TÌM HIỂU VỀ
CỤM TỪ QUỐC TRƯỞNG
Gần đây trên FB cộng đồng người Việt tự do thường thấy có một người là Trần Dần ký tên với danh xưng là Quốc Trưởng trong một sắc lệnh SL:151010/001/VPTT, ngày 10 tháng 10 năm 2015. Vì thấy từ ngữ nầy hơi xa lạ với các danh xưng thường có trong hàng ngũ lãnh đạo của các quốc gia trên thế giới của các quốc hiện nay, nên người trẻ chúng tôi đi tìm vết tích của cụm từ Quốc Trưởng để hiểu biết thêm về các nhân vật chính trị này.
Một số danh xưng dùng để chỉ các nguyên thủ quốc gia
(nguồn https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%C3%AAn_th%E1%BB%A7_qu%E1%BB%91c_gia)
Quốc trưởng có nghĩa là người đứng đầu cơ quan hành pháp của một quốc gia. Trong các quốc gai trên thế giới hiện nay, người ta tìm thấy được tên gọi của những người đứng đầu các quốc gia đó như sau:
1.Tổng thống President (tiếng Anh); Président (tiếng Pháp); Nguyên thủ chính thể Cộng hòa của các nước Tư bản chủ nghĩa
2. Chủ tịch nước President (tiếng Anh), Président (tiếng Pháp), Nguyên thủ các nước Xã hội chủ nghĩa
3.Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Chairman of the State Council (tiếng Anh); Président du Conseil d'État (tiếng Pháp).
4.Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia President of National Management Committee (tiếng Anh); Président du comité national de gestion (tiếng Pháp) Chức danh nguyên thủ tại Việt Nam Cộng hòa 1965-1967
5.Quốc vương King, Sovereign, Ruler (tiếng Anh); Roi, Souverain (tiếng Pháp); Nguyên thủ chính thể Quân chủ
6.Hoàng đế Emperor (tiếng Anh); Empereur (tiếng Pháp);Nguyên thủ chính thể Quân chủ là Nam giới
7.Nữ hoàng Queen, Empress (tiếng Anh); Reine, Impératrice (tiếng Pháp); Nguyên thủ chính thể Quân chủ là Nữ giới
8.Toàn quyền
TqĐD, TqC, TqÚ Governor-General hay Governor General (tiếng Anh); Gouverneur général (tiếng Pháp).Đại diện của vua Anh tại các nước trong Khối Thịnh vượng chung Anh, người đứng đầu một thuộc địa có chủ quyền
9.Giáo hoàng Pope (tiếng Anh); Pape (tiếng Pháp).Người đứng đầu của toàn Giáo hội Công giáo Rôma và là người đứng đầu quốc gia Vatican
10.Sa hoàng Tsar (tiếng Anh, tiếng Pháp), Car (tiếng Serbia); Цар (tiếng Bulgaria, tiếng Ukraina) và Царь (tiếng Nga) Danh hiệu của các vua Nga, Bulgaria, Serbia và Gruzia trong một giai đoạn lịch sử nhất định, có nguồn gốc từ chức Caesar của các Hoàng đế La Mã;
11.Thiên hoàng 天皇 tennō (tiếng Nhật) Danh hiệu của các vua Nhật Bản
12.Đại Công tước Grand Duke (tiếng Anh); Nguyên thủ Đại Công quốc Luxembourg
13.Hoàng thân Prince (tiếng Anh, tiếng Pháp) Nguyên thủ Công quốc châu Âu
Ngoài ra còn một số danh xưng nguyên thủ được xem là tương đương với danh hiệu Hoàng đế, như:
Sultan = Vua Thổ Nhĩ Kỳ, vua ở một số nước Hồi giáo;
Êmia = Tiểu vương (Hồi giáo);
Shah = Vua Ba Tư;
Padishah = Vua Ba Tư, vua Thổ Nhĩ Kỳ;
Kaiser = Danh hiệu của các Hoàng đế La Mã Thần thánh, cũng như các Hoàng đế Áo và Hoàng đế Đức sau này;
Và 2 danh hiệu danh cho 2 nhà độc tài ở châu Âu:
Führer = (chỉ dùng cho Hitler);
Duce (chỉ dùng cho Mussolini);
QUỐC TRƯỞNG (QT) THÌ SAO?
QT BẢO ĐẠI
Quốc trưởng Chief /Head of State (tiếng Anh); Chef de l'État (tiếng Pháp). Trong quá khứ theo trình tự các chế độ thì cuối thời quân chủ, Quốc Gia Việt Nam có người đứng đầu dưới danh xưng là Quốc Trưởng Bảo Đại. http://gactholoc.net/c64/t64-22/quoc-truong-bao-dai.html
Ngày 20 tháng 6 năm 1949 Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân đệ đơn từ chức lên cựu hoàng Bảo đại, Chính phủ lâm thời Nam Phần tuyên bố giải tán.
Hoàng đế Bảo Đại
Ngày 1 tháng 7 năm 1949, Chính phủ Lâm thời của Quốc gia Việt Nam được thành lập theo sắc lệnh số 1-CP của thủ tướng, tấn phong Bảo Đại là Quốc trưởng, kiêm Thủ Tướng. Trung tướng Nguyễn Văn Xuân làm Thủ tướng kiêm Tổng trưởng quốc phòng.Như vậy danh xưng Quốc Trưởng đầu tiên của VN, có từ ngày 1.7.1949, và QT giử quyền hành pháp, ban bố các đạo dụ, là người đứng đầu Quốc Gia VN. Quốc Trưởng chỉ định thành lập Chính phủ và bổ nhiệm trong thể chế Quân Chủ Lập Hiến sơ khai(QCSK) tại VN.
Sở dĩ, người viết gọi là QCLHSK là vì các thành phần lãnh đạo quốc gia không qua lá phiếu của dân mà QT tự phong. một hình thức thay đổi từ ngữ của người lãnh đạo trong thời cuối của nền quân chủ cổ điển.
Một chế độ Quân chủ lập hiến (quân chủ đại nghị) đúng nghĩa là một hình thức tổ chức nhà nước mà trong đó danh vị vua vẩn còn, nhưng không nắm thực quyền, quyền lực nằm trong tay quốc hội do đảng chiếm đa số ghế đứng đầu quan một cuộc phổ thông đầu phiếu. Sau khi thắng cử, đảng thắng cử này có quyền tự mình hoặc liên minh với đảng khác để thành lập Chính phủ và Thủ tướng thường là người đứng đầu của đảng thắng cử. Các nhà nước theo chính thể quân chủ hạn chế thì quyền lực tối cao của nhà nước được trao một phần cho người đứng đầu nhà nước, còn một phần được trao cho một cơ quan cao cấp khác (như nghị viện hoặc hội nghị đại diện trong nhà nước quân chủ).
Hiệu kỳ của Quốc Trưởng Bảo Đại
Quốc trưởng Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương
trong chuyến công du Pháp quốc (1949)
QT DƯƠNG VĂN MINH
Ông Dương văn Minh là người tham dự cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963, ông DVM đóng vai trò chính với cương vị Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng, cùng với các tướng Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Mai Hữu Xuân, Đỗ Mậu... Đây là một nhóm quân nhân mà nhân dân miền nam VN đã gọi đám phản tướng, đã giết chết một vị tổng thống anh minh hết lòng vì đất nước và Việt tộc.
Ngưòi thứ ba giử chức vụ Quốc Trưởng, đó là Đại tướng Nguyễn Khánh. Một chúc vụ tự phong tự diển. Ngày 30 tháng 1 năm 1964 Ông đã thực hiện cuộc "chỉnh lý" cướp quyền, truất phế các tướng lĩnh chủ chốt của cuộc đảo chính là Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Mai Hữu Xuân. Ông tự xưng là chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng kiêm Tổng tư lệnh quân đội.
Ngày 28 tháng 2 năm 1964, ông truất phế chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ và lên làm thủ tướng. Ngày 16 tháng 8 năm 1964, ông ban hành "Hiến chương Vũng Tàu", theo đó ông là Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng, kiêm Quốc trưởng, kiêm Thủ tướng của Việt Nam Cộng hòa, cũng như là Tổng tư lệnh, kiêm Tổng tham mưu trưởng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Uy quyền tột đỉnh!
Ngày 25 tháng 2 năm 1965, một Nhóm các tướng trẻ đã truất phế tướng Khánh..tướng Nguyễn Khánh phải nhận chức đại sứ lưu động ở nước ngoài. Trước khi đi, ông còn nắm theo một miếng đất và tuyên bố: "Tôi có mang theo nắm đất quê hương, một ngày nào đó nhất định sẽ trở về". Ông mất tại Hoa Kỳ cùng với nắm đất ông đem theo từ năm 1965. Vị quốc trưởng nầy có câu để đời là:Quân đội là cha quốc gia!, một Hitler của VNCH.
QT PHAN KHẮC SỮU
Sau cuộc khủng hoảng "Tam đầu chế", ngày 8 tháng 9 năm 1964, ông được Hội đồng quân nhân cách mạng mời vào Thượng Hội đồng Quốc gia. Ngày 27 tháng 9, Hội đồng bầu Phan Khắc Sửu làm Chủ tịch. Ông đã chủ tọa Thượng Hội đồng soạn thảo Ước pháp ngày 20 tháng 10 năm 1964 để thay thế cho Hiến chương lâm thời ngày 4 tháng 11 năm 1963, vốn đặt quyền lực vào tay quân đội, về danh nghĩa trao chủ quyền quốc gia lại cho đại diện dân cử đảm nhiệm. Ngày 24 tháng 10, ông được Thượng Hội đồng đề cử vào ngôi vị Quốc trưởng. Chức vụ QT của cụ Phan Khắc Sữu cũng do đề cử chứ không phải do dân bầu.
Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu (1905-1970)
Quốc trưởng Phan Khắc Sữu trong ngày Quốc Khánh 1/11/1964
Sau khi nhậm chức Quốc trưởng, ngày 4 tháng 11 năm 1964, ông đã bổ nhiệm ông Trần Văn Hương làm thủ tướng, tức là vị thủ tướng dân sự đầu tiên kể từ khi nền Đệ nhất Cộng hòa của tổng thống Ngô Đình Diệm bị quân đội đảo chánh. Nhưng sau đó VNCH đã rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài trong 2 tháng, ngày 18 tháng 12 năm 1964, tướng Nguyễn Khánh cầm đầu các tướng trẻ thành lập Hội đồng Quân lực và sau đó 2 ngày thì ra lệnh giải thể Thượng Hội đồng. Tuy nhiên, ông vẫn được lưu nhiệm Quốc trưởng. Đến ngày 27 tháng 1 năm 1965, Thủ tướng Hương cũng bị buộc phải giải nhiệm, giao quyền Thủ tướng lại cho Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Oánh.Nhưng đến ngày 16 tháng 2 năm 1965, tướng Nguyễn Khánh, với danh nghĩa Chủ tịch Hội đồng Quân lực, đã ký quyết định tuyển nhiệm ông Phan Khắc Sửu làm Quốc trưởng và bổ nhiệm ông Phan Huy Quát làm Thủ tướng thành lập chính phủ mới. Ngày 25 tháng 2 năm 1965, tướng Nguyễn Khánh bị các tướng trẻ truất phế, phải nhận chức đại sứ lưu động ở nước ngoài. Chưa đầy 4 tháng sau, ngày 5 tháng 6 năm 1965, chính phủ dân sự của Thủ tướng Phan Huy Quát lại bị Hội đồng Quân lực giải tán. Các tướng trẻ thành lập một Hội đồng lãnh đạo quốc gia và cử Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu là Chủ tịch. Ngày 14 tháng 6 năm 1965, Phan Khắc Sửu chính thức rời ngôi vị Quốc trưởng.
Từ 1947 đến khi có nền đện nhị Cộng Hoà, nước VN có tất cã 4 quốc trưởng, nhưng không có vị nào do dân bầu, các chức vụ đó đều nằm trong những thời ký đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng chính trị. Vào trong thời có sự hiện diện của các Quốc Trưởng đều không có một thể chế nào rõ ràng cho quốc gia VN hay VNCH. Quốc Trưởng DVM chỉ tồn tại có 2 tháng, chưa thành lập được hiến pháp hay hiến ước cho triều đại của ông nầy. Quốc trưởng Nguyễn Khánh thì độc tài quân phiệt không kém gì Hitler, khi thốt lên cấu nói: Quân Đội là cha Quốc Gia", câu nói nầy đã nói lên được bản chất phi dân chủ của ông. Cuối cùng là đến Đến QT Phan Khắc Sữu, ông chỉ tồn tại trong khoãng thời gian mà VNCH bị rối loạn vì nạn kiêu binh của các tướng lãnh trong QL.VNCH, nay thích thì lập chính phủ, không thì truất phế, một đất nước rất hổn loạn với tình trạnh loạn tướng, ai nắm quân đội là coi mình như ông vua, giống như là đang nắm quyền lực tột đỉnh trong tay-tha hồ tung hoành-
Sự việc đó chấm dứt khi chính phủ dân sự do Quốc Trưởng Phan Khắc Sữu giao quyền lãnh đạo lại cho Hội Đồng Quân Nhân ngày 11.6.1965
Ngày 25-5-1965, thủ tướng Phan Huy Quát cải tổ chính phủ, bổ nhiệm một số tổng trưởng mới. Quốc trưởng Phan Khắc Sửu không đồng ý.
Sự việc đó chấm dứt khi chính phủ dân sự do Quốc Trưởng Phan Khắc Sữu giao quyền lãnh đạo lại cho Hội Đồng Quân Nhân ngày 11.6.1965
Ngày 25-5-1965, thủ tướng Phan Huy Quát cải tổ chính phủ, bổ nhiệm một số tổng trưởng mới. Quốc trưởng Phan Khắc Sửu không đồng ý.
Tình hình lại càng bế tắc, bất ổn cho công cuộc chống Cộng của quân dân Miền Nam Việt Nam.
Do đó ngày 11/6/1965, Quốc Trưởng Việt Nam Cộng Hòa, Hội Đồng Quốc Gia Lập Pháp, Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa đồng thanh quyết định long trọng trao trả lại cho Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa trách nhiệm và quyền hành lãnh đạo quốc gia.
Và ngày 14-6-1965, HĐQL đồng thanh chấp nhận đứng ra lãnh trọng trách điều khiển quốc gia, thành lập một ủy ban lãnh đạo của quân lực mệnh danh là Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia (UBLĐQG). Sau khi tuyên bố nhận lãnh trách nhiệm đứng ra điều khiển đất nước, các tướng lãnh đề cử: trung tướng Nguyễn Văn Thiệu giữ chức chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia (UBLĐQG), nhiệm vụ và quyền hành như quốc trưởng; trung tướng Phạm Xuân Chiểu làm tổng thư ký UBLĐQG; thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ là ủy viên phụ trách điều khiển hành pháp, nhiệm vụ và quyền hành Thủ Tướng. Ngày 19-6-1965, HĐQL quyết định giải tán Hội đồng Quốc gia Lập pháp. Chủ tịch UBLĐQG Nguyễn Văn Thiệu ký sắc lệnh 001/a/CT/LĐQG thành lập nội các chiến tranh, gọi là Ủy ban Hành pháp Trung ương (UBHPTƯ) do Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ làm chủ tịch.
Khác với những lần đảo chánh hay chỉnh lý trước đây, lần nầy do tranh chấp giữa các chính khách dân sự và với sự thỏa thuận của phía chính phủ dân sự, các tướng lãnh ra nắm chính quyền. Từ đây, ngày 19-6 được xem là ngày kỷ niệm Quân lực VNCH nắm chính quyền, và thường được gọi là NGÀY QUÂN LỰC.
Như vậy có thể kết luận, trong suốt chiều dài lịch sử từ năm 1949 cho đến ngày 30.4.1975 trong vai trò quốc trưởng, không một người nào lảm được gì cho đất nước và cũng không một người nào có thể gọi là đủ tài đức để đứng ra điều hành quốc gia.
Cho đến hôm nay, ngoài hai vị Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu được dân tín nhiệm, thì chức vụ quốc trưởng đều không từ dân mà ra. Nay tại Hải Ngoại lại xuất hiện một nhân vật tự xưng là quốc trưởng của chính phủ lâm thời VNCH(?) có tên là Trần Dần.
QUỐC TRƯỞNG MỚI XUẤT HIỆN Ở HẢI NGOẠI?
Ông Trần Dần, người mới tự xưng là Quốc trưởng CPLTVNCH? Một quốc trưởng xuất thân từ Thủ Tướng (?) Đào Minh Quân tự phong tự diển. Các ông nầy tự động đứng ra thành lập chính phủ rồi cùng nhau phong thần phong thánh với nhau, quốc dân VNCH thì không ai rõ các ông nầy.http://www.chinhphuquocgia.com/216915484
Sắc lệnh mà không dẩn chiếu được điều gi nói về việc xuất thân của QT và CPLTVNCH? Một chính phủ được giấy phép hoạt động của Tổng Thống Bush và TTK/LHQ(?), vậy thì làm tay sai rồi? Đâu phải do dân VNCH tín nhiệm qua lá phiếu ? Mấy ông nầy khinh thường trình độ hiểu biết của quần chúng đến mức độ bó tay luôn!!
Ông Quốc Trưởng đang tuyên dương Thủ Tướng Đào Minh Quân
CHÍNH PHỦ LƯU VONG HIỆN TẠI
Trong giai đoạn hiện nay, vẫn có một số chính phủ lưu vong trên thế giới. Ðáng nói đến là chánh phủ lưu vong Tây Tạng. Trung Tâm Hành Chánh Tây Tạng (Central Tibetan Administration – CTA) thường được gọi là chính phủ lưu vong Tây Tạng, được thành lập vào năm 1959 tại Dharamshala, Ấn Ðộ do Ðức Dalai Lama thứ 14 lãnh đạo. Ngài cùng với đa số các vị bộ trưởng đã di tản an toàn ra khỏi Tây Tạng sau cuộc nổi dậy đẫm máu chống sự cai trị của Trung Quốc thất bại. CTA xem Tây Tạng là một quốc gia độc lập, có ngôn ngữ và văn hóa riêng biệt và sự chiếm đóng quân sự của Trung Quốc là bất hợp pháp. Tuy nhiên mục tiêu tranh đấu hiện nay của chính phủ lưu vong Tây Tạng là một quy chế tự trị thật sự.
Mặc dù được tổ chức như một chánh phủ, CTA tuyên bố rằng CTA sẽ không nắm chính quyền tại Tây Tạng mà trái lại sẽ giải tán một khi tự do được phục hồi tại Tây Tạng. Chính quyền Tây Tạng sẽ phải do người Tây Tạng ở trong nước chọn lựa. Chức vụ thủ tướng lúc đầu được Ðức Dalai Lama bổ nhiệm, nhưng kể từ 2001, chức vụ này được cử tri Tây Tạng bầu theo thể thức dân chủ. Kể từ tháng 3, 2011, theo sự yêu cầu của Ðức Dalai Lama, hiến chương Tây Tạng được thay đổi để ngài không còn giữ trách nhiệm về chính trị. Do đó, chức vụ cao nhất hiện nay của chính phủ lưu vong Tây tạng là Thủ tướng.
CTA chăm lo về vấn đề an sinh cho cộng đồng Tây Tạng tị nạn tại Ấn Ðộ gồm khoảng 100,000 người. CTA quản trị trường học, cơ sở y tế, sinh hoạt văn hóa, cơ sở thương mại, và những dự án phát triển kinh tế cho cộng đồng Tây Tạng với sự thỏa thuận của chính phủ Ấn Ðộ. CTA phát hành cuốn sổ xanh lá cây cho tất cả những người dân Tây Tạng sống ở hải ngoại. Cuốn sổ này chứng nhận quốc tịch và sự đóng góp tình nguyện cho CTA. Ngoài ra CTA còn phát hành cuốn sổ mầu xanh da trời cho những ai trên 18 tuổi không phải là công dân Tây Tạng nhưng ủng hộ Tây Tạng.
Chánh phủ lưu vong Tây Tạng không được chính phủ nào trên thế giới công nhận chính thức. Tuy nhiên chánh phủ lưu vong Tây Tạng tiếp tục nhận được sự trợ giúp không chính thức của nhiều nguồn khác nhau. Ðức Dalai Lama được các nguyên thủ quốc gia thường xuyên tiếp kiến. Chính phủ lưu vong Tây Tạng duy trì một số văn phòng ở nhiều thành phố và quốc gia khác nhau như New Delhi, New York, Geneva, Tokyo, London, Paris, Moscow, Canberra, và Budapest. Những văn phòng này hoạt động như tòa đại sứ không chính thức của chánh phủ lưu vong Tây Tạng.
ĐẶC TÍNH CỦA MỘT CHÍNH PHỦ LƯU VONG
Phân tách những thí dụ kể trên người ta có thể định nghĩa chính phủ lưu vong là một tổ chức chính trị tự xem mình là một chánh phủ hợp pháp nhưng không thể sử dụng quyền hạn hợp pháp của mình và phải cư ngụ trên một quốc gia khác. Những chính phủ lưu vong thường chuẩn bị một ngày nào đó có thể quay trở về quê hương của mình để dành lại quyền hành chính thức. Các chính phủ lưu vong được thành lập trong những trường hợp như quốc gia bị xâm chiếm trong thời gian chiến tranh, nội chiến, đảo chánh, hay cách mạng.
Một số yếu tố sau đây giúp người ta nhận biết thế nào là một chính phủ lưu vong:
1. Một cá nhân hay một nhóm cá nhân tự cho mình có thẩm quyền tối cao đối với một quốc gia mà mình đã phải di tản.
2. Một cá nhân hay một nhóm cá nhân có uy tín quốc tế và thành tích đáng kể được quốc gia bao dung công nhận rằng họ có thẩm quyền tối cao đó.
3. Một cá nhân hay một nhóm cá nhân được tổ chức để thi hành một số hoạt động nhân danh một quốc gia.
Ðể chứng tỏ có thực quyền, một chính phủ lưu vong cần phải có khả năng để có thể thực hiện một số hoạt động như sau:
1. Ðược đại đa số dân ở trong và ngoài nước công nhận.
2. Ðược các quốc gia có chủ quyền công nhận ngoại giao.
3. Duy trì một lực lượng đối kháng (đối lập) ở trong nước và/hay hải ngoại.
4. Tham dự vào những hiệp định song phương hay quốc tế.
5. Tu chính hiến chương của chính phủ lưu vong.
6. Phải có ngân sách hoạt động và có các văn phòng đại diện.
7. Phát hành giấy căn cước.
8. Cho phép thành lập đảng chính trị.
9. Thực hiện những cải tổ dân chủ.
10. Tổ chức bầu cử.
Sự hữu hiệu của một chính phủ lưu vong tùy thuộc vào uy tín và khả năng của những người lãnh đạo.Ðó là những trường hợp như Ðức Dalai Lama của Tây Tạng, Bà Aung San Suu Kyi của Miến Ðiện, Tướng Wladyslaw Sikorski của Ba Lan, và Tướng de Gaulle của Pháp. Ðồng thời sự trợ giúp từ khối dân của nước đó và các chính phủ ngoại quốc cũng rất là quan trọng. Những chánh phủ lưu vong trong những thí dụ trên đây cho thấy họ làm việc rất hiệu quả, tạo ra khá nhiều thử thách to lớn cho đối phương. Trái lại, có những chánh phủ lưu vong chỉ duy trì sự hiện diện tượng trưng hoặc tệ hơn không được ai nhắc nhở đến. Trong nhóm này người ta phải kể đến Belarusian People’s Republic, Qajar Dynasty, Pahlavi Dynasty, Royal Lao government in Exile, Sahrawi Arab Democratic Republic, v.v. Theo:http://lacvietnews.com/detail.php?subaction=showfull&id=1384484584&archive=&start_from=&ucat=2&
CHÍNH PHỦ LƯU VONG VNCH
Không như các chính phủ lưu vong khác trên thế giới, các CPLV của VNCH được thành lập sau một thời gian dài nằm quấn chăn ở Hải ngoại sau ngày 30/4/1975. Trong khi các chiến sĩ VNCH vẩn tiếp tục chiến đấu âm thầm với bọn csVN trong các chiến khu sau ngày 30.4.1975. Không biết lúc đó mấy ông đang lập chính phủ LV nầy đang ở đâu và làm gì?http://kimanhl.blogspot.de/search/label/CU%E1%BB%98C%20CHI%E1%BA%BEN%20V%E1%BA%AAN%20TI%E1%BA%BEP%20DI%E1%BB%84N%20%20SAU%20NG%C3%80Y%2030%2F4%2F1975
Chánh Phủ Quốc Gia Lâm Thời (CPQGVNLT) do Phong Trào Việt Nam Tân Dân Chủ (PTVNTDC) vận động thành lập vào năm 1990. Vì bạo bệnh, ông Nguyễn Trân giữ chức vụ thủ tướng đầu tiên xin từ nhiệm. Ông Ðào Minh Quân, Chủ Tịch PTVNTDC, cựu Trung Úy Chiến Tranh Chính Trị VNCH, lên thay thế và chánh thức giữ tân thủ tướng kể từ ngày 16-2-1991. CPQGVNLT khai báo đã thành lập được năm văn phòng đại diện ở năm quốc gia có đông người tị nạn và được chính phủ Hoa Kỳ công nhận về mặt ngoại giao nhưng không có một bằng chứng pháp lý nào chứng tỏ điều này. CPQGVNLT không đạt được thành tích nào đáng kể và trên nguyên tắc vẫn còn tồn tại đến ngày nay. CPQGVNLT tuyên bố rằng CPQGVNLT là tổ chức “duy nhất đại diện cho Quốc Gia Việt Nam và những người đang bị Cộng Sản cướp nước
Chính phủ lưu vong thứ hai là Chính Phủ Cách Mạng Việt Nam Tự Do (CPCMVNTD) thành lập vào năm 1995, 20 năm sau khi miền nam Việt Nam rơi vào tay Cộng Sản. Một người có bí danh là Nguyễn Hoàng Dân giữ chức vụ thủ tướng đầu tiên. Tiếp theo là ông Nguyễn hữu Chánh, trước đó từng là một thành viên của CPQGVNLT. Danh hiệu CPCMVNTD sau này được đổi thành Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Tự Do và cuối cùng là Chính Phủ Việt Nam Tự Do. Tổ chức này tự giải tán vào 2008 vì “không còn phù hợp với tình hình thế giới.” Trong 13 năm hoạt động Chính Phủ Việt Nam Tự Do không được quốc gia nào công nhận, không thu hút được sự hỗ trợ đáng kể của dân Việt Nam ở trong nước và hải ngoại, cũng như không đạt được thành tích nào đáng kể. Trái lại tổ chức này còn bị tai tiếng vì liên hệ đến những vụ đặt bom bất thành tại một vài cơ sở của CSVN.
Chính phủ lưu vong thứ ba do các Ông Nguyễn Bá Cẩn, cựu thủ tướng VNCH, Ông Nguyễn Văn Chức, cựu thiếu tướng và cựu thượng nghị sĩ VNCH, cựu thiếu Tướng Lý Tòng Bá, và Ông Hồ Văn Sinh, chủ tịch VNCH Foundation, vận động thành lập vào năm 2008 với danh xưng là chánh phủ VNCH. Tổ chức này quy tụ được một số nhân vật thuộc nội các VNCH cuối cùng dưới quyền của cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn. Sau khi Ông Nguyễn Bá Cẩn đột ngột từ trần vào năm 2009, hai ông Nguyễn Văn Chức và Lý Tòng Bá tiếp tục điều hành Chinh Phủ VNCH cho đến nay. Tổ chức này chủ trương phục hồi VNCH, đòi CSVN trả lại miền Nam Việt Nam bằng cách vận động quốc tế thi hành đúng đắn Hiệp Ðịnh Paris 1973.
Chánh phủ lưu vong thứ tư vừa mới thành lập vào tháng 10 vừa qua dưới danh xưng Ủy Ban Lãnh Ðạo Lâm Thời VNCH do khoảng 300 người tham dự một hội nghị họp tại Westminter, California lấy tên là Hội Nghị Diên Hồng Việt Nam Hải Ngoại bầu ra. Ông Nguyễn Ngọc Bích, cựu Tổng Giám Ðốc VNTTX, được nhiều phiếu nhất giữ chức chủ tịch. Ông Hồ Văn Sinh, nguyên là viên chức Dân Vận Chiêu Hồi, đệ nhất phó chủ tịch. Ông Ðoàn hữu Ðịnh, nguyên sĩ quan Nha Kỹ Thuật, đệ nhị phó chủ tịch.
UBLÐLTVNCH có chủ trương tương tự như tổ chức Chánh Phủ VNCH của cố thủ tướng VNCH Nguyễn Bá Cấn: Phục hồi Hiệp Ðịnh Paris 1973 và đòi CSVN trả lại miền nam Việt Nam để tái lập nước Việt Nam Cộng Hòa. Cho đến nay, người ta chưa biết rỏ tổ chức Chánh Phủ VNCH và UBLÐLTVNCH là hai thực thể khác biệt hay chỉ là một.
Nhân dân VN nghĩ gì? khi chỉ có một VNCH mà tới 4 chính phủ lưu vong được thành lập? một chuyện rất kỳ quái trên chính trường thế giới. Giới làm chính trị họ chỉ lắc đầu để bài tõ một sự thất vọng về căn bệnh lãnh tụ. Hay là các chính phủ VNCH lưu vong xuất phát từ hai chử TỰ DO (?)= thoãi mái vô tư thành lập không màng gì đến ý dân? Chính phủ từ dân mà ra, nay thành lập mà không cần đếm xĩa gì đến ý dân?
Người dân và các nước đồng minh muốn ủng hộ VNCH thì làm sao biết chính phủ nào để ũng hộ? đâu thế nào ủng hộ hết 4 tổ chức VNCH một lượt? Biện pháp tốt nhất là nên thống nhất lại 1 chính phủ, để dân còn biết mà ủng hộ. Sức mạnh của chính phủ VNCH từ đó mới phát triển và uy tín gia tăng.
Thật tình mà nói, người trẻ chúng tôi rất thất vọng về căn bệnh trầm kha này-ngũ một đêm, thức dậy chạy gom bè bạn lại rồi thành lập một cái chính phủ bất chấp dư luận. Buồn cho căn bệnh lãnh tụ!, những người trể chúng tôi biết phải chọn ai đây? Nhu cầu về một chính phủ lưu vong rất cần thiết, tuy nhiên không nên bõ ngoài tai ý dân.
Thật tình mà nói, người trẻ chúng tôi rất thất vọng về căn bệnh trầm kha này-ngũ một đêm, thức dậy chạy gom bè bạn lại rồi thành lập một cái chính phủ bất chấp dư luận. Buồn cho căn bệnh lãnh tụ!, những người trể chúng tôi biết phải chọn ai đây? Nhu cầu về một chính phủ lưu vong rất cần thiết, tuy nhiên không nên bõ ngoài tai ý dân.
Xem thêm:
1.Ao thả vịt: lại chánh phủ lưu vong: http://dcvonline.net/2014/06/05/ao-tha-vit-lai-chanh-phu-luu-vong/
2. Mạn đàm về chính phủ lưu vong. http://nsvietnam.blogspot.de/2014/06/man-am-ve-chinh-phu-luu-vong.html
3. Vấn đề một chính phủ lưu vong: http://vietnamsacrifice.blogspot.de/2014/06/van-e-mot-chinh-phu-viet-nam-luu-vong.html
Võ Thị Linh, 7/12/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét