cả ngày lẫn đêm, không cho ăn, không cho ngủ, đã bị mật vụ dùng kìm rút hết mười móng tay và mười móng chân…”
Chính vì thế, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã phái Sĩ quan tùy viên Lê Châu Lộc, đến tận nơi gặp ông Phạm Phú Quốc, để nhìn thấy tận mắt trên thân thể, cũng như xem mười chiếc móng tay và mười chiếc móng chân của ông Phạm Phú Quốc có bị rút hết hay không?
Tuân lệnh của Thổng Thống Ngô Đình Diệm, ông Lê Châu Lộc đã đi đến tận nơi để gặp ông Phạm Phú Quốc.
Khi giáp mặt ông Phạm Phú Quốc ông Lê Châu Lộc đã tự giới thiệu:
“Tôi Đại úy Lê Châu Lộc, Sĩ quan tùy viên của Tổng Thống, được lệnh của Tổng Thống đến đây để gặp ông”.
Ông Phạm Phú Quốc, hình như không thể tin những lời của ông Lê Châu Lộc, nên vội đứng lên một cách nghiêm chỉnh. Nhưng ông Lê Châu Lộc đã nói tiếp:
“Tôi Đại úy Lê Châu Lộc Sĩ quan tùy viên của Tổng Thống, được lệnh của Thổng Thống đến đây để gặp ông; nhưng không phải để điều tra về ông, mà Tổng Thống bảo tôi đến đây để thăm ông. Vậy, tôi chỉ muốn hỏi ông: Ông có bị ai đánh đập, tra tấn hay không, để tôi về trình lại cho Tổng Thống hay về những gì tôi đã mắt thấy, tai nghe, chứ tôi không hề tra vấn ông bất cứ một điều gì cả?
- Dạ không.
- Ông có bị tra vấn không cho ngủ, không cho ăn hay không?
- Dạ không.
- Như vậy, xin ông vui lòng cởi bỏ y phục, cho tôi nhìn tận mắt, để biết trên thân thể của ông có bị thương tích gì không.
Và ông Phạm Phú Quốc đã làm theo yêu cầu của tôi, vì thế, tôi đã nhìn thấy toàn thân thể của ông Phạm Phú Quốc không hề có một vết tích nào gọi là “tra tấn” cả. Nhưng ông vẫn hỏi tiếp:
- Ông có bị rút hết mười cái móng tay và mười cái móng chân hay không?
- Dạ không.
- Vậy, ông hãy bỏ hai bàn tay của ông lên bàn tay của tôi, để cho tôi nhìn thấy, rồi sau đó, là mười ngón chân của ông.
- Dạ, xin Đại úy hãy nhìn xem.
Sau khi nhìn và sờ lên tay chân của ông Phạm Phú Quốc, tôi không hề thấy có một chút vết tích gì hết, ông Phạm Phú Quốc vẫn khỏe mạnh bình thường, rồi bỗng ông Phạm Phú Quốc đã nói:
- Tôi xin Đại úy trình lên Tổng Thống rằng: tôi thành thật xin lỗi Tổng Thống, vì tôi đã nghe lời của người bạn, nên đã làm như vậy; chứ tôi không có chủ ý giết Tổng Thống. Và ông Phạm Phú Quốc đã viết những lời xin lỗi Tổng Thống Ngô Đình Diệm, trên một mảnh giấy nhỏ, và nhờ trình lên Tổng Thống.
- Tôi sẽ trình lại với Tổng Thống.” (Nam Nhân-Quân nhân QLVNCH)
Người viết bài này thật không muốn thế hệ mai sau nghĩ sai lầm về con người của Phạm Phú Quốc. Tuy rằng chính tôi đã cất nhắc cho anh Quốc thăng cấp Trung Úy Đặc Cách để có thể để anh lãnh chức vụ Trưởng Phòng Hành Quân của Phi Đoàn 514, vì trong phi đoàn, vào năm 1960, có nhiều Trung Úy khác chưa xác định hành quân với tư cách phi tuần viên. Anh Quốc có tinh thần phục vụ rất cao. Anh có gia đình từ lâu làm chính trị. Anh không thể bị VC lợi dụng để hành động theo ý muốn của chúng. Vụ ném bom Dinh Độc Lập ngày 27 tháng 2 năm 1962 không giống như vụ ném bom Dinh Độc Lập trong tháng 4 năm 1975 của Nguyễn Thành Trung, vì Nguyễn Thành Trung là một VC nằm vùng. Nếu như VC, ta coi vụ ném bom Dinh Độc Lập của Phạm Phú Quốc là một hành động anh hùng thì thật là oan uổng cho tinh thần Phạm Phú Quốc. Đó là điều duy nhất tôi muốn xác nhận cùng các bạn Không Quân của tôi, đừng để bị địch cố tình xuyên tạc.
Gman
12-2006
__________________
Tài Liệu tham khảo
1. Phạm Phú Quốc trích từ cuốn Quân Sử KQVNCH do Liên Hội Ái Hữu Không Quân Úc Châu thực hiện.
2. Hình ảnh do phóng viên báo chí chụp được trong khi oanh tạc Dinh Độc Lập năm 1962.
3. Phi Đoàn 514, đăng trên trang nhà bgkq.net, trong chương Hồi Ký
Last edited by alamit; 30-01-2013 at 07:40 AM.
Kính mời quý bạn đọc cùng theo dõi.
Phạm phú Quốc và phi vụ thả bom Dinh Độc Lập, Sài Gòn 1962.
Trong Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, chắc ai cũng đều biết tới tên anh Phạm Phú Quốc. Anh bắt đầu nổi tiếng không chỉ sau khi anh tử trận trong một phi vụ Bắc Phạt vào năm 1965, hay nhờ bản nhạc mà nhạc sĩ Phạm Duy đã biến anh thành "Người Hùng Mang Tên Quốc" mà chính là qua vụ anh đã tham gia vào cuộc oanh tạc Dinh Độc Lập trong năm 1962. Từ đó đến nay, không biết có ai đã viết về vụ oanh tạc này hay chưa, tuy đó là một sự kiện liên quan mật thiết đến quân sử Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, nếu không nói là nó có tầm quan trọng không ít đối với lịch sử cả nước Việt Nam Cộng Hòa. Vì thế, chúng tôi mạnh dạn trình bày trong sự hiểu biết của chúng tôi để lưu lại mai sau những dữ kiện có thật.
Nếu bạn đọc tìm hiểu về anh Phạm Phú Quốc qua cuốn Quân Sử Không Quân Việt Nam Cộng Hòa (mà chúng tôi có đánh máy lại kèm theo phần tài liệu tham khảo dưới đây) thì bạn sẽ thấy trình bày về phi vụ cuối cùng của anh trong năm 1965, một vài dòng tiểu sử, và phần lớn nói về việc cải táng cho anh Quốc từ vùng anh bị tử trận ở Hà Tĩnh đến nơi an nghỉ vĩnh viễn tại quê nhà ở Hội An tỉnh Quảng Nam
Vào năm 1962, Trung Úy Phạm Phú Quốc giữ chức vụ Trưởng Phòng Hành Quân của Phi Đoàn 514 đồn trú tại Biên Hòa trong Căn Cứ 2 Trợ Lực Không Quân (CC2TLKQ).
Phi Đoàn 514 là đơn vị biệt lập, ngang hàng với một tiểu đoàn, có quân số vào khoảng 400 người, với trang bị theo bản cấp số quân dụng là 25 phi cơ khu trục. Lúc đó, Phi Đoàn 514 sử dụng phi cơ A-1H Skyraider. Đơn vị có tất cả ba phòng sở. Phòng Hành Quân lo việc huấn luyện và hành quân sử dụng hoa tiêu khu trục hiện hữu vào khoảng 25 người, nếu tính tỷ lệ trên số phi cơ hiện hữa thì ta có 1/1, nghĩa là một người bay một phi cơ. Đó là một tỷ lệ quá kém chỉ áp dụng trong thời bình. Vì cả KQVN chỉ có 2 phi đoàn trong năm 1962, một ở Nha Trang là Phi Đoàn 516 thành lập trong năm 1962, và một ở Biên Hòa thành lập từ năm 1956, nên công tác không chỉ xuất phát từ hậu cứ nơi đồn trú mà còn phải biệt phái nhiều nơi khác nhau như ở Sóc Trăng để tham dự Chiến Dịch Bình Tây, ở Đà Nẵng trong các cuộc hành quân Lam Sơn, tại Nha Trang hay Pleiku (khi PĐ516 chưa được thành lập) để tăng cường yểm trợ cho Vùng 2 Chiến Thuật. Công tác huấn luyện chuyển tiếp đơn vị từ các hoa tiêu các ngành khác trên phi cơ A-1H như từ C-47, T-28, T-33 hay O-1A. Việc huấn luyện chuyển tiếp cho các hoa tiêu này cần đến phi cơ T-6 rút từ Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang về, nâng cấp số phi cơ thêm 9 chiếc T-6 nữa. Thời đó, mọi người đều trẻ trong nghề, trẻ trong chức vụ chỉ huy, nhưng trách nhiệm thật tình khó mà lường được.
Ngoài Phòng Hành Quân còn có hai Phòng biệt lập nữa với trọng trách thật to lớn, đó là Phòng Hành Chánh và Phòng Vật Liệu.
Phòng Hành Chánh chỉ lo việc quản lý hồ sơ nhân viên trực thuộc.
Phòng Vật Liệu với hai Ban Bảo Trì và Tiếp Liệu đảm trách bảo trì cấp phi đoàn. Chính Phòng Vật Liệu cũng như Phòng Hành Quân thiếu rất nhiều chuyên viên khả năng và kinh nghiệm cần thiết để bảo đảm cho sự an toàn hoạt động của đơn vị. Và phần lớn, họ đều là hạ sĩ quan binh sĩ, với đồng lương thấp kém, lại thêm thay phiên nhau biệt phái hoạt động ngoài đơn vị. Tình huống một cảnh hai quê đã làm cho sức khỏe và tinh thần phục vụ của mọi nhân viên đều sa sút khi cuộc chiến tiếp diễn liên tục và càng lúc càng gây go. Đành rằng nhiệm vụ của cấp chỉ huy là phải biết nâng cao tinh thần chiến đấu của thuộc hạ, nhưng yếu tố chính căn bản là thiếu người và tiện nghi để có thể hoạt động hiệu quả.
Phi Đoàn 514 đồn trú trong CC2TLKQ. CC2TLKQ là đơn vị yểm trợ về tiếp vận nhưng cũng là cấp chỉ huy lãnh thổ của phi đoàn. Lúc đó, tại Biên Hòa có hai đơn vị Không Quân đồn trú là Công Xưởng Không Quân và Phi Đoàn 514.
Căn cứ có trách nhiệm yểm trợ về mọi mặt tiếp vận và phòng thủ đơn vị, như nhà cửa, lương bổng, xăng nhớt, bom đạn, xe cộ, truyền tin, bệnh xá, chùa chiền...và nhất là về an ninh lãnh thổ.
Hoạt động hành quân của Phi Đoàn 514 được đặt dưới sự điều động tổng quát của một cấp chỉ huy hành quân là Trung Tâm Hành Quân Không Quân (TTHQKQ).
TTHQKQ đặt tại Tân Sơn Nhứt, trong đó có phần việc phối hợp với Không Quân Hoa Kỳ là TACC, chữ tắt của "Tactical Air Control Center". TTHQKQ có quyền chỉ huy hành quân trực tiếp đến mọi đơn vị chiến đấu Không Quân, bao gồm cả đơn vị kiểm báo (radar) để hướng dẫn, điều khiển, và kiểm soát mọi phi cơ đang bay trong không phận Việt Nam Cộng Hòa dù thi hành phần nhiệm nào của Không Quân chúng ta như Tìm Cứu, Phòng Không, Không Trợ, hay xuất ra khỏi không phận để chiến đấu trên những vùng ngoài lãnh thổ. Điều này quan trọng đến vụ thả bom Dinh Độc Lập mà chúng tôi đề cập đến sau này.
Tóm lại, vụ thả bom Dinh Độc Lập trong năm 1962 do Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử thực hiện có liên quan đến hai đơn vị Không Quân khác, đó là TTHQKQ và CC2TLKQ. Sau đây, chúng tôi xin trình bày diễn tiến của ngày hôm ấy, và các hệ quả tai hại của nó.
Trong chức vụ Trưởng Phòng Hành Quân của Phi Đoàn 514, anh Quốc chăm lo về huấn luyện đơn vị cho hoa tiêu, đặt hoa tiêu trong tình trạng túc trực hành quân, và thi hành lệnh hành quân từ TTHQKQ. Nói cách khác, trong chức vụ này, anh Quốc toàn quyền sắp xếp các phi vụ huấn luyện và hành quân hằng ngày.
Anh NVC thuyên chuyển từ Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang (TTHLKQ) về Phi Đoàn 514. Anh NVC đã là một hoa tiêu giỏi làm huấn luyện viên dạy khóa sinh học lái trên các phi cơ O-1A hoặc T-6 tại TTHLKQ. Do đó, chỉ huấn luyện xuyên huấn trên A-1H trong thời gian một tháng, anh được xác định hành quân trên A-1H với tư cách phi tuần viên, nghĩa là người có thể bay hành quân theo một người khác hướng dẫn trong các phi vụ không trợ hỏa lực. Trong thời gian ngắn ngủi là một tháng, chính anh Quốc đã chăm sóc huấn luyện cho anh NVC, và chỉ có anh Quốc huấn luyện cho anh NVC mà thôi. Như vậy, hai người có thể bay rất ăn ý với nhau sau thời gian huấn luyện. Anh Quốc là một hoa tiêu khu trục giỏi, tức nhiên chỉ bảo cho anh NVC cũng cặn kẽ và chu đáo hơn bất cứ ai khác.
Anh NVC đã tham gia hành quân với anh Quốc một vài chuyến trước khi việc dội bom Dinh Độc Lập xảy ra. Ngày hôm đó, anh Quốc dẫn anh NVC trong một phi vụ không trợ hỏa lực cho Vùng 4 Chiến Thuật, xuất phát từ hậu cứ Biên Hòa từ sáng sớm, nghĩa là đợt túc trực đầu tiên phải thi hành phi vụ theo trong lệnh bay. Phi cơ trang bị bom nổ, bom xăng đặc "Napalm", có thể có hỏa tiển, và đầy đạn đại bác 20 mm nạp trên 4 khẩu của từng phi cơ. Chúng tôi không biết rõ số bom đạn mang theo trong phi vụ này cho từng phi cơ, nhưng hai phi cơ thường được trang bị như nhau. Có thể có các cở bom nổ như 500lbs, 250lbs hay 100lbs. Có thể có cả hỏa tiển không địa loại thường chứ không cần loại xuyên phá, vì đây là trang bị tổng quát dành cho mọi cuộc hành quân không trợ hỏa lực cho các cuộc hành quân trong hai vùng, V3CT và V4CT, tùy số bom đạn tồn kho có những gì, nhưng chắc chắn có bom xăng đặc Napalm và bom nổ 500lbs vì hai loại bom này đã được thả trên Dinh Độc Lập.
Phi vụ các anh Quốc và NVC thi hành ngày hôm đó là một phi vụ yểm trợ trong V4CT, nên sau khi cất cánh đã lấy hướng bay về vùng này, tức nhiên tiện đường tạt qua khu vực Saigon là một khu vực cấm bay khi không có lệnh, trừ trường hợp diễn hành trong những ngày lễ lớn mà phi cơ không thể được trang bị bom đạn. Cấm bay vì phải bảo vệ an ninh cho vùng đông dân cư chứ không nhất thiết vì một lý do nào khác. Hai phi cơ này đã bay vào khu vực Dinh Độc Lập nằm ngay ngã ba đường Thống Nhất và đường Công Lý và thả bom ngay trên địa điểm này.
Phi Đoàn 514 nhận tin này thẳng từ TTHQKQ đến văn phòng chỉ huy trưởng phi đoàn. TTHQKQ yêu cầu cho phi cơ lên đuổi phi tuần đang oanh tạc Dinh Độc Lập ngay lập tức. Một phi tuần nhẹ trang bị toàn súng đại bác mà thôi do chúng tôi hướng dẫn cùng anh NVL cất cánh ngay và hướng về Saigon. Khi chúng tôi trên đường đến không phận Dinh Độc Lập thì nghe tiếng gọi của anh NVC bảo chúng tôi hãy tấn công Dinh Độc Lập, một lời kêu gọi đanh thép và quả quyết. Lúc đó, chúng tôi chưa ý thức được vị trí và tình trạng của các phi cơ của anh Quốc và anh NVC ra sao hay ở đâu. Thật là một tình huống khó xử, vì nhiệm vụ phải bay lên theo sự điều động của một thẩm quyền chính thức có quyền điều động như TTHQKQ để thi hành một phi vụ mà anh em nào đã từng bay cũng cảm thấy đau lòng, vì phải đối phó với những người bạn đã từng sống chết có nhau để tiêu diệt quân thù là Việt Cộng. Trong khi đó, có một đơn vị của Mỹ nằm ngay trong căn cứ Không Quân Biên Hòa là đơn vị 34th Tac. Group đang sử dụng T-28, là một loại phi cơ, nếu nói về đánh nhau trên không thì T-28 có khả năng xoay sở nhanh nhẹn hơn phi cơ A-1H nhiều. Nếu loại phi cơ này can thiệp vào vòng chiến thì thật sẽ làm chúng tôi khó xử hơn nữa.
Khi chúng tôi đến vùng Saigon và lấy hướng tìm đến Dinh Độc Lập, mắt quan sát xem các phi cơ của anh Quốc và anh NVC đang ở đâu, thấy trên vùng này, mây che khuất từ dưới lên đến 300 bộ, nghĩa là khoảng 100m trần mây, nghĩa là rất thấp để thi hành một vụ thả bom. Tuy trần mây không kín hẳn, có vài lỗ trống để có thể xuyên qua, vì loại mây gồm có loại mây "stratus" thấp nhưng không dầy đặc, nhưng tầm nhìn thì thật là quá giới hạn, chỉ thấy xa đàng trước chừng 10 dậm Anh. Khi chúng tôi tìm cách xâm nhập vào vùng để quan sát thì thấy Dinh Độc Lập đang cháy to ở cánh phía Bắc của dinh. Tuy không thấy đổ vỡ vì bom là bao nhiêu, nhưng lửa bốc ra từ các cửa sổ rất rõ rệt. Thình lình, nhiều tràng súng đại liên 12 ly 7 từ dưới đất bắn lên làm phi cơ chúng tôi lãnh tất cả 4 viên, trong số đó, có một viên xuyên phá hệ thống thủy điều làm chảy thủy điều. Chừng đó chúng tôi mới ngỡ ra rằng, dưới đất không thể phân biệt được chiếc nào là chiếc oanh tạc Dinh Độc Lập, chiếc nào như chúng tôi lên để giải tỏa phi tuần kia. Chúng tôi tuyệt đối không thấy bóng dáng phi cơ của các anh Quốc và NVC đâu cả, nên chúng tôi báo cáo và tìm đường thoát ra khỏi khu vực về hạ cánh. Từ Dinh Độc Lập lấy hướng khoảng 150 về hướng Đông Nam, chúng tôi bay sát đất, khoảng 50 bộ Anh, bay xuyên qua sông SaiGon khi một hàng rào lửa dầy đặc của đạn phòng không bắn lên lên từ các chiến hạm đậu trên sông này. Súng từ chiến hạm bắn lên rất nhiều loại, trong đó có loại đạn 40mm có thể hạ bất cứ phi cơ nào nếu bị trúng đạn. May thay, nhờ bay sát đất, nhờ thấy rõ hàng rào đạn lửa bay lên, nên chúng tôi đã tìm thấy lỗ để chui qua an toàn giữa hai chiến hạm. Sau khi thoát khỏi hàng rào lửa đạn đó chừng vài phút, chúng tôi lấy lại cao độ và về Biên Hòa hạ cánh với phương thức ra chân đáp khẩn cấp. Phi cơ của phi tuần viên chúng tôi không hề bị trúng đạn và đáp an toàn tại Biên Hòa.
Trong nghề bay của chúng ta, chúng ta có thể rút một vài kinh nghiệm như sau. Đài radar Paris nằm tại Tân Sơn Nhứt không thể quan sát được phi cơ bay quá gần trung tâm của đài, vì sóng radar chỉ quét được ra xa hơn khoảng 10 dậm. Nếu phi cơ bay thật thấp như trường hợp vừa nêu thì cũng khó mà tìm thấy được. Muốn bao vùng mà radar chỗ đó không thấy được thì phải có một radar khác phủ trùm lên chỗ tối đó. Radar Cần Thơ, đài Paddy, nằm ngoài 200 dậm cách Saigon, không thể phủ trùm lên khu vực Saigon nên không tiếp sức với đài Paris được. Vì vậy, tuy TTHQKQ biết được phi tuần của anh Quốc và NVC tấn công Dinh Độc Lập vì được Dinh Độc Lập báo tin bằng điện thoại, nhưng thật sự không biết họ đang ở đâu. Sau này, chúng ta biết được, ngay trong lúc anh NVC kêu gọi chúng tôi tấn công vào Dinh Độc Lập thì anh ấy đã trên đường bay qua Nam Vang rồi, mà radar của đài Paris cũng chưa biết vì anh bay quá thấp. Trong lúc đó thì anh Quốc đã đáp khẩn cấp xuống sông Saigon.
Có nhiều người cho rằng anh Quốc đã bị súng của chiến hạm bắn hạ, nhưng thật sự, anh Quốc bắt buộc hạ cánh xuống sông Saigon vì lý do khác. Có thể đơn vị bắt anh Quốc sau khi anh đã thoát chết đuối là một đơn vị người nhái.
Anh Quốc không hề thả một quả bom nào trên Dinh Độc Lập. Tất cả bom mà anh Quốc đã mang theo được thả an toàn trên sông Saigon trước khi anh đáp xuống nước. Thả bom an toàn là thả bom mà ngòi nổ còn gài chốt nên bom rời khỏi phi cơ, chìm xuống nước mà không nổ.
Sau khi phi cơ được vớt lên và mang về TSN, chúng tôi có dịp đến đó quan sát thì thấy phi cơ anh Quốc đã bị trúng tất cả 72 viên đạn 12 ly 7 bắn lên từ Dinh Độc Lập. Trong số 72 viên đạn đó, chỉ có một viên trúng vào chỗ nhược, canh van "xy lanh", vì thế, xăng trào ra trong lúc động cơ đang nóng bỏng làm động cơ phát hỏa. Máy đang cháy, anh Quốc liền thả hết bom xuống sông sau khi đã quyết định đáp khẩn cấp xuống nước là nơi an toàn nhất cho anh và cho dân chúng trong vùng. Anh giữ mui phi cơ đóng kín để tránh lửa tràn vào phòng lái. Vì thế, sau khi đáp xuống nước, và trong vài giây, phi cơ chìm hẳn xuống sâu, anh đã gặp nhiều khó khăn để mở mui để thoát ra khỏi phi cơ. Sau này, trong lúc bị giam tại nhà giam an ninh quân đội, anh có viết gửi về cho phi đoàn của anh một tài liệu nói về làm sao thoát hiễm dưới nước trên A-1H khi mui phi cơ còn đóng chặt. Tài liệu này dài khoảng 10 trang viết tay, đầy đủ chi tiết, làm sao mở mui ra, làm sao chui ra ngoài trong lúc gần ngợp thở....Thật là một tài liệu vô cùng quý giá cho những ai bay A-1H thời đó. Cơ quan an ninh đã chuyển tài liệu ấy về cho Phi Đoàn 514 để học tập. Về phần anh Quốc, anh đã bị giữ tại cơ quan an ninh quân đội để điều tra cho đến ngày 2 tháng 11 năm 1963, anh mới trở về đơn vị. Về lại Biên Hòa, Trung Úy Phạm Phú Quốc được đề cử giữ chức vụ chỉ huy trưởng đầu tiên của Phi Đoàn 518 đang được thành lập, sử dụng phi cơ A-1H. Một nhóm huấn luyện viên của Hải Quân Hoa Kỳ sang đơn vị này để huấn luyện đặc biệt về cách không hành trên mặt biển, theo kiểu dò tìm tàu lặn trong Hải Quân Mỹ, mà sau này, anh Quốc đã ứng dụng trong các phi vụ Bắc Phạt.
Cuộc thả bom Dinh Độc Lập năm 1962 là một hành vi chính trị do hai sĩ quan Không Quân VNCH thực hiện trong tiến trình chuyển hướng đường lối lãnh đạo tại miền Nam Việt Nam. Ai cũng có thể nhận biết được Mỹ muốn thay đổi chính sách, bắt miền Nam phải có một đường lối chính trị hoàn toàn theo Mỹ để có thể nhận viện trợ cần thiết cho công cuộc chống cộng của mình, dù trước khi đảo chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Tổng Thống Diệm là người tích cực chống cộng, nhưng chống cộng theo kiểu riêng của ông, không phù hợp với chính sách của Mỹ thời bấy giờ. Nhân cơ hội này, chúng ta lại thấy rõ hơn quyết tâm chống cộng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm qua câu chuyện sau đây.
Ngay chiều ngày phi tuần của anh Quốc thả bom Dinh Độc Lập, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã đích thân đến Biên Hòa, trong Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Thiếu Tá chỉ huy trưởng CC2TLKQ và chúng tôi đã tuần tự trình diện với Tổng Thống Ngô Đình Diệm để nghe hiểu thị. Chúng tôi sang trình diện tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh với quân phục đại lễ trắng. Tổng Thống gặp Thiếu Tá chỉ huy trưởng CC2TLKQ trước, và sau đó, tôi trình diện Tổng Thống. Đây là những giây phút hồi hộp nhất trong binh nghiệp của chúng tôi, cảm thấy mình đang có một gánh nặng to lớn đè nặng trên vai mà sức người khó có thể chịu đựng nỗi. Lúc đó, chúng tôi chưa đầy 30 tuổi, đã có vợ và hai con. Đây là lần thứ ba tôi nhìn thấy Tổng Thống. Lần thứ nhất, ông đã đến dự lễ thành lập phi đoàn vào năm 1961. Lần khác, Tổng Thống đã đến phi trường Biên Hòa triệu tập tất cả sĩ quan mặc quân phục trắng ngồi nghe Tổng Thống ban hiểu thị ngay ngoài sân tại Câu Lạc Bộ Sĩ Quan, và đêm hôm đó, Tổng Thống đã ngủ lại trong một 'trailer" đặt trên sân đậu phi cơ trước hangar của Công Xưởng Không Quân. Hai lần gần gũi đó cho thấy Tổng Thống đã rất để tâm đến đơn vị Không Quân này, Phi Đoàn 514, một phi đoàn khu trục nổi tiếng từ Bắc chí Nam trong cuộc chiến chống cộng mà ông hạ quyết tâm. Tôi cảm thấy sự thất vọng của Tổng Thống trong chuyến xuất hành này vô cùng to lớn, nhưng cũng nhận thấy được Tổng Thống vẫn rất tha thiết ân cần đến đơn vị chúng tôi, vì nếu không thì Tổng Thống đâu cần phải đích thân xuống đây mà chỉ cần ban chỉ thị trừng phạt nếu ông muốn.
Chúng tôi được đưa vào một phòng trang trí đơn giản, không to lắm, không nhỏ lắm. Trong phòng có một bộ bàn ghế bằng gỏ đỏ với bốn ghế ngồi đặt ngay chính giữa, trên một tấm thảm màu sắc nhu nhả. Ngay trên bàn, có một bình bông nhỏ, một đồ gạt tàn thuốc lá, bên cạnh có một đĩa nhỏ đựng một bao thuốc lá hiệu "Grand Prix" do Việt Nam sản xuất. Bao thuốc được mở sẵn nhưng khép lại để bên cạnh một bao diêm cũng do Việt Nam chế tạo. Dường như Tổng Thống rất hãnh diện dùng những thứ mà nước mình sản xuất thay vì dùng những thứ như thuốc lá ba số 5, hay Players, hay Craven "A", hay Lucky, Salem...Chúng tôi ngồi đó một mình để ngẩn ngơ với nhiều suy nghĩ mông lung. Ngoài cửa, có một lính canh của Phủ Tổng Thống đứng gác nghiêm chỉnh. Không lâu sau, có tiếng bắt súng chào, và Tổng Thống nhanh nhẹn bước vào trong bộ y phục trắng. Khi đến gần chúng tôi, ông chỉ thị cho tôi ngồi xuống đối diện với ông. Ông mở thuốc lá lấy một điếu và chăm lửa hút, nhưng chỉ hút không được nửa điếu là ông dụi thuốc tắt ngay.
Tr/u Phi công Nguyễn văn Cử bay thẳng sang Cam Bốt xin tỵ nạn sau chuyến bay bỏ bom Dinh Độc Lập
Tổng Thống nhỏ nhẹ nói với tôi:"Anh nói với tôi như nói với một ngọn đèn". Cố ý làm cho tôi thoải mái, đừng quá sợ sệt để có thể nói thật lòng. Còn tôi thì cẩn thận nghe kỹ xem Tổng Thống nói gì, và cố đọc được tâm tư của ông. Nhưng chỉ có ông nói. Ông bắt đầu câu chuyện nói về ông NVL, thân sinh của anh NVC. Ông nói ông đã giúp đỡ ông NVL nhiều thứ, nhưng ông NVL không chịu hiểu Tổng Thống. Tôi không hề biết ông muốn nói gì, ngoài ý là ông NVL không chịu thông cảm với ông, đã liên tục phản bội ông. Chẳng khi nào Tổng Thống đề cập đến anh Phạm Phú Quốc. Không có câu nào nêu tên anh Quốc. Điều đó cho thấy, theo Tổng Thống, vụ thả bom hồi sáng là do anh NVC mà ra, không liên can gì đến anh Quốc. Vì anh NVC có gia đình tích cực làm chính trị và có ý phản kháng lại chính sách của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Rồi sau đó, Tổng Thống hỏi tôi về hoạt động của Phi Đoàn 514, về nhân sự trong phi đoàn, và về tinh thần phục vụ của nhân viên trong phi đoàn. Tôi đã xác nhận với Tổng Thống hai điều trong tầm tay của tôi. Đó là tinh thần chống cộng triệt để của anh em trong phi đoàn. Hai là khả năng hành quân của mọi nhân viên. Khi đề cập đến những khó khăn trong đơn vị, tôi cũng xác nhận hai điều.
a. Một là tình trạng tài chánh của anh em rất eo hẹp khi phải hoạt động nhiều nơi cùng lúc, ám chỉ công tác biệt phái nhiều mà không đủ phụ cấp vãng phản, nên khó sống với tình trạng "một cảnh hai quê". Tiền lương lãnh được phải nuôi gia đình, còn đâu tiền để tự nuôi sống khi biệt phái hành quân. Cảnh khó khăn về tài chánh đó đã được chúng tôi gánh chung hằng tháng, thiết rồi cả sĩ quan và hạ sĩ quan cũng chỉ ăn "cơm tay cầm" (bánh mì xì dầu) khi công tác ngoài đơn vị. Tình trạng eo hẹp kéo dài sẽ nguy hại đến tinh thần chiến đấu của quân sĩ.
b. Hai là, ngoài công việc huấn luyện đào tạo chuyên môn về bay hay về sửa chữa máy bay, chúng tôi không có khả năng biết được xu hướng chính trị từng người, mà đó là công việc của ngành an ninh quân đội.
Chúng tôi hoàn toàn nhận lỗi trước hành động vô kỷ luật của anh Quốc và anh NVC vì hai anh ấy là nhân viên trực thuộc đơn vị chúng tôi, tức nhiên cấp chỉ huy đơn vị phải nhận lãnh trước tiên mọi hình phạt vì liên đới chịu trách nhiệm. Chỉ mong Tổng Thống ra sức giúp đỡ phương tiện để đơn vị có thể hoạt động tốt hơn trong tương lai.
Tổng Thống khuyên tôi phải cố gắng chỉ huy cho tốt để tiếp tục ra sức đóng góp tích cực vào công cuộc chống cộng chung. Ông còn nói thẳng ra rằng, người Mỹ đã muốn đổ quân vào Việt Nam để tham chiến, nhưng ông khẳng định không muốn cho người Mỹ tham chiến vì sẽ làm mất đi chính nghĩa đấu tranh của chúng ta. Ông bảo, dù một người lính Mỹ nhập vào cù lao Ré, ông cũng không bằng lòng, huống hồ là để cả nhiều đơn vị lính Mỹ chiến đấu trên đất nước ta. Tổng Thống còn nhấn mạnh đến tương lai có thể bị cắt viện trợ. Ông ra lệnh tôi phải cố gắng chịu đựng trong khó khăn thiếu thốn quân dụng trong một năm, phải cố duy trì hoạt động được trong một năm dù bị cắt viện trợ quân sự. Sau này, chúng ta có thể xác nhận ý muốn duy trì chống cộng dù bị Mỹ cắt viện trợ, qua những sự chuẩn bị để đối phó như: thiết lập nhà máy đúc đạn tại Cát Lái; trồng cây lấy gổ Teck làm bá súng tại Xuân Lộc mà những ai có ở tù tại trại giam Z30A đều biết dưới tên "rừng bà Nhu".
Chúng tôi nhận thông điệp này rất rõ. Sau đó thì Tổng Thống đi nhanh nhẹn ra khỏi phòng. Tôi bước ra khỏi phòng chừng 15 bước sau. Khi tôi đến cửa và bước ra ngoài chừng hai bước thì nghe tiếng anh lính gác bảo:" Đại Úy mà xấc!" Khi đó làm tôi nghĩ lại, trong lúc đối thoại với Tổng Thống, tôi chẳng khi nào gọi ông bằng "Cụ" mà luôn luôn là Tổng Thống, và tự xưng mình là "tôi" thay vì bằng "con" như nhiều người thường làm. Nhưng tôi thật sự không sợ hãi mà cũng không quan ngại đến lời phê phán của anh lính gác của Thành Cộng Hòa. Vì đó là cái tôi chân thật, không màu mè, không bợ đỡ, không đòi hỏi dù một sự tha thứ vì mình có tội thì cứ nhận tội, có gì phải bợ đỡ, phải lo âu, rụt rè. Ít nhất cũng phải chịu cách chức, hay giáng cấp, hay đuổi khỏi quân chủng....và nhiều điều bất lợi khác xảy đến như những hệ quả đương nhiên.
Chắc ai cũng lo cho những gì sẽ xảy ra sau vụ dội bom Dinh Độc Lập của anh Phạm Phú Quốc và anh NVC. Những biện pháp được áp dụng sau đó, đối với quân đội nói riêng và đối với cuộc chiến nói chung rất là sai lầm. Sai lầm vì làm cho những người chiến đấu ngoài trận mạc thiếu đi sự yểm trợ hỏa lực hữu hiệu của Phi Đoàn 514. Câu chuyện được tiến hành như sau.
a. Đối với Phi Đoàn 514, những chuyến bay về hướng miền Tây phải xuyên qua một điểm chuẩn là Nhà Bè, hay đi về miền Bắc Saigon thì phải qua điểm Lái Thiêu. Tuyệt đối không thể đi tắt, vì phi lộ sẽ xuyên qua khu vực Saigon. Radar có thể kiểm soát các phi lộ đó để báo động kịp thời cho Dinh Độc Lập nếu có máy bay nào vi phạm.
b. Phòng Hành Quân Phi Đoàn 514 phải thông báo cho Ban An Ninh CC2TLKQ mọi phi lệnh hành quân hay huấn luyện gồm đầy đủ tên họ hoa tiêu, số phi cơ mà hoa tiêu đó bay, để tránh có người ăn cắp máy bay.
c. Ban An Ninh CC2TLKQ đóng tất cả lối ra phi đạo bằng kẻm gai, và chỉ mở cổng ra sau khi xác nhận người và phi cơ đều đúng theo phi lệnh đã phổ biến cho Ban An Ninh, dù hoa tiêu bay chuyến đó là chỉ huy trưởng phi đoàn, chỉ huy phó phi đoàn, hay trưởng phòng hành quân phi đoàn, là ba giới chức có quyền ký phi lệnh. Sau khi anh Quốc bị nhốt tại cơ quan an ninh quân đội, Phi Đoàn 514 đề cử Trung Úy HMĐ thay thế trong chức vụ Trưởng Phòng Hành Quân.
d. Tất cả phi cơ A-1H thuộc Phi Đoàn 514 chỉ được trang bị hành quân với súng mà thôi. Tuyệt đối không được trang bị bom hay hỏa tiển. Biện pháp này chỉ làm lợi cho cộng sản, nhưng bộ phận khỏe nhất là Ban Vũ Khí của phi đoàn, từ đó chỉ cần nạp đạn lên bốn súng đại bác 20 ly, không còn phải vác những quả bom nặng đến 250 kg, hay ráp các hỏa pháo dễ làm đứt tay như bom chùm (frag cluster bomb).
Thế mà đơn vị cũng tiếp tục lập công lớn, như trong trận Mé láng đã với súng mà bắt cả trăm VC phải dơ súng đầu hàng vì bị ví trong một thửa ruộng không làm sao thoát thân được. Và cả trăm VC chết trên dòng sông vì bị tấn công khi họ tẩu thoát trên ba chiếc ghe máy, mỗi ghe chở cả 50 người. Những chiến công đó tiếp tục giúp cho Phi Đoàn 514 dành được mỗi năm một Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu trong các năm 1962 và 1963. Để rồi, ba năm sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị giết, Phi Đoàn vẫn lãnh chiến công vượt trội, được mang Giây Biểu Chương Màu Bảo Quốc Huân Chương, thêm vào hai lần được Tổng Thống Hoa Kỳ trao tặng "President Unit Citation".
Ngoài những biện pháp an ninh vô dụng và rất có hại cho chiến tranh, cơ quan an ninh quân đội còn can thiệp ở cấp cao để chạy tội, cho rằng sở dĩ có những hành động phản bội như vụ dội bom Dinh Độc Lập là do cấp chỉ huy phi đoàn quá cứng rắng, quá khó khăn đối với thuộc hạ. Điều đó cũng được các tướng lãnh cho rằng, "cấp chỉ huy phải đòi hỏi tối đa ở thuộc hạ". Nhờ vậy nên cơ quan an ninh không tác oai tác oái được.
VNCH là một nước non trẻ, nhưng muốn lớn lên, muốn trưởng thành thì bị bóp chết. Sau khi hạ bệ được Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong năm 1963, mãi cho đến năm 1967, nghĩa là bốn năm sau, mới có một hiến pháp mới, một tổng thống mới. Còn từ 1-11-1963 cho đến 1967, không biết các đảng phái chính trị của VN đã làm gì mà không tìm được một lối thoát cho mình? Không bầu ra được một vị lãnh đạo mà mọi người dân tôn trọng chấp nhận?
Sau khi bị bắt, Phạm Phú Quốc dù phải bị giam, nhưng được đối đãi tử tế; song đã có rất nhiều tin đồn, cộng thêm với một số tờ báo bất lương nên đã tuyên truyền rằng:
“Phạm Phú Quốc đã bị hành hạ, tra tấn, đánh đập suốt cả ngày lẫn đêm, không cho ăn, không cho ngủ, đã bị mật vụ dùng kìm rút hết mười móng tay và mười móng chân…”
Chính vì thế, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã phái Sĩ quan tùy viên Lê Châu Lộc, đến tận nơi gặp ông Phạm Phú Quốc, để nhìn thấy tận mắt trên thân thể, cũng như xem mười chiếc móng tay và mười chiếc móng chân của ông Phạm Phú Quốc có bị rút hết hay không?
Tuân lệnh của Thổng Thống Ngô Đình Diệm, ông Lê Châu Lộc đã đi đến tận nơi để gặp ông Phạm Phú Quốc.
Khi giáp mặt ông Phạm Phú Quốc ông Lê Châu Lộc đã tự giới thiệu:
“Tôi Đại úy Lê Châu Lộc, Sĩ quan tùy viên của Tổng Thống, được lệnh của Tổng Thống đến đây để gặp ông”.
Ông Phạm Phú Quốc, hình như không thể tin những lời của ông Lê Châu Lộc, nên vội đứng lên một cách nghiêm chỉnh. Nhưng ông Lê Châu Lộc đã nói tiếp:
“Tôi Đại úy Lê Châu Lộc Sĩ quan tùy viên của Tổng Thống, được lệnh của Thổng Thống đến đây để gặp ông; nhưng không phải để điều tra về ông, mà Tổng Thống bảo tôi đến đây để thăm ông. Vậy, tôi chỉ muốn hỏi ông: Ông có bị ai đánh đập, tra tấn hay không, để tôi về trình lại cho Tổng Thống hay về những gì tôi đã mắt thấy, tai nghe, chứ tôi không hề tra vấn ông bất cứ một điều gì cả?
- Dạ không.
- Ông có bị tra vấn không cho ngủ, không cho ăn hay không?
- Dạ không.
- Như vậy, xin ông vui lòng cởi bỏ y phục, cho tôi nhìn tận mắt, để biết trên thân thể của ông có bị thương tích gì không.
Và ông Phạm Phú Quốc đã làm theo yêu cầu của tôi, vì thế, tôi đã nhìn thấy toàn thân thể của ông Phạm Phú Quốc không hề có một vết tích nào gọi là “tra tấn” cả. Nhưng ông vẫn hỏi tiếp:
- Ông có bị rút hết mười cái móng tay và mười cái móng chân hay không?
- Dạ không.
- Vậy, ông hãy bỏ hai bàn tay của ông lên bàn tay của tôi, để cho tôi nhìn thấy, rồi sau đó, là mười ngón chân của ông.
- Dạ, xin Đại úy hãy nhìn xem.
Sau khi nhìn và sờ lên tay chân của ông Phạm Phú Quốc, tôi không hề thấy có một chút vết tích gì hết, ông Phạm Phú Quốc vẫn khỏe mạnh bình thường, rồi bỗng ông Phạm Phú Quốc đã nói:
- Tôi xin Đại úy trình lên Tổng Thống rằng: tôi thành thật xin lỗi Tổng Thống, vì tôi đã nghe lời của người bạn, nên đã làm như vậy; chứ tôi không có chủ ý giết Tổng Thống. Và ông Phạm Phú Quốc đã viết những lời xin lỗi Tổng Thống Ngô Đình Diệm, trên một mảnh giấy nhỏ, và nhờ trình lên Tổng Thống.
- Tôi sẽ trình lại với Tổng Thống.” (Nam Nhân-Quân nhân QLVNCH)
Người viết bài này thật không muốn thế hệ mai sau nghĩ sai lầm về con người của Phạm Phú Quốc. Tuy rằng chính tôi đã cất nhắc cho anh Quốc thăng cấp Trung Úy Đặc Cách để có thể để anh lãnh chức vụ Trưởng Phòng Hành Quân của Phi Đoàn 514, vì trong phi đoàn, vào năm 1960, có nhiều Trung Úy khác chưa xác định hành quân với tư cách phi tuần viên. Anh Quốc có tinh thần phục vụ rất cao. Anh có gia đình từ lâu làm chính trị. Anh không thể bị VC lợi dụng để hành động theo ý muốn của chúng. Vụ ném bom Dinh Độc Lập ngày 27 tháng 2 năm 1962 không giống như vụ ném bom Dinh Độc Lập trong tháng 4 năm 1975 của Nguyễn Thành Trung, vì Nguyễn Thành Trung là một VC nằm vùng. Nếu như VC, ta coi vụ ném bom Dinh Độc Lập của Phạm Phú Quốc là một hành động anh hùng thì thật là oan uổng cho tinh thần Phạm Phú Quốc. Đó là điều duy nhất tôi muốn xác nhận cùng các bạn Không Quân của tôi, đừng để bị địch cố tình xuyên tạc.
Gman
12-2006
__________________
Tài Liệu tham khảo
1. Phạm Phú Quốc trích từ cuốn Quân Sử KQVNCH do Liên Hội Ái Hữu Không Quân Úc Châu thực hiện.
2. Hình ảnh do phóng viên báo chí chụp được trong khi oanh tạc Dinh Độc Lập năm 1962.
3. Phi Đoàn 514, đăng trên trang nhà bgkq.net, trong chương Hồi Ký
Last edited by alamit; 30-01-2013 at 07:40 AM.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét